Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh về da phổ biến nhất hiện nay. Nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách sẽ khiến trẻ khó chịu và gặp phải những rủi ro không mong muốn. Vì vậy, tìm hiểu về cách chữa và chăm sóc trẻ như thế nào là điều mà cha mẹ nên thực hiện. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Yếu tố gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều trường hợp tái phát nhiều lần cho đến tuổi trưởng thành mới dứt hẳn. Khi bị bệnh, trẻ nhỏ sẽ có những dấu hiệu điển hình như: da nổi mẩn đỏ, mụn nước, ngứa khắp người….
Nguyên nhân là do lớp biểu bì da bên ngoài bị tổn thương bởi vi khuẩn và những yếu tố dị nguyên khác. Khi đó, hàng rào bảo vệ cơ thể là da không đảm nhận chức năng như bình thường, da bị mất nước và xuất hiện những nốt đỏ nổi bật.
Theo nhiều số liệu thống kê và nghiên cứu thì có đến 60% trẻ em mắc căn bệnh này trong 5 năm đầu đời. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn mắc bệnh ngay cả ở lứa tuổi trưởng thành.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh có tính chất di truyền. Có đến 80% trẻ mắc bệnh có người nhà cũng từng bị bệnh. Ngoài ra, cơ địa của trẻ em vốn non nớt và dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn nên cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra bệnh lý này.
Riêng đối với những trẻ có sức đề kháng kém, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc không được vệ sinh thường xuyên cũng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh.
Căn bệnh này không lây lan nhưng nếu không điều trị kịp thời, những vùng da tổn thương sẽ nhanh chóng lây nhiễm ra toàn cơ thể và rất khó để chữa dứt điểm.
Nếu người lớn không can thiệp kịp thời, viêm da cơ địa sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho trẻ sơ sinh như:
- Hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn khi các nốt mẩn đỏ, mụn cóc vỡ ra làm tổn thương nhiều vùng da khác trên cơ thể.
- Để lại những vết sẹo không thể lành lại, ảnh hưởng đến thẩm mĩ sau này của trẻ.
- Tác động và gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh đang dần hoàn thiện của trẻ.
- Khiến trẻ biếng ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến cả khi trưởng thành như viêm mũi dị ứng, hen suyễn…
Không giống như tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em, bệnh ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm và chữa trị rất khó khăn để chữa trị. Bạn đọc hãy tham khảo phần tiếp theo để được các chuyên gia hướng dẫn cách trị bệnh và chăm sóc cho cho trẻ sơ sinh tốt nhất.
Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Cũng giống như đối tượng người lớn, trẻ em khi bị viêm da cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn những phương pháp hợp với thể trạng của con em mình như sau:
Điều trị bằng các loại thuốc Tây
Thông thường, đối tượng là trẻ sơ sinh sẽ có những loại thuốc điều trị bệnh riêng biệt. Một số loại thuốc mà cha mẹ có thể tham khảo như:
- Thuốc corticoid: Có tác dụng chống nhiễm khuẩn và hiện tượng bội nhiễm khi bị viêm da. Với loại thuốc này, cha mẹ sẽ bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh của bé.
- Thuốc Jarish: Là dung dịch thuốc dùng để vệ sinh bề mặt da đồng thời có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn có thể áp dụng loại thuốc này để chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
- Thuốc kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh đối với trẻ nhỏ cần được sự cho phép của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống tại nhà hoặc sử dụng theo liều lượng không được bác sĩ chỉ định.
- Nước muối sinh lý: Được sử dụng với mục đích vệ sinh nhẹ nhàng bề mặt da, giúp ngăn ngừa sự bội nhiễm của vi khuẩn. Cha mẹ nên vệ sinh vết thương bằng nước muối thường xuyên cho bé.
Cha mẹ lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến làn da của bé.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Nam
Bên cạnh một số loại thuốc tân dược thì sử dụng bài thuốc nam chữa bệnh cho bé mới sinh cũng được nhiều cha mẹ áp dụng thường xuyên. Bằng cách sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các loại thảo dược, triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
- Lá lốt: Cha mẹ lấy 1 nắm lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn rồi pha cùng nước ấm cho bé uống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng lá lốt đã giã nát để đắp lên da trong vòng 1 tiếng cũng có hiệu quả tương tự.
- Lá khế: Là bài thuốc lành tính chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh mà bạn nên tham khảo. Bạn hãy đun 1 nắm lá khế trong 1 nồi nước rồi pha vừa đủ ấm. Sau đó, bạn tắm cho bé bằng nước đun bằng lá khế này, những nốt đỏ sưng tấy sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
- Cây vòi voi: Tương tự như bài thuốc với lá lốt, bạn cũng cần rửa sạch, giã nát rồi đắp hỗn hợp lá vòi voi lên vùng da bị bệnh của bé. Cách làm này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả sử dụng.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng cực kỳ quan trọng bởi làn da của trẻ rất nhạy cảm. Người lớn cần có cách chăm sóc đúng đắn để cải thiện triệu chứng cho bé đồng thời dưỡng ẩm, tái tạo nước và bảo vệ da an toàn.
Các bậc làm cha mẹ cần lưu ý những điều sau trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
- Việc đầu tiên để đảm bảo hiệu quả này đó là bạn cần tránh cho trẻ gãi quá nhiều. Việc gãi vào vị trí viêm da sẽ khiến vùng nhiễm trùng lan rộng ra những vùng da xung quanh. Để hạn chế điều này, bạn cần đắp khăn ướt vào vị trí da tổn thương, vệ sinh sạch sẽ móng tay cho bé và đánh lạc hướng, giúp bé không cảm nhận cơn ngứa ngáy liên tục.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé. Loại kem này cần phù hợp và dành riêng cho trẻ sơ sinh, không gây kích ứng. Hãy thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn ngừa chảy máu, bong tróc da.
- Ngoài ra, tắm cho trẻ như thế nào thì cha mẹ cũng cần lưu ý. Đối với nước tắm, bạn không nên chuẩn bị quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ tốt nhất nên giữ khoảng 30 độ C. Cha mẹ nên sử dụng sữa tắm thay thế cho xà phòng và tắm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng để giúp bé ngủ ngon hơn.
Như vậy, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu cha mẹ biết cách thực hiện và hiểu biết rõ về bệnh. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho những đứa trẻ của mình. Chúc bạn thành công!