Trĩ hỗn hợp là bệnh lý gây ra những khó chịu, đau đớn, chảy máu, viêm sưng khó chịu cho bệnh nhân. Việc tìm hiểu khái niệm, cách chữa, nguyên nhân là biện pháp cần thiết để hạn chế những rủi ro do bệnh gây ra. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Trĩ hỗn hợp là gì?
Trĩ hỗn hợp là một trong những bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Tên gọi của bệnh thể hiện sự liên kết giữa búi trĩ ngoại và búi trĩ nội, xảy ra cùng lúc với bệnh nhân. Khi người bệnh cùng lúc mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại sẽ làm búi trĩ nội sưng to và sa ra ngoài, sau đó liên kết cùng búi trĩ ngoại bên ngoài hậu môn. Khi đó, tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ nhân lên gấp đôi, gấp 3 với bệnh nhân.
Đây là tình trạng không phải hiếm gặp đối với những bệnh nhân trĩ. Các bác sĩ đã phân chia căn bệnh này thành 2 dạng phổ biến như sau:
Trĩ hỗn hợp tắc mạch
Trĩ tắc mạch hỗn hợp là một dạng của bệnh trĩ gây ra hiện tượng sưng phồng, căng bóng làm mất đi nếp nhăn bình thường của da khu vực xung quanh hậu môn. Trĩ hỗn hợp tắc mạch xuất phát từ đám tĩnh mạch bị rối bên ngoài và bao quanh hậu môn. Cách mạch máu tạo thành búi tĩnh mạch nằm dưới niêm mạc hậu môn bị tắc lại, giãn và chèn ép quá mức gây nên hiện tượng sưng phồng.
Khi bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch tiến triển nặng hơn thì sẽ gây ra các cục máu đông gây bít tắc tại hậu môn. Tiếp đó, những cục máu đông này còn ngăn không cho các độc tố thoát ra ngoài theo đường tĩnh mạch và khiến chúng ngấm ngược vào cơ thể, làm búi trĩ trở nên đau đớn, buốt và chảy máu nhiều.
Người bệnh khi gặp phải tình trạng trĩ hỗn hợp tắc mạch thường phải chấp nhận cơn đau kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần sau đó tại vị trí sưng tấy sẽ xuất hiện hoại tử. Nếu người bệnh chảy máu quá nhiều còn gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược kéo dài.
Trĩ hỗn hợp k64.2
Trĩ hỗn hợp k64.2 là mã bệnh lý ám chỉ chứng bệnh hỗn hợp cấp độ 3 xảy ra ở con người. Đây là giai đoạn trĩ tương đối nguy hiểm và xảy ra nhanh chóng nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp sớm.
Trĩ hỗn hợp k64.2 xuất hiện nhiều triệu chứng với tần suất tăng dần như: chảy máu, đau hậu môn, sa búi trĩ…. Theo đó, người bệnh sẽ mất dần khả năng kiểm soát bệnh lý và tập trung, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người bệnh.
Trong nhiều trường hợp, trĩ hỗn hợp k64.2 còn gây ra tình trạng búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại, gây tắc nghẽn và làm tổn thương những tế bào xung quanh hậu môn. Lâu dần sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó lường.
Trĩ hỗn hợp có chữa được không?
Trĩ hỗn hợp tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng như:
- Viêm loét hậu môn: Những búi trĩ là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết dịch và chảy máu liên tục tại hậu môn. Đây đồng thời cũng là môi trường lý tưởng cho những loại vi khuẩn gây hại phát triển và sinh sôi. Hậu quả là hậu môn sẽ có tình trạng lở loét, bội nhiễm và nghiêm trọng hơn cả là nhiễm trùng máu.
- Thiếu máu: Triệu chứng của trĩ hỗn hợp là gây chảy máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt và kiệt sức cho người bệnh.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Một trong những biến chứng thường gặp nhất của trĩ hỗn hợp là viêm nhiễm phụ khoa, chỉ xảy ra ở nữ giới. Nguyên nhân là bởi lỗ liệu đạo và hậu môn gần nhau nên những dịch nhầy chứa vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan sang vùng kín khiến chị em viêm nhiễm.
- Bệnh trĩ hỗn hợp có thể gây toại tử trĩ: Khi những tĩnh mạch tại hậu môn bị chèn ép sẽ làm cho các động mạch máu không thể lưu thông. Lâu dần, những búi trĩ sẽ sưng to và phù nề rồi hoại tử.
Những biến chứng của trĩ hỗn hợp vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu sớm phát hiện. Bởi vậy, khi có những triệu chứng ban đầu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Chữa bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà
Hiện nay, người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà bằng những phương pháp như sau:
- Cách điều trị trĩ hỗn hợp bằng thuốc Tây
- Thuốc đạn đặt hậu môn: Đây là loại thuốc phổ biến, được nhiều bác sĩ kê đơn đối với bệnh nhân trĩ hỗn hợp. Trong thuốc có chứa thành phần glycerin, bisacodyl hay corticosteroid có tác dụng chống táo bón, kháng viêm, làm co mạch và kích thích nhu động ruột.
- Thuốc NSAIDs: Bao gồm Naproxen, Ibuprofen… có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đau búi trĩ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, loại thuốc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng sai cách.
- Thuốc làm mềm phân: Bệnh nhân trĩ hỗn hợp gặp phải tình trạng táo bón sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng loại thuốc này. Tác dụng chính của thuốc là làm chậm quá trình hấp thu nước của ruột, giữ nước trong phân, làm phân mềm để dễ đào thải ra ngoài.
- Thuốc mỡ bôi hậu môn: Đóng vai trò chính trong việc giảm đau, kháng viêm, giảm ngứa và được bôi trực tiếp lên hậu môn.
- Điều trị trĩ hỗn hợp bằng thuốc Nam
- Tỏi: Người bệnh nướng 1 củ tỏi rồi xay nhuyễn cùng hoàng liên. Tiếp đó, vo thành từng viên nhỏ rồi uống mỗi ngày 2- 3 viên. Duy trì 10 ngày sẽ có tác dụng.
- Quả sung: Chuẩn bị 10 quả sung nấu nước để xông hậu môn. Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần và duy trì 2 tuần để thấy hiệu quả.
- Rau diếp cá: Sử dụng lá diếp cá rửa sạch, đun nước xông hậu môn trong 10 ngày để thấy triệu chứng biến chuyển.
Phẫu thuật trĩ hỗn hợp
Đối với những trường hợp bệnh nặng, việc sử dụng thuốc không có hiệu quả thì phẫu thuật cắt trĩ là sự lựa chọn cuối cùng. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật trĩ hỗn hợp gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân và biến chứng sau phẫu thuật. Vì thế, bạn chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ.
Ngoài ra, phương pháp này cũng không thể giải quyết căn nguyên gây bệnh và không cho bệnh tái phát. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kĩ càng trước khi quyết định.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết cũng như cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Chúc bạn đọc thành công!
>> Xem Thêm:Bệnh lòi dom là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tại nhà