Trĩ nội độ 1,2,3,4 có tỷ lệ người mắc cao hơn rất nhiều so với trĩ ngoại, bệnh cũng được đánh giá là phổ biến nhất xảy ra ở đường hậu môn trực tràng. Vậy các cấp độ này có cần phẫu thuật không, cách can thiệp và nhận biết như thế nào? Chùng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Khái niệm bệnh trĩ nội
Về cấu tạo, trĩ thực chất là một cấu trúc mạch bình thường ống hậu môn. Trĩ tạo ra lớp đệm vùng hậu môn, có vai trò trong cơ chế tự chủ hậu môn. Khi lòng hậu môn rỗng xẹp thù các lớp trĩ tạo thành hình chữ Y lộn ngược. Khả năng phồng xẹp của các khoang mạch máu ở lớp dưới niêm mạc ống hậu môn thể hiện chức năng điều hòa lưu lượng máu như một ngã tư đường.
Trĩ chỉ bị gọi là bệnh khi nó bị thay đổi cấu trúc do các yếu tố cơ học làm giãn, khiến các lớp trĩ sa xuống thành búi trĩ. Nếu búi trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược, trong lòng ống hậu môn thì được gọi là trĩ nội. Ngược lại, nếu búi trĩ xuất hiện dưới đường lược, tức bên ngoài hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại.
Nói đơn giản hơn thì với trĩ ngoại, người bệnh có thể quan sát được các búi trĩ ngay ở những giai đoạn đầu của bệnh thì với trĩ nội, búi trĩ vẫn nằm bên trong ống hậu môn. Bệnh này khó nhận biết hơn trĩ ngoại, vì thế đa số chúng ta chỉ phát hiện khi búi trĩ đã sa ra hẳn bên ngoài.
Trĩ nội độ 1
Trĩ nội độ 1 là cấp độ đầu tiên, giai đoạn khởi đầu của bệnh trĩ. Bệnh liên quan đến sự tổn thương của đại tràng và hậu môn. Tác nhân gây nên bệnh là khi thành hậu môn bị cọ xát quá mạnh, bị xước làm các mao mạch máu sưng phù. Lâu ngày sẽ xuất hiện các cục sẹo lồi ở thành hậu môn được gọi là búi trĩ.
Khi này, búi trĩ chỉ mới nhỏ, chưa quá to và sa ra ngoài hậu môn. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 1 là khi đi vệ sinh người bệnh không bị sa búi trĩ ra ngoài. Ở các cấp độ nặng hơn, búi trĩ sẽ sa ra ngoài mỗi lần đi vệ sinh, phải dùng tay ấn búi trĩ vào. Trường hợp nặng nhất búi trĩ sẽ lộ hẳn ra bên ngoài hậu môn, không thể dùng tay ấn vào lại được.
Trĩ cấp độ 1 là cấp độ nhẹ của bệnh trĩ, chính vì vậy để điều trị cũng dễ nhất so với các cấp độ khác. Cấp độ này hoàn toàn không gây hại đến tính mạng, các triệu chứng còn chưa phức tạp. Các triệu chứng của bệnh còn rất nhẹ, người bệnh có thể bị nhầm bệnh trĩ với bệnh táo bón.
Nếu người bệnh trĩ không chú ý và tiến hành điều trị bệnh, chắc chắn bệnh sẽ dần tiến triển lên các cấp độ nghiêm trọng hơn. Các búi trĩ sẽ mọc lên nhiều hơn, sa ra ngoài gây nứt kẽ hậu môn, hoại tử búi trĩ, ung thư trực tràng,…
Trĩ nội độ 2
Trĩ nội độ 2 chính là giai đoạn chuyển tiếp của bệnh trĩ giai đoạn 1. Lúc này các búi trĩ ở bên trong hậu môn sa ra ngoài và có thể tự co lên sau khi đi vệ sinh.
Theo các bác sĩ chuyên môn cho biết, bị trĩ nội ở độ 2 chưa gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng nhưng không vì thế mà chủ quan. Bởi nếu không có biện pháp khắc phục thì bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn phức tạp hơn và gây nhiều phiền toái đến nhiều khía cạnh cuộc sống.
Tuy trĩ cấp độ 2 không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng.
Trĩ nội độ 3
Trĩ độ 3 là một trong những giai đoạn gần cuối của trĩ. Lúc này, tình trạng giãn nở quá mức của tĩnh mạch hậu môn trên và dưới trĩ gây ra khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn.
Khi ở giai đoạn trĩ nội độ 3 này, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như đại tiện ra nhiều máu, máu chảy thành giọt thành tia, đau rát viêm nhiễm hậu môn,…. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người.
Có thể nói rằng, đây là giai đoạn đã nằm ở mức độ báo động nguy hiểm và cần nhanh chóng đưa ra phương án chữa trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm khác xảy ra.
Cách nhận biết bệnh trĩ nội
Như đã nói ở trên, trĩ nội khó phát hiện hơn trĩ ngoại. Giai đoạn đầu người bệnh chỉ xuất hiện những triệu chứng hết sức mờ nhạt. Sau giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ cảm nhận được các triệu chứng cơ bản.
Triệu chứng chảy máu
Đây được xem là dấu hiệu bệnh trĩ nội dễ nhận biết nhất của bệnh. Hiện tượng chảy máu khi đại tiện đôi khi vẫn diễn ra như một dấu hiệu bình thường của việc táo bón. Tuy nhiên nếu chảy máu diễn ra quá thường xuyên thì bạn nên cẩn thận, đây có thể là triệu chứng sớm của bệnh trĩ.
Ban đầu ở người bị trĩ nội, máu chỉ lẫn trong phân và xuất hiện trên giấy vệ sinh. Sau đó, máu có thể nhỏ giọt nhiều hơn, thậm chí bắn thành tia ồ ạt do tĩnh mạch hậu môn bị cọ xát quá mức.
Bệnh trĩ nội gây đau rát hậu môn
Hiện tượng đau rát hậu môn sẽ dao động từ không đau, ít đau cho đến rất đau hậu môn. Triệu chứng này thường xuất hiện do người bệnh trĩ bị táo bón, phân quá xơ cứng sẽ cọ xát với búi trĩ gây đau đớn.
Ngoài ra thì nứt kẽ hậu môn cũng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân trĩ bị đau rát cửa sau. Đi kèm với tình trạng này, người bị trĩ nội thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, sưng hậu môn.
Bệnh nhân bị sa búi trĩ
Đây chính là dấu hiệu cơ bản nhất của trĩ nội. Ngay ở giai đoạn 1, búi trĩ đã hình thành bên trong ống hậu môn. Đến giai đoạn 2, búi trĩ bắt đầu sa xuống theo sức “rặn” của người bệnh khi đại tiện. Kích thước, hình thái của búi trĩ sẽ thay đổi khi mức độ của bệnh trĩ.
Đến giai đoạn trĩ nội 4, búi trĩ sẽ luôn xuất hiện thường trực ở hậu môn gây vướng víu, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bị trĩ nội xảy ra do các tác nhân nào?
Bệnh này có thể hình thành bởi một hoặc một vài nguyên nhân. Dưới đây là những thủ phạm gây bệnh trĩ phổ biến nhất mà có rất nhiều bệnh nhân gặp phải.
Ăn uống không khoa học
Về cơ bản thì trĩ nội hình thành do người bệnh bị táo bón trong một thời gian dài. Việc ăn nhiều thịt ít rau, uống ít nước khiến phân xơ cứng, gây cọ xát vào thành tĩnh mạch hậu môn khi được đẩy ra ngoài. Cùng với lực “rặn” khi đại tiện, hệ thống nâng đỡ tổ chức trĩ bị lỏng lẻo khiến búi trĩ sa ra ngoài.
Trĩ nội do thói quen sinh hoạt xấu
Cùng với chế độ ăn uống thì những thói quen như nhịn đại tiện, ít vận động, ngồi nhiều, rặn mạnh khi đại tiện… cũng giúp gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Trĩ nội xảy da do những hoạt động này diễn ra trong thời gian dài sẽ ngăn chặn khả năng lưu thông của máu tới hậu môn. Đó cũng là lý do tại sao dân văn phòng, lái xe, công nhân… là đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất.
Do mắc các bệnh lý đường ruột
Đối khi, các bệnh lý về đường ruột như viêm đại tràng, kiết lỵ, tiêu chảy… cũng góp phần làm làm gia tăng áp lực trực tràng, gây ra trĩ nội và các tổn thương thành ruột, hệ thống tĩnh mạch.
Thường thì sau khi điều trị dứt điểm các vấn đề này, việc kiểm soát bệnh trĩ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bị bệnh trĩ nội do tuổi tác
Nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh này càng lớn. Điều này xuất phát từ cơ chế lão hóa thông thường – càng “có tuổi” thì tổ chức nâng đỡ ở hậu môn trực tràng càng trở nên lỏng lẻo.
Bên cạnh đó thì hệ tiêu hóa của người già cũng kém hơn so với người trẻ tuổi nên nguy cơ mắc trĩ nội cũng cao hơn. Đây cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ ở những người trên 60 tuổi.
Chẩn đoán và cách phòng tránh trĩ nội
Chẩn đoán bệnh
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng phía trên, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp thăm trực tràng, trực tiếp sờ nắn hậu môn để kiểm tra búi trĩ. Búi trĩ nội thường ở trạng thái mềm, ấn vào thì xẹp, ví trí thường gặp nhất là 3h-7h-11h.
Nếu khi búi trĩ chưa sa ra ngoài, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi hậu môn có gắn đèn để đánh giá các tổn thương trĩ nội nói riêng và tổn thương phối hợp nói chung. Ngoài việc chẩn đoán bệnh trĩ, các phương pháp này còn giúp tầm soát các nguy cơ xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng, quan trọng nhất là ung thư trực tràng.
Cách phòng tránh trĩ nội
Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể xác định một số phương pháp phòng tránh bệnh trĩ như:
- Cân bằng chế độ ăn uống: Bổ sung rau xanh, trái cây cùng các thực phẩm nhuận tràng để làm mềm phân. Ngoài ra, Người bị trĩ nội hãy uống ít nhất 1,5 lít nước lọc mỗi ngày. Đây cũng là cách phòng tránh hiện tượng táo bón vô cùng hiệu quả.
- Loại bỏ thói quen xấu: Không rặn mạnh khi đi “nặng”, không nhịn đại tiện, đứng lên đi lại 5 phút khi ngồi liên tục 1 tiếng…
- Tập thể dục thường xuyên: Nếu cơ thể khỏe mạnh, thành tĩnh mạch hậu môn cũng trở nên đàn hồi hơn. Ngoài ra người bệnh trĩ nội cũng nên tập thể dục đều đặn, điều này cũng giúp giảm cân hiệu quả, từ đó hạn chế trọng lượng đè nén lên hậu môn khi ngồi.
- Điều trị bệnh đường ruột: Nếu mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, nhất là khi bệnh đó khiến việc đại tiện của bạn bị đảo lộn, hãy điều trị ngay để tránh gây ảnh hưởng đến thành tĩnh mạch hậu môn.
Bị trĩ nội cần được can thiệp thế nào?
Uống các loại thuốc Tây nhanh
Để giảm các triệu chứng của trĩ nội, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc co mạch: Bao gồm một số loại như kem bôi Tronolane, Phenylephrine… Thuốc có tác dụng giảm hiện tượng chảy máu, làm co mô mạch, bảo vệ và làm bền tĩnh mạch để cải thiện hiện tượng sa búi trĩ.
- Kháng sinh: Để kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau, người bị trĩ nội sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh như Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen…
- Thuốc giảm ngứa: Tuy chỉ có tác dụng tạm thời nhưng những loại thuốc như Cortizone, Hydrocortisone… có thể giúp bạn giải thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy hậu môn “điên cuồng”.
- Thuốc teo búi trĩ: Để giảm kích thích búi trĩ nội, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Witch Hazel, Neo Haelar, Proctolog… Tuy nhiên, những loại thuốc này thường cho hiệu quả không triệt để.
Thuốc trị trĩ nội bằng Đông y
- Bài thuốc xông: Đun khoảng 100g nắm rau mùi tươi với 500ml nước lọc. Đổ nước đã đun nóng vào một cái bô sạch và ngồi lên trên xông cho đến khi nguội hẳn. Nếu không có rau mùi, bệnh nhân có thể thay thế bằng ngải cứu, diếp cá, lá sung…
- Bài thuốc ngâm: Để chuẩn bị cách chữa trĩ nội này nguyên liệu bao gồm phèn chua, ngải cứu, kinh giới và hòe hoa. Đem tất cả đun với 1 lít nước, sau đó đổ ra chậu, để nguội bớt rồi ngâm hậu môn khoảng 15 phút.
- Bài thuốc uống: Có rất nhiều bài thuốc uống giúp giảm ngứa, cầm máu và co búi trĩ. Bệnh nhân có thể giã nát rau diếp cá và chắt lấy nước uống, ninh đậu đen ăn hàng ngày hoặc sắc lá cối xay khô uống…
Trên đây là một số kiến thức xoay quanh bệnh trĩ nội. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ tốt cho độc giả trong quá trình chẩn đoán, điều trị và phòng tránh căn bệnh nhạy cảm này.