Thận yếu có nên uống nhiều nước không, nên uống nước gì tốt là thắc mắc số của rất nhiều người. Vì hiện nay có quá nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề bổ sung nước cho bệnh nhân yếu thận. Để trả lời câu hỏi này, hay cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Thận yếu có nên uống nhiều nước không?
Bệnh thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm gây ra hàng loạt các triệu chứng như rụng tóc, đau lưng, đi tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu đêm, hoa mắt, chóng mặt, giảm ham muốn tình dục ở nam giới…
Nhiều bệnh nhân bị yếu thận băn khoăn về lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày: thận yếu có nên uống nước không, nên uống bao nhiêu nước, uống nước quá nhiều có bị gì không?…
Việc dùng nước hằng ngày đều đặn là một trong những phương pháp hiệu quả và được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng.
Xem Thêm:Thận yếu có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp
Kết quả một vài cuộc nghiên cứu đã chứng minh, người bệnh thận cần bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày nhưng chỉ nên uống vừa đủ, khoảng 2.5 lít 1 ngày, không quá ít hay quá nhiều so với tiêu chuẩn này. Bởi:
- Uống không đủ nước: Thận không thể lọc cặn bã nên tích tụ độc tố trong cơ thể. Tình trạng kéo dài sẽ gây ra bệnh sỏi thận.
- Uống nước quá nhiều: Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chân tay sẽ bị phù do máu bị loãng chất điện giải, thận nhận quá nhiều nước nên quá tải, chức năng não bộ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.Nên việc người bệnh thận yếu uống quá nhiều nước cũng không phải là phương pháp hay nên người bệnh cần hết sức chú ý.
>>> Xem thêm:Tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì, có phải thận yếu không?
Bên cạnh đó, cũng uống nước nhiều lần trong ngày, tránh uống một lúc quá nhiều nước khiến thận làm việc quá tải. Thời điểm tốt nhất để uống nước là sáng sớm, nên uống khoảng 200-400ml để thanh lọc cơ thể, giải độc sau một đêm ngủ say.
Ngoài ra, cũng cần tránh tình trạng vừa ăn vừa uống hoặc uống nước khi ăn xong bữa chính vì nước sẽ khiến axit trong dạ dày bị loãng, ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ thức ăn. Thay vì uống nước, người bệnh cũng có thể chọn các thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây mọng nước (dâu, cam, bưởi, quýt, lê…) nhằm cung cấp nước cho cơ thể.
Nguyên tắc uống nước cho người thận yếu
Tốt nhất là người bệnh yếu thận nên áp dụng nguyên tắc uống nước đạt chuẩn như sau:
- Uống từng ngụm nhỏ: Cách uống này giúp giảm rất nhiều áp lực cho thận. Để thực hiện, trước tiên bạn cần uống một ngụm nhỏ sao cho nước tràn vào đầy khoang miệng, tránh dồn quá nhiều nước dễ gây sặc. Sau đó nuốt để nước trôi tự nhiên xuống dạ dày. Sở dĩ cách uống này tốt cho sức khỏe vì khi uống từ từ cơ thể sẽ truyền thông tin đến các tế bào trong cơ thể để chúng hiểu là cơ thể đang tiếp nhận nước và hấp thụ trọn vẹn.
- Nên uống nước ấm vì nước ấm có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, hỗ trợ vận chuyển máu.
- Uống nước khi cần, không đợi khát mới uống: Nên cung cấp nước khi thấy cơ thể tiết nhiều mồ hôi hoặc hoạt động mạnh, tránh tình trạng lười nhác đợi đến khi khát mới uống nước.
Thận yếu uống nước gì tốt?
Sau thắc mắc về lượng nước cần bổ sung mỗi ngày. Thận yếu nên uống nước gì là câu hỏi được các bệnh nhân hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhiều không kém. Dưới đây là danh sách những loại nước tốt cho chức năng của thận, vừa an toàn, lại vừa hiệu quả:
Nước ép rau củ quả
Rau củ được ví như thần dược cung cấp nước cho người bệnh. Bởi chúng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, lại bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tùy vào khẩu vị, bạn có thể chọn các loại nước ép trái cây dưới đây để thêm chúng vào thực đơn tiêu thụ mỗi ngày:
- Ép củ dền: Hoạt chất betaine trong củ dền giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, lọc sạch cặn bã trong thận, từ đó ngừa bệnh sỏi thận, cải thiện chức năng thận.
- Nước ép cà rốt: Chất caroten có công dụng đào thải độc tố, bảo vệ chức năng của thận.
- Ép dưa hấu giúp rửa sạch thận, lọc các độc tố, bảo vệ thận khỏe mạnh. Giúp hỗ trợ rất tốt cho người bệnh thận yếu. Dưa hấu chứa hàm lượng nước rất cao nên được các nhà dinh dưỡng khuyên dùng.
- Ép dâu tây hoạt chất anthocyanins và ellagitannin có trong trái dâu tây đóng vai trò như lớp lá chắn các gốc tự do tác động đến thận.
- Nước ép củ cải đường chứa betaine đóng vai trò ngăn ngừa bệnh sỏi thận, thúc đẩy thận làm việc hiệu quả, tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh.
- Ép dứa: Trong trái dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng nhiều loại enzyme giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể và bảo vệ chức năng thận.
- Ép táo chứa nhiều chất xơ, phốt pho và chất chống oxy hóa thúc đẩy thận phục hồi khỏe mạnh.
>>> Tư vấn:Cách kiểm tra thận yếu nhanh và chính xác tuyệt đối
Tích cực uống nước từ canh
Canh là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt Nam. Không chỉ giúp bữa cơm thêm ngon miệng, một số loại nước canh còn hỗ trợ phục hồi chức năng thận như: Canh bí đao, canh rau hẹ nấu gừng, canh rau cần đậu phộng, canh đậu đỏ bí đao…
Nước râu ngô tốt cho người thận yếu
Râu ngô có khả năng giải độc tố cho thận, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, ngừa sỏi thận, đồng thời cải thiện các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu về đêm, tiểu ra máu. Vì vậy người bị thận nên uống nước râu ngô.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Chỉ cần rửa sạch 1 nắm râu ngô rồi đun với 1 lít nước. Đun sôi trong khoảng 10 phút rồi bỏ bã, chắt lấy nước để nguội. Bảo quản nước trong tủ lạnh, ngày uống 2 lần.
Một số loại nước người thận yếu không nên uống?
Nhiều người lầm tưởng, người bệnh cần bổ sung nước nên bạn có thể uống bất cứ loại nước nào, miễn là cung cấp lượng nước cho cơ thể. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì có những loại nước sau không hề tốt cho thận:
Nói không với trà đặc
Nhiều người có thói quen nhâm nhi trà đặc sau mỗi bữa cơm. Thói quen này không hề tốt cho thận. Bởi trong nước trà đặc chứa theophylline gây tổn thương thận.
Tránh xa nước chứa muối
Có nhiều tin đồn cho rằng uống chanh muối, nước muối khoáng có khả năng bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể gấp 2 lần. Tuy nhiên bệnh nhân thận yếu không nên uống nước chứa muối vì khoa học đã chứng minh, khi uống nước có chứa muối thì lượng protein trong nước tiểu sẽ tăng, lượng natri cũng bị dư thừa khiến thận làm việc quá tải.
Không uống cafe, chất kích thích
Cafe khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn đồng thời làm tăng huyết áp, suy thận.
Trong khí đó chất kích thích như rượu bia sẽ làm giảm khả năng lọc chất thải của máu, từ đó làm chức năng thận bị ảnh hưởng theo, có thể gây ra nhiều bệnh lý như suy thận, sỏi thận…
Đồ uống, nước ngọt có gas
Nhiều người bệnh thận uống nước ngọt có gas với quan điểm bổ sung carbohydrate và năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen cực kỳ không tốt với người mắc bệnh về thận. Bởi những loại đồ uống này chứa rất nhiều đường và photpho sẽ làm tăng áp lực cho thận, từ đó hình thành sỏi trong thận.
Trên đây là những thông tin tổng quát về vấn đề bệnh nhân thận yếu có nên uống nước hay khôn, uống nước như thế nào, các loại nước nên bổ sung và hạn chế sử dụng để tránh gây thêm áp lực lên thận.