Viêm amidan quá phát có mấy cấp độ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đây là một trong những bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp khiến amidan bị sưng viêm quá mức. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm amidan quá phát có mấy cấp độ?
Amidan là một tổ chức gồm nhiều tế lympho có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Nó còn sản xuất ra kháng thể IgG để tăng cường hệ miễn dịch. Khi các vi khuẩn xâm nhập vào mũi họng, amidan sẽ có nhiệm vụ chống lại nên xảy ra hiện tượng sưng đỏ và viêm.
Amidan bị viêm lâu ngày dẫn đến sưng to quá mức so với bình thường, bệnh tái phát dai dẳng được gọi là amidan quá phát. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất. Bệnh có 4 cấp độ như sau:
Viêm amidan quá phát độ 1
Ở mức độ 1, amidan bị viêm sẽ có kích thước to khoảng 2cm nhưng phần cuống gọn. Lúc này, amidan có chiều ngang nhỏ hoặc bằng ¼ khoảng cách giữa 2 chân trụ tước.
Bệnh amidan quá phát độ 1 có các triệu chứng như cổ họng đau, khó chịu như vướng dị vật, khàn tiếng, biếng ăn,… Theo các chuyên gia, amidan quá phát ở mức độ này thường sẽ không nguy hiểm, người bệnh không nên cắt. Chỉ cần điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, chỉ sau vài ngày amidan sẽ giảm viêm.
Viêm amidan quá phát độ 2
Khi bệnh amidan quá phát phát triển sang mức độ 2 thì vẫn có kích thước như ở độ 1 nhưng chiều ngang của nó sẽ bằng ⅓ khoảng cách giữa 2 trụ trước.
Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các biểu hiện như đau rát cổ họng kèm đờm, giọng nói bị khàn, cơ thể mệt mỏi, ho, sốt về đêm. Amidan viêm quá phát độ 2 cũng được điều trị bằng thuốc tây và chưa có thể cắt được.
Viêm amidan quá phát độ 3
Đối với bệnh amidan quá phát độ 3 sẽ có kích thước lớn bằng ½ khoảng cách chữa 2 chân trụ trước. Amidan ở giai đoạn này đã phát triển khá lớn gây chèn ép lên vòm họng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếng và ăn uống.
Viêm amidan quá phát độ 4
Amidan quá phát độ 4 còn được gọi là thể xơ chìm, bệnh thường gặp ở người lớn. Kích thước amidan khá to, vết viêm xuất hiện gồ ghề với nhiều xơ trắng chằng chịt. Hai viên của amidan có màu đỏ sẫm, dày gây cảm giác vướng khó nuốt và đau.
Bệnh nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Áp xe amidan: Các triệu chứng viêm họng, khó nuốt, cổ họng sưng, sốt cao, khó thở,…
- Gây ra các bệnh về đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang mũi.
- Biến chứng toàn thân: Viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp cấp. Cơ thể sẽ có biểu hiện kèm theo như nổi hạch, đau đầu, phát ban, viêm họng,…
Có nhiều trường hợp khi bị viêm amidan quá phát bệnh nhân đòi cắt để khỏi bị sưng đau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì quan niệm này là hoàn toàn sai. Trên thực tế, những trường hợp amidan quá phát ở mức độ 1, 2 có rất nhiều nên không nhất thiết phải cắt.
Vì cắt amidan sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, chỉ cắt khi tình trạng viêm sưng đau quá mức, bệnh tái phát liên tục. Chính vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị đúng cách.
Bị viêm amidan quá phát thì nên làm gì?
Bạn cần biết rằng, bệnh lý này là giai đoạn đầu của amidan viêm mãn tính. Vì vậy, cần chữa trị sớm để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Khi bị bệnh thì cần áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Chữa amidan quá phát bằng thuốc tây
Các loại thuốc tây được chỉ định để chữa bệnh amidan quá phát gồm:
- Thuốc kháng sinh: Zinnat, Penicillin G, Augmentin, Clamoxyl,… làm ức chế khả năng tổng hợp các tế bào với protein để vi khuẩn không hoạt động được nữa.
- Thuốc giảm đau: Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau Paracetamol để giúp làm dịu cổ họng bớt đau và sưng, đồng thời ngăn chặn bệnh tiến triển thành viêm amidan mãn tính.
- Thuốc giảm xung huyết: Các loại men chống viêm hoặc thuốc amitase có công dụng làm giảm xung huyết và sưng phù amidan.
Khi sử dụng các loại thuốc này cần đúng liều lượng, không tự ý lạm dụng để tránh lờn thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Chữa viêm amidan quá phát bằng mẹo dân gian
Nếu tình trạng amidan quá phát ở mức độ nhẹ thì hãy áp dụng các bài thuốc dân gian sau:
- Chanh kết hợp với đường phèn: Hai nguyên liệu này có tác dụng sát khuẩn và giảm viêm, làm dịu cổ họng. Bạn chỉ cần lấy một quả chanh cắt lát ra rồi cho ít đường phèn rồi chưng cất 10 phút để uống.
- Gừng: Nhờ có tính kháng viêm, gừng được coi là vị thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm amidan quá phát. Lấy một củ gừng rửa sạch thái nhỏ rồi hãm với nước sôi để nguội uống.
Việc chữa trị viêm amidan quá phát bằng các mẹo dân gian này chỉ phù hợp với bệnh ở giai đoạn nhẹ, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hợp lý để bệnh không tiến triển nặng:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là cổ họng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, rau củ trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Không ăn đồ lạnh sẽ làm amidan quá phát bị sưng hơn và hạn chế đồ cay nóng.
- Uống nhiều nước để giảm cảm giác khô họng.
- Tập thói quen tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Như vậy, với các thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm amidan quá phát có mấy cấp độ và đặc điểm từng cấp độ. Khi thấy có các triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng điều trị để không gây biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.