Nhiều người lo lắng không biết rằng liệu ho ra máu có chết không, có phải là do mắc các bệnh nan y không? Bạn đọc hãy cùng tìm ra câu trả lời cho vấn đề này qua những thông tin hữu ích mà bài viết dưới đây đem lại. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Ho ra máu là báo hiệu bệnh gì?
Ho kèm máu là khi người bệnh có những cơn ho kéo dài kèm theo đó là đờm và máu đỏ. Có những trường hợp xấu hơn là ho và hộc ra rất nhiều máu, máu có màu đỏ tươi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là do cơ thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh lao: Có tiền sử bị bệnh hoặc đang trong thời gian mắc bệnh, trong cơn ho có đờm và máu, xảy ra trong một thời gian dài mới tần suất dày đặc, ban đêm thường xuyên bị ra mồ hôi, sụt cân không rõ nguyên nhân mặc dù vẫn ăn uống và sinh hoạt như trước.
- Bệnh ung thư phế quản – phổi: Người từng hút thuốc lá quá nhiều, ho ra máu và sút cân, độ tuổi có khả năng mắc bệnh cao là từ 40 tuổi trở lên.
- Tình trạng thuyên tắc động mạch phổi: Xảy ra khi xuất hiện một cục máu đông làm tắc động mạch phổi.
- Bệnh viêm phổi: Là bệnh có khả năng tử vong rất cao, khi người bệnh bị sưng, viêm hoặc có dịch ở túi khí trong lá phổi.
- Bệnh viêm phế quản, hen phế quản: Gây sưng và viêm ở niêm mạc trong ống phế quản.
- Bệnh áp xe phổi: Ngoài ho ra máu, đờm, còn có thể có mủ, gây tức ngực và khó thở.
- Bệnh giãn phế quản:Đường hô hấp bị nhiễm trùng khiến xảy ra những triệu chứng nguy hiểm như trên.
- Bệnh nấm phổi: Chỉ thường xuất hiện ở người có hệ miễn dịch yếu sau khi bị nhiễm HIV hoặc sau quá trình chữa trị có sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch.
- Bị dị vật đường thở: Triệu chứng xảy ra thành từng đợt ở người bệnh, cực kỳ khó chịu và gây lo lắng.
- Bị dị dạng mạch phổi: Xảy ra ở người đã từng bị ho ra máu nhiều lần, kể cả khi đã được chữa khỏi.
- Các bệnh lý về tim mạch: Có thể kể đến suy tim và cao huyết áp.
- Một số bệnh lý toàn thân: Điển hình là thiếu vitamin C và nhiễm khuẩn huyết.
- Những bệnh lý ngoại khoa: Các chấn thương vùng ngực, xương sườn…
- Ngoài ra, đây cũng có thể là một biến chứng xảy ra do các thủ thuật nội soi phế quản.
Để biết rõ nguyên nhân, bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế để khám nghiệm lâm sàng, chụp cắt lớp CT, chụp X – quang và nhận kết quả chính xác. Đồng thời có được những liệu pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả đến từ bác sĩ chăm sóc, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Ho ra máu có chết không?
Tình trạng ho kèm máu tươi ở mỗi người là mỗi nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên vẫn có chung một vài dấu hiệu thường gặp dưới đây nếu là những bệnh về phế quản – phổi:
- Ho lao theo cơn dữ dội, có đờm kèm máu đỏ, có thể có mủ.
- Lượng máu tăng dần theo thời gian từ ít tới nhiều.
- Bệnh có thể tái phát nhiều lần, kể cả khi chữa khỏi.
- Kèm theo những cơn đau tức vùng ngực, khó thở. Cơ thể mệt mỏi, đắng miệng gây chán ăn, khiến giảm cân.
- Có một vài trường hợp sẽ bị sốt.
- Có tiếng ran nổ, ran ẩm.
Còn khi bệnh ho ra máu hơn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động máu trong cơ thể, có thể dẫn đến truỵ mạch. Ngoài những triệu chứng trên thì sẽ kèm theo huyết áp thấp, niêm mạc mắt nhợt nhạt, mạch đập nhanh, dồn dập, da xanh xao, tái nhợt, suy hô hấp cấp. Có trường hợp nhịp thở sẽ nhanh hơn bình thường, đầu các ngón tay chân và môi tím tái.
Những dấu hiệu trên là biểu hiện của các bệnh lý về đường hô hấp ở mức độ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong. Nếu không được phát hiện và điều trị khoa học một cách kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại tới sức khoẻ và tính mạng.
Mức độ dẫn đến tử vong của mỗi người sẽ phụ thuộc vào tình trạng ho ra máu và thể trạng của cơ thể. Khách quan hơn còn phải kể đến thời gian phát hiện bệnh và các phương pháp điều trị có phù hợp hay không. Nếu cơ thể yếu, mức độ tổn thương cơ thể khi bị kèm máu lúc ho đã quá lớn và liệu pháp không còn tác dụng, chắc chắn bệnh nhân sẽ chết. Còn nếu phát hiện ra sớm và tuân thủ các yêu cầu trong quá trình chữa bệnh của bác sĩ thì hoàn toàn có thể khỏi bệnh và nguy cơ tái phát là rất thấp.
Khi bị ho ra máu phải làm sao?
Tùy theo từng trường hợp bệnh và lượng máu khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Hãy chú ý đến thể trạng và ước lượng máu để áp dụng đúng phương pháp điều trị tại nhà trước khi đến bệnh viện nếu không có tiến triển khả quan.
Khi cơ thể có những triệu chứng ho ra máu lần đầu tiên kèm theo những cơn ho dai dẳng, người mệt mỏi, sốt, đổ nhiều mồ hôi, hãy để ý chăm sóc cơ thể và hẹn lịch đi khám bác sĩ. Còn nếu đã đến mức ho 1 lần ra rất nhiều máu, không ngừng ho kèm đau lưng tức ngực, khó thở thì cần đi khám tổng quan ngay lập tức và nói cho bác sĩ biết về những triệu chứng nghiêm trọng này.
Ho kèm máu ở dạng nhẹ (lượng máu dưới 50 ml 1 ngày)
Máu có lẫn trong đờm một lượng nhỏ. Lúc này, bệnh nhân cần phải được nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, thoải mái. Dùng các loại thuốc an thần cẩm máu, giảm ho tiêu đờm. Ăn đồ ăn ở dạng lỏng như cháo, mì, phở, bún, miến, súp, uống sữa… Bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là nước trái cây. Hạn chế đi lại, vận động mạnh.
Trong thời gian tự chăm sóc và điều trị tại nhà, có thể cầm máu tạm thời, sau khi ổn định thì đưa đến các cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, triệt để.
Ho ra máu ở dạng trung bình (lượng máu từ 50 – 200 ml 1 ngày)
Lúc này, tình trạng bệnh đã bắt đầu có thể chuyển biến khác thường và nghiêm trọng hơn. Vì vậy, không nên tự ý cầm máu tại nhà mà hãy đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị thường xuyên.
Ho ra máu nặng (lượng máu trên 200 ml 1 ngày)
Chắc chắn khi đó bệnh đã có những chuyển biến xấu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không lập tức được chữa trị và theo dõi bởi các bác sĩ có trình độ trong một thời gian dài. Thậm chí sẽ phải truyền máu nếu ho làm mất quá nhiều quá trong cơ thể.
“Ho ra máu có chết không?” thực sự là thắc mắc ám ảnh của nhiều người về cả sức khoẻ và tinh thần. Nếu không được các bác sĩ can thiệp kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, hãy biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể của mình đúng cách. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!