Viêm xoang sàng là căn bệnh phổ biến gặp ở nhiều người. Vậy nó có đặc điểm gì và cách điều trị như thế nào? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm xoang sàng sau
Xoang sàng sau nằm sâu phía hốc mũi vì vậy mà các triệu chứng viêm diễn biến âm ỉ, khó nhận biết, mơ hồ và không rõ ràng. Các dây thần kinh mắt thường chạy dọc sau xương sàng nên còn gây ra viêm thần kinh hậu nhãn cầu. Người bệnh viêm xoang sàng sau sẽ có biểu hiện mờ mắt, tuy nhiên thường biến mất nhanh chóng. Không chỉ có thế, các giác quan khác như khứu giác, vị giác cũng bị ảnh hưởng.
Triệu chứng dễ thấy nhất là đau nhức đầu vùng đỉnh và vùng sau gáy. Các cơn đau dữ dội nhất thường diễn ra vào khoảng sau 10 giờ sáng và đau nhất vào buổi trưa. Một số người có thể bị sưng tấy mặt.
Bệnh xoang sàng sau có ho kéo dài, chảy dịch mủ nhưng sau khi người bệnh xì mũi, dịch này mới theo thành sau xuống họng và đường hô hấp dưới. Vì lý do này mà bệnh nhân thường ho, đau, ngứa rát, dễ viêm họng mạn tính. Dịch mủ chảy nhiều, có màu xanh, vàng hoặc trắng đục, mùi hôi khó chịu khiến người bệnh luôn có hành động khạc nhổ nhằm tống mủ ra ngoài.
Những cơn ho thường tăng về đêm, đặc biệt ở người già, gây mất ngủ và dễ dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản. Còn ở trẻ nhỏ, viêm xoang sàng sau thường kèm theo các triệu chứng giống như cơn co thắt phế quản và ho kéo dài, trẻ hay cáu gắt, khó chịu vì khó thở, thở rít như bị hen ho nhiều mất ngủ. Trong trường hợp này, người bệnh cần đi khám bác sĩ sớm nhất để được điều trị kịp thời, nhanh chóng.
Viêm xoang sàng trước
Vị trí của xoang sàng trước là tiếp giáp của xoang hàm – xoang trán, hốc mắt và hốc mũi. Vì vậy mà biểu hiện của bệnh rất khó phát hiện, thường bị bỏ qua hoặc chẩn đoán chưa chính xác. Nguy cơ bệnh xoang sàng trước tăng khi vùng sống mũi và khu vực quanh hốc mắt bị viêm nhiễm. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức tại khu vực giao như giữa hai hốc mắt, gọi là gốc mũi.
Ở người viêm xoang sàng trước, dịch mủ thưởng chảy ra ngoài qua mũi. Người bệnh thường bị tích tụ dịch, có cảm giác đờm dịch ở cổ họng mà không tống chúng ra ngoài được bằng cách khạch nhổ hay xì mũi. Tình trạng kéo dài khiến nhiều người mất khả năng khứu giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Bệnh thường gây nghẹt mũi một hoặc cả hai bên gây khó chịu, mệt mỏi. Người bệnh không thở được bằng mũi nên sẽ chuyển sang thở bằng miệng, kéo theo nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn đường hô hấp do không khí đi vào không được lọc nhờ hệ thống lông mũi, không được làm ấm, làm ẩm. Các tác nhân bên ngoài có thể xâm nhập, tăng nguy cơ và trực tiếp gây các bệnh viêm đường hô hấp.
Để phân biệt người viêm xoang sàng trước ở độ nào thì cần chú ý những biểu hiện sau:
- Mức độ nhẹ: Biểu hiện giống cảm cúm thông thường, thường xuyên đau đầu âm ỉ, sốt nhẹ, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức vùng mắt, ăn kém, ngủ không ngon, giảm tập trung.
- Mức độ nặng: Chảy dịch nhầy, ngạt mũi một hoặc cả hai bên, đau nhức hai mắt, gáy, đỉnh đầu, phù nề, mất khứu giác.
Viêm xoang sàng là nguy hiểm thế nào?
Xương sàng nằm ở vị trí trên hốc mũi, giữa hai mắt, phía dưới phần trán và chia thành 4 khoang rỗng thông với nhau được gọi là xoang sàng. Khi có tác nhận gây bệnh xâm nhập sẽ gây viêm nhiễm. Tùy theo mức độ diễn biến và vị trí viêm nhiễm mà bệnh có thể được phân loại thành mãn tính và cấp tính, xoang sàng trước và sau. Nó khá phức tạp và dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.
Một số biến chứng thường gặp của viêm xoang sàng là:
- Biến chứng đường hô hấp: ngạt mũi, tắc mũi, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
- Biến chứng ở giác mạc: Người bệnh bị sưng, phù nề, đau nhức mắt, lồi nhãn cầu, suy giảm chức năng thị giác, viêm dây thần kinh…
- Viêm tai: Tình trạng viêm xoang sàng kéo dài sẽ lan sang các khu vực lân cận, đặc biệt người bệnh có nguy cơ cao viêm tai giữa. Nếu mủ xuất hiện trong tai nhiều và lâu ngày, tăng áp lực và làm thủng màng nhĩ, gây điếc. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp biến chứng viêm màng não mủ, gây tử vong.
- Biến chứng ở tĩnh mạch hang: Đây là biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, sốt rét và tình trạng này tiến triển nhanh có thể gây tử vong.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có xuất hiện sốt nhẹ hoặc cao tùy mức độ viêm nhiễm, khẩu vị kém, ngủ không ngon và khó tập trung khi làm việc…
Cách can thiệp khi bị viêm xoang sàng
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng cho người bệnh xoang sàng như Tây y, Đông y, các loại thuốc Nam và một số bài thuốc dân gian khác. Tuy nhiên, trước khi quyết định phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ, tránh tự dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp chữa bệnh không an toàn.
Chữa bệnh xoang sàng theo Tây y
Nếu áp dụng phương pháp chữa bệnh Tây y, bác sĩ thường thăm khám và kê các loại thuốc trong thành phần có chứa kháng sinh không steroid, thành phần chữa viêm mũi dị ứng, chất làm loãng dịch mủ, giảm đau…Những giả dược này cùng thường dùng trong điều trị bệnh xoang các loại, ví dụ như viêm xoang hàm.
Tùy từng người mà lộ trình uống thuốc có thể khác nhau, kéo dài 1-2 tuần hoặc cả tháng cho đến khi khỏi bệnh. Riêng những trường hợp viêm mạn tính thì cần uống thuốc kéo dài theo chỉ định.
Đối với những trường hợp viêm nặng, dùng thuốc không có tác dụng thì người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số biện pháp can thiệp như phẫu thuật nội soi xoang mũi chức năng (FESS), phẫu thuật lệch vách ngăn mũi…
Chữa viêm xoang sàng ở nhà
Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh tại nhà dưới đây:
- Lá lốt: Trong thành phần của lá lốt có tính kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm khá tốt. Bạn có thể chuẩn bị khoảng 3 lá lốt rửa sạch, ngâm nước muối loãng, vò nát lá rồi đưa vào 2 lỗ mũi, duy trì mỗi ngày làm 2 lần. Lưu ý không nên vò quá nát vì những mảnh vụn nhỏ có thể xâm nhập vào trong gây khó chịu.
- Rau diếp cá: Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, giã nát lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày nhỏ 2-3 giọt nước diếp cá vào mũi.
- Kim ngân hoa: Bài thuốc kim ngân hoa kết hợp với một số loại thảo dược khác như đan bì, trần, bì, ké đầu ngựa, mạch môn… uống hằng ngày giúp giải trừ độc tố, thanh nhiệt cơ thể, hạn chế viêm nhiễm.
Bài viết đã cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh viêm xoang sàng. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn sớm nhận biết và xử trí bệnh phù hợp nhất. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!