Cách trị ho bằng lá trầu không là phương thuốc hiệu quả mà ít người biết đến. Với bài viết ngày hôm nay, độc giả sẽ trang bị thêm cho mình những kiến thức cực kỳ hữu ích về bài thuốc này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Lá trầu không trị ho có đảm bảo?
Trầu không là loại cây dây leo, lá có hình tim, to gần bằng bàn tay. Trầu không gồm có 2 loại: trầu mỡ và trầu quế. Trầu mỡ thường có lá to, vị cay ít, và dễ trồng hơn trầu quế. Lá trầu quế thường được dùng để ăn với trầu. Cách chữa ho bằng lá trầu không đều sử dụng được cả hai loại, lý do là vì:
- Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Nhờ các hoạt chất có trong lá trầu không mà nó có khả năng hạ khí, tiêu viêm, giảm ho, long đờm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh,… Đông y cũng mệnh danh lá trầu không là kháng sinh tự nhiên cực mạnh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh.
- Còn theo y học hiện đại thì trong lá trầu không có các loại hợp chất như chavicol, betel-phenol, eugenol, cineol, terpene, campene, tanin, các axit amin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó eugenol, chavicol, cineol có tác dụng dứt điểm ho cực kỳ hiệu quả.
Như vậy với sự đảm bảo của cả nghiên cứu Đông Y và Tây Y thì lá trầu không chữa cơn ho đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
4 Cách trị ho bằng lá trầu không
Để lá trầu không có tác dụng điều trị cơn ho hiệu quả thì ông cha ta thường kết hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng lá trầu không để xông mũi. Dưới đây là 4 cách dùng bằng lá trầu không phổ biến và hiệu quả nhất:
Cách trị ho bằng lá trầu không- xông mũi
Nguyên liệu chuẩn bị: 10 lá trầu không
Cách thực hiện xông mũi như sau:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó vò nát rồi bỏ vào nước sôi đun trong khoảng 5-7 phút.
- Đổ cả phần nước và phần bã vào một cái thau lớn. Để mặt cách thau nước từ 10-20cm, trùm kín khăn rồi xông như bình thường.
- Lúc này các tinh chất từ lá trầu không sẽ giúp thông mũi và họng, long đờm. Một tuần có thể thực hiện xông từ 3-4 lần cơ thể sẽ cảm thấy khoan khoái và các cơn ho cũng giảm đi.
“Đánh bay” cơn ho bằng lá trầu không và mật ong
Nguyên liệu cần có bao gồm:
- 10 lá trầu không
- Mật ong
- Nước sôi
Cách chữa ho bằng lá trầu không, mật ong này như sau:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5p rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó cho vào cối giã nát.
- Cho khoảng 150-200ml nước sôi vào phần lá vừa giã. Đợi phẫn bã lắng xuống thì gạn lấy phần nước trong. Có thể vùng vải sạch hoặc rây lọc để lọc bã ra.
- Phần nước trầu không vừa thu được bạn pha với khoảng 2,3 muỗng cà phê mật ong cho dễ uống.
- Mỗi ngày uống 2 lần sáng tối. Duy trì từ 7-10 ngày cơn ho sẽ dứt.
Trị ho bằng lá trầu không và gừng
Nguyên liệu:
- 10 lá trầu không
- Một củ gừng nhỏ
- Nước sôi
Cách trị ho bằng lá trầu không và gừng:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5p rồi vớt ra để ráo nước. Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ. Cho gừng và lá trầu không vào cối giã nát.
- Cho khoảng 300ml nước sôi vào hỗn hợp vữa giã, khuấy đều. Đợi đến khi phần bã lắng xuống thì lọc lấy phần nước trong. Có thể dùng vải sạch hoặc rây lọc để lọc hết được phần cặn.
- Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Mùi vị của bài thuốc này hơi khó uống nên có thể uống từng chút rồi tăng lượng nước lên theo ngày, nhưng không được vượt quá 300ml 1 lần uống. Uống liên tục 7-10 cơn ho sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cách trị ho bằng lá trầu không, đinh hương, nhục đậu khấu
Nguyên liệu:
- 5 lá trầu không
- 5 nụ đinh hương
- Một muỗng cà phê nhục đậu khấu
Cách làm:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi.
- Khi nước sôi cho nụ đinh hương và nhục đậu khấu vào. Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước trong để âm ấm rồi uống. Mỗi ngày uống 1 lần buổi sáng khi thức dậy. Kiên trì sử dụng trong 7-10 ngày thì ho sẽ thuyên giảm.
Xem thêm >>Quả la hán trị ho: Bí kíp lưu danh từ thời các cụ để lại
Hầu hết các bài thuốc với lá trầu không đều có mùi và vị khá khó uống nên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng. Nếu cảm thấy bản thân không hợp với cách chữa bằng loại lá cây này thì có thể thay đổi sao cho phù hợp với cơ thể về tình trạng bệnh.
Chú ý khi trị ho bằng lá trầu không
Các bài thuốc chữa ho bằng lá trầu không đã được nhiều người làm theo và đạt hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Không sử dụng những cây trầu không mọc ở nơi bị ô nhiễm đất hoặc nước vì những chất ô nhiễm này đã ngấm vào cây gây nguy hiểm đến người dùng.
- Chữa ho bằng lá trầu không nên tránh sử dụng những cây trầu không to lớn khác thường hoặc lá cây bị sần sùi, đổi màu. Rất có thể những cây này đã bị đột biến. Khi dùng làm thuốc sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho người bệnh.
- Dược tính của lá trầu không rất mạnh nên cần lưu ý sử dụng nó với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều.
- Thể trạng cũng như tình trạng bệnh tình của mỗi người là khác nhau. Khi có ý định sử dụng các bài thuốc với lá trồng không để chữa ho hoặc kết hợp sử dụng với thuốc tây thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
- Trong quá trình sử dụng cách trị ho bằng lá trầu không nên kết hợp với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất để cung cấp thêm kháng thể cho cơ thể. Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… các loại thực phẩm lạnh, đồ cay nóng. Những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng ho của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin chi tiết về cách trị ho bằng lá trầu không. Hy vọng rằng với những kiến thức này quý độc giả sẽ có thêm hiểu biết để nhanh chóng đẩy lùi những cơn ho của bản thân cũng như gia đình.