Viêm phế quản nên ăn gì là câu hỏi thắc mắc được nhiều người quan tâm. Đây là căn bệnh phổ biến có liên quan đến đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ và người già. Nếu không kiêng cữ trong việc ăn uống sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm phế quản nên ăn gì?
Chế độ ăn uống luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là khi bị các vấn đề liên quan đến phế quản. Bởi lẽ một thực đơn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi cũng như ngăn ngừa khả năng tiến triển nặng của bệnh lý. Nếu bạn còn đang loay hoay tìm câu trả lời cho cho vấn đề “Viêm phế quản nên ăn gì?” thì hãy thử xem xét những gợi ý dưới đây.
Bài viết cùng chủ đề được xem nhiều nhất
- Bệnh án viêm phế quản nội khoa theo mẫu y học cổ truyền
- Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không, tắm mấy ngày một lần?
- Viêm phế quản có sốt không, sốt mấy ngày thì mới khỏi?
- Cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá khá nhẹ nhàng
- Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi khỏi sau 1 lần sử dụng
- Chữa viêm phế quản bằng diện chẩn: Cách thực hiện & tác dụng
- Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, không người nào không khỏi
- Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh an toàn cao
- Viêm phế quản bao lâu thì khỏi, thời gian khỏi được bao lâu?
1. Thực phẩm giàu protein luôn cần bổ sung
Các thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn, trứng, đậu phộng, đậu hũ,… sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nhờ vậy, sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài các thực phẩm này, bạn hãy bổ sung thêm thêm dầu thực vật và bơ để cung cấp thêm protein và năng lượng cho cơ thể.
2. Người viêm phế quản nên ăn cá
Trong cá rất giàu vitamin A và vitamin E cùng các acid béo khác giúp tăng sức đề kháng, chống viêm. Vì vậy, hãy bổ sung món cá vào chế độ ăn uống của mình mỗi ngày để có đủ năng lượng.
3. Men vi sinh là một lựa chọn không nên bỏ qua
Các loại men vi sinh thường có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng ít ai biết rằng, ngoài công dụng đó thì nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là viêm ở phế quản. Men vi sinh có trong sữa chua, các chế phẩm làm từ sữa,… nên dễ dàng sử dụng.
4. Bị viêm phế quản cần bổ sung rau quả tươi
Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin, chất xơ cần thiết cho cơ thể. Chúng có công dụng tăng sức đề kháng, chống bệnh được tốt. Những người bị viêm ở phế quản hãy ăn rau nhiều để làm giảm giảm các cơ khó chịu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Ngoài ra, trái cây như cam, táo, dâu tây,… cũng là thực phẩm có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C – sẽ giúp giảm viêm, tái tạo thành niêm mạc phế quản. Người bệnh hãy kết hợp ăn rau xanh và trái cây để đùi lùi tình trạng bệnh.
5. Bổ sung nhiều nước khi bị viêm phế quản
Uống nhiều nước có tác dụng thanh lọc cơ thể và giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Việc ít uống nước sẽ dẫn đến mất cân bằng chất điện giải và khiến cổ họng khô và viêm. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản. Vì vậy, mỗi ngày hãy uống 2 lít nước để đào thảo chất độc và giúp bệnh mau phục hồi.
Ngoài nước lọc thì khi bị viêm phế quản bạn có thể uống một số các chất lỏng sau đây:
- Nước chanh kết hợp với mật ong: Mật ong có chất kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt nên việc kết hợp với chanh sẽ tăng công dụng. Thức uống này sẽ làm dịu các triệu chứng của bệnh như cơn ho và khô họng. Đồng thời, nó còn có khả năng diệt khuẩn, giúp giảm đau và kháng viêm tốt. Tuy nhiên, với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì các mẹ không nên cho trẻ uống nước chanh vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.
- Trà thảo mộc: Các loại trà như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc… giúp giảm cơn ho. Ngoài ra, nhờ có các hoạt chất kháng viêm có trong trà có tác dụng loãng đờm, tránh gây tắc nghẽn đường hô hấp.
6. Ăn các món súp khi bị viêm phế quản
Bệnh lý này thường khiến cổ họng đau rát do ho nhiều. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên ăn thức ăn mềm để tránh làm trầy xước niêm mạc thanh quản.
Các loại súp hoặc cháo thường được khuyến khích ăn khi bị viêm ở phế quản. Trong đó, món súp là món bổ dưỡng dễ ăn có cung cấp chất cysteine – đây là dạng axit amin giúp chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Bị viêm phế quản kiêng ăn gì?
Để quá trình chữa bệnh diễn ra tốt hơn, người bệnh cần phải kiêng ăn các thực phẩm sau:
1. Tránh xa thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ
Khoai tây, cá rán, thịt rán, các món xào,… đều có chứa nhiều dầu mỡ và calo không tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh viêm về phế quản. Những món ăn này còn là thủ phạm gia tăng ho khó thở và có nhiều đờm.
2. Bị viêm phế quản kiêng ăn mặn
Việc cơ thể hấp thụ nhiều muối cũng khiến chất nhầy được tiết ra nhiều hơn, gây viêm nhiễm nặng. Hơn nữa, khi viêm ở phế quản thì cổ họng bị tổn thương nên khi bạn ăn muối sẽ khiến nó lở loét đau rát hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mặn, không ăn đồ đóng hộp nếu muốn sớm khỏi bệnh.
Ớt, tiêu, tương ớt,… là những gia vị cay nóng khiến niêm mạc thanh quản bị kích thích dễ đến viêm hơn kèm theo ho liên tục. Bạn hãy loại bỏ chúng ra khẩu phần ăn của mình nhé.
3. Người bệnh không dùng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê có chứa nhiều chất độc hại, khi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm khiến giọng nói khàn. Không những thế, chất dịch nhầy tiết ra nhiều hơn ở túi phổi làm cản trở quá trình trao đổi khí dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, xơ hóa phổi. Hãy nói không với các chất kích thích để bệnh mau chóng được cải thiện.
Xem thêm >>Viêm phế quản bao lâu thì khỏi, thời gian khỏi được bao lâu?
Ngoài vấn đề nên kiêng ăn gì thì bạn cũng cần chú ý đến: không thức khuya, tránh tiếp xúc môi trường ô nhiễm có nhiều chất độc hại và hạn chế giao tiếp với người bị cảm cúm, ho sốt,… đây chính là những tác nhân khiến bệnh nặng hơn.
Mẫu dinh dưỡng 1 tuần với người viêm phế quản
Chế độ ăn uống cho 1 tuần với người có phế quản bị viêm xây dựng như thế nào khoa học để đảm bảo đầy đủ chất thì hãy tham khảo mẫu dinh dưỡng dưới đây nhé.
THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI VIÊM PHẾ QUẢN | |||
Buổi | Sáng (6h-7h) | Trưa 11h – 12h | Tối 18h |
Thứ 2 | Phở gà
1 ly sữa |
Một bát cơm
Canh bí đỏ Cá thu kho Dưa hấu |
Một bát cơm
Thịt kho tàu Trứng luộc 2 quả táo |
Thứ 3 | Súp cua
1 ly nước cam |
Một bát cơm
Canh chua Rau muống luộc Quả lê |
Một bát cơm
Canh cải Cá bống kho nghệ Thanh long |
Thứ 4 | Bánh canh
Nho |
Một bát cơm
Canh bầu nấu tôm Thịt kho đậu hũ 1 ly nước ép cà rốt |
Một bát cơm
Canh rau lang Gà hầm nấm Chôm chôm |
Thứ 5 | Mì quảng
Sữa chua |
Bún cá ngừ
1 ly nước cam |
Một bát cơm
Rau lang luộc Cá hồi kho |
Thứ 6 | Cháo vịt
Quả 1 vú sữa |
Một bát cơm
Canh rau dền Đậu hũ luộc 1 quả hồng |
Một bát cơm
Canh bí đao Khổ qua xào trứng 1 ly nước ép nho |
Thứ 7 | Bánh cuốn
1 ly sữa tươi |
Mì quảng cá lóc
Dưa hấu |
Một bát cơm
Canh rau mồng tơi Mực nhồi thịt 1 ly nước ép ổi |
Chủ nhật | Cháo thịt bò
Quả cam |
Một bát cơm
Canh cá diếc Thịt heo luộc Nho |
Một bát cơm
Canh khổ qua Cá chép kho rau răm Thanh long |
Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng ăn gì cho tốt, bổ phế quản thì với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy áp dụng mẫu dinh dưỡng mà chúng tôi gợi ý trên để có đủ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng bệnh.