Viêm họng có lây không là thắc mắc của nhiều người khi tiếp xúc và chăm sóc cho người bệnh. Vậy thực tế bệnh lý này có nguy hiểm không, lây qua đường nào và cần làm gì để phòng tránh? Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm họng có lây không?
Viêm trong họng là một loại bệnh viêm nhiễm phổ biến làm đau vùng họng. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở cổ họng đặc biệt khi nuốt nước bọt. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, cơ chế hoạt động của cơ thể sẽ điều tiết để bệnh khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế kiểm soát bệnh và có nhiều tác nhân gây hại khác từ bên ngoài, bệnh sẽ trở nặng và có thể để lại di chứng về sau.
Triệu chứng đau họng ở từng người khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh. Khi họng bị viêm, người bệnh thường cảm thấy: Cổ họng đau nhức, nóng và khô rát, đau đầu, đỏ họng, tổn thương niêm mạc, khi nói chuyện hoặc nuốt nước bọt thì đau, khó chịu, nặng hơn có thể tạo cảm giác buồn nôn,… Trong nhiều trường hợp, các mảng trắng hoặc vùng mủ có thể hình thành trên amidan.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể kể đến như:
- Do nhiễm virus: Viêm họng do nhiễm virus dễ lây lan. Các loại virus gây bệnh thường gặp như: cảm lạnh; cảm cúm; bệnh bạch cầu đơn nhân; bệnh sởi gây phát ban, sốt; thủy đậu, nhiễm trùng gây sốt, ngứa; quai bị, nhiễm trùng khiến cho tuyến nước bọt bị sưng lên.
- Nhiễm trùng vi khuẩn: Nhiễm trùng vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm, phổ biến nhất gây bệnh này là Streptococcus gây ra. Loại viêm họng này có khả năng lây nhiễm.
- Do dị ứng: Tùy vào đặc điểm thể trạng từng người mà các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cũng có thể gây nghẹt mũi, hắt hơi, kích thích cổ họng gây bệnh. Tuy nhiên, hiện tượng này không thường xuyên xảy ra trên cơ thể của nhiều người.
- Chất lượng không khí: Đây không phải là viêm họng có lây nhiễm. Không khí khô có thể làm cho miệng và cổ họng bị hút đi chất ẩm, gây viêm ở họng. Đó là lý giải tại sao vào mùa đông, không khí khô và lạnh hơn dễ gây ra bệnh này. Ngoài ra, có nhiều loại hóa chất bị trộn lẫn trong không khí cũng kích thích gây viêm trong họng như: Khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất thực phẩm,…
- Do các thương tích ở cổ họng: Nhiều thương tích ở cổ họng có thể gây ngứa, đau, để lâu ngày không chữa trị có thể gây viêm. Đặc biệt là những người thường xuyên vận động cổ họng như người hay la hét, hát trong thời gian dài, nói nhiều trong một thời gian dài.
Vậy thực tế, bị viêm họng có lây không? Các bác sĩ và chuyên gia y tế khẳng định hiện tượng này có thể lây lan. Bởi nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là virus, vi khuẩn. Khi các giọt nước bọt nhỏ của người bệnh bị phát tán trong không khí hoặc tồn tại trên bề mặt, người khác hít phải sẽ bị lây nhiễm.
Viêm họng lây qua đường nào?
Thực tế cho thấy có nhiều bệnh nhân bị viêm trong họng do lây nhiễm từ những người xung quanh. Bởi đây là trường hợp thường gặp nên nhiều người vẫn hay chủ quan, tiếp xúc và sinh hoạt trực tiếp với người bị bệnh thường xuyên mà không để ý. Vậy thì viêm họng lây qua những đường nào?
Đây được đánh giá là một loại bệnh lý có nhiều chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và những người xung quanh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có hai con đường thông thường dẫn đến sự lây lan bệnh lý này: tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp.
- Viêm họng lây qua sự tiếp xúc trực tiếp
Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp. Khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, các loại vi khuẩn gây viêm bị phát tán trong không khí rất dễ dàng và nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến vòm họng.
Không gian càng kín và thu hẹp thì sự phát tán và lây lan từ người sang người sẽ càng nhanh. Đặc biệt, nếu người bệnh không chú ý đeo khẩu trang, không che mũi khi hắt xì, không tiết chế khi giao tiếp và nói chuyện với người khác sẽ dẫn đến các vi khuẩn có trong nước bọt dễ phát tán hơn.
Đối với người già, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu,… khả năng bị lây nhiễm cao hơn.
- Viêm họng lây qua sự tiếp xúc gián tiếp
Sự lây lan gián tiếp khó lường hơn so với sự lây lan trực tiếp. Nếu tiếp xúc với những vật dụng cá nhân của người bị viêm ở họng như khăn mặt, cốc uống nước, bàn chải đánh răng, bàn làm việc,… thì nguy cơ bị lây bệnh là rất cao.
Bởi vi khuẩn xuất hiện trong những vật dụng thường ngày rất lớn, khi dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Đối với những người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu, việc lây lan vi khuẩn và truyền nhiễm bệnh xảy ra dễ dàng hơn.
Như vậy có thể thấy, cũng giống như cảm cúm thông thường, họng bị viêm cũng có khả năng và nguy cơ lây lan tương tự. Người bệnh và những người xung quanh thường xuyên tiếp xúc với người bệnh nên đặc biệt lưu ý an toàn để tránh vi khuẩn phát tán và xâm nhập.
Lưu ý để không lây nhiễm viêm họng
Trong nhiều trường hợp, rất khó để kiểm soát các loại vi khuẩn gây bệnh phát tán ra ngoài và lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế tình trạng này bằng một số phương pháp sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cẩn thận. Không chỉ đánh răng thường xuyên, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để hạn chế tình trạng viêm ở họng do môi trường và thời tiết thay đổi.
- Không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bệnh. Bởi điều này rất dễ gây lây lan vi khuẩn gây bệnh.
- Không nên tiếp xúc quá gần với người bệnh hoặc các bệnh lý về đường hô hấp. Đặc biệt trong không gian hẹp, kín thì nên giữ khoảng cách. Bởi đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn lây lan.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tránh bị lây viêm họng. Bởi trong nhiều trường hợp, có thể bạn đã tiếp xúc với các bề mặt chứa vi khuẩn gây hại, nếu không được sát khuẩn kỹ lưỡng sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Khi bị viêm trong họng hay mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, nên đeo khẩu trang y tế thường xuyên, khi ho hoặc hắt xì nên dùng khăn giấy và vứt ngay sau khi sử dụng.
- Sử dụng các bài thuốc tự nhiên tại nhà như chữa viêm họng bằng mật ong.
- Thường xuyên vệ sinh, lau dọn phòng ốc, nơi làm việc, dụng cụ vệ sinh cá nhân và những bề mặt nơi có sự tiếp xúc của người bệnh.
Viêm họng có lây không và thường lây qua đường nào vốn là mối băn khoăn của nhiều người khi tiếp xúc và chăm sóc người bệnh. Mặc dù không phải là loại bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm và hạn chế lây lan, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Khi bệnh không tự khỏi sau khoảng 1 tuần, nên đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.