Quảng Cáo

Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị

10/07/2020

Nổi mề đay ở tay là bệnh da liễu phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ra nó là gì? Cách điều trị như thế nào? Cần phải lưu ý gì khi bị bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho các vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tại sao bị nổi mề đay ở tay

Theo như giải thích của bác sĩ chuyên khoa thì hiện tượng nổi mề đay ở tay có thể hiểu rằng đó là phản ứng trước sự kích thích của tác nhân nào đó đến cơ thể.

Các triệu chứng khi tay bị mề đay bao gồm xuất hiện các đốm nhỉ ở da tay, ngứa dữ dội. Trong một số trường hợp có thể bị sưng viêm, phù mạch. Các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy thường lan nhanh ra các vùng da khác.

Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị
Hình ảnh nổi mề đay ở tay

Cũng giống như nổi mề đay mở mặt, ở lưng và các bộ phận khác trên cơ thể, dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh điển hình.

Dị ứng

Đây là một nguyên nhân hết sức phổ biến của căn bệnh này. Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên gây dị ứng thì sẽ có phản ứng xảy ra, cơ thể khi đó sẽ giải phóng các chất trung gian, các chất này sẽ gây xuất hiện các biểu hiện của bệnh nổi mày đay ở trên bề mặt da.

Trong trường hợp phản ứng dị ứng xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng  kèm theo như sưng phù mắt, thành họng sưng nề, niêm mạc mũi sưng nề gây nghẹt mũi, phù nề thanh quản gây khó thở,…

Một số dị nguyên thường gặp như:

  • Hóa chất, mỹ phẩm.
  • Khói thuốc lá, bụi nhà, phấn hoa.
  • Bụi, lông ở quần áo, chất liệu quần áo dễ gây dị ứng.
  • Dị ứng một số loại thức ăn như hải sản, tôm, cua, các loại hạt,…
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ cao quá lâu.
  • Dị ứng thời tiết.
  • Côn trùng đốt.

Căng thẳng, stress gây nổi mề đay ở tay

Stress cũng là một yếu tố có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương , làm cho hệ thống miễn dịch kém hơn. Chính điều này là yếu tố thuận lợi cho các bệnh lý da liễu xuất hiện, bao gồm cả bệnh nổi mày đay. Do vậy, nếu như bạn bị mề đay do nguyên nhân này, thì chỉ cần kiểm soát stress và tạo sự thoải mái cho cơ thể thì các triệu chứng bệnh cũng sẽ nhanh chóng giảm bớt.

Do một số bệnh nhiễm trùng cấp

Một số bệnh nhiễm trùng cấp như bệnh sởi, sốt phát ban, viêm họng cấp,… các bệnh này luôn có triệu chứng nổi mày đay hay vị trí nào đó trên cơ thể do tình trạng thân nhiệt tăng cao (sốt) gây ra. Bệnh sẽ thuyên giảm nếu như điều trị khỏi các căn bệnh gây ra tình trạng này.

Thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết thay đổi ngột khiến cho cơ thể không kịp thích nghi cũng có thể gây nên tình trạng nổi mề đay ở tay và các vị trí khác trên cơ thể. Bệnh do nguyên nhân này thường gặp ở thời điểm giao mùa và có tính chất chu kỳ trong năm.

Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị
Dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh nổi mề đay ở tay

Do sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ khi sử dụng là gây nổi mày đay như:

  • Thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin,…
  • Thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện như Oxycodone, Morphine,…
  • Thuốc kháng sinh như Cephalosporin, Amoxicillin, Penicillin,…

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng do dị ứng thuốc có thể là mề đay đơn thuần hay kết hợp với các triệu chứng nặng hơn như khó thở, phù, sốc phản vệ,…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân hay gặp trên thì tình trạng da tay bị mề đay cũng do một số nguyên nhân khác như: Tình trạng gan không chuyển hóa được rượu, bia; Lupus ban đỏ hệ thống;…

Cách chữa nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ)

Khi da bị nổi mày đay nhiều lần hoặc không tự khỏi thì bạn nên tìm đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  • Cách chữa khi bệnh nhẹ

Trong trường hợp mề đay ở tay mức độ nhẹ, tức là chỉ khu trú các nốt mề đay ở vùng cánh tay và bàn tay, thì bạn có thể chữa bằng các cách như:

  1. Thuốc kháng histamin H1: Các thuốc này có tác dụng kháng receptor histamin H1 gây ức chế việc giải phóng histamin (chất gây dị ứng) từ đó làm giảm ngứa và nổi mày đay. Hiện nay trên thị trường có cả loại kháng histamin gây buồn ngủ và không gây buồn ngủ mà bạn có thể lựa chọn, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Một số loại thuốc thông dụng như Loratadine, Cetirizine,…
  2. Chườm lạnh: Dưới tác dụng của nhiệt độ lạnh các mạch máu dưới da có thể co lại, giúp da cũng bớt đỏ và sưng, giảm ngứa ngáy.
  3. Thoa kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày lên vùng da nổi mề đay sẽ giúp dịu da, bớt căng bóng da, giảm các nốt mề đay.
  4. Cung cấp vitamin C: Bằng cách này bạn có thể tăng khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm hơn.
  5. Uống nhiều nước: Đảm bảo cung cấp đủ 2 – 3 lít nước hàng ngày giúp duy trì độ ẩm của da, đồng thời hỗ trợ giảm ngứa, giảm sưng viêm. Bên cạnh đó còn giúp tăng trao đổi chất, đào thải các chất độc trong cơ thể.
Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị
Thuốc bôi trị bệnh hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ lá khế, lá đơn đỏ hoặc lá tía tô để trị mề đay ở tay.

  • Điều trị nổi mề đay ở tay mức độ nặng

Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng, mề đay không chỉ nổi ở tay mà còn lan ra cả ngực và lưng, gây ngứa dữ dội, kèm theo các triệu chứng như phù, tim đập nhanh, mạnh, khó thở thì bạn nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bạn sử dụng như:

  1. Thuốc chống viêm có thành phần là corticoid: Có thể sử dụng dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc giúp giảm tình trạng phù nề nhanh chóng, đặc biệt giảm khó thở nhanh cho người bệnh. Tuy nhiên thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ, bạn không nên tự ý dùng.
  2. Thuốc kháng histamin H1: Vẫn là các loại thuốc đã được nêu ở phần điều trị cho mức độ nhẹ.
  3. Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc chứa corticoid dạng kem, bôi tại vùng tổn thương giúp giảm ngứa, mẩn đỏ.

Tùy thuộc vào dạng triệu chứng kèm theo nào sẽ có các phác đồ điều trị riêng biệt và phù hợp.

Dứt điểm nổi mề đay ở tay mẩn đỏ nhờ Ngưu bì giải độc ẩm

Xu hướng chữa bệnh nổi mề đay ở tay bằng thảo dược do lo ngại những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc tân dược ngày càng được nhiều người bệnh quan tâm hơn. Nổi bật trong số đó là bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm với sự kết hợp của ba yếu tố thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi trong điều trị đã cho những kết quả rất tích cực.

Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị
Phác đồ điều trị toàn diện của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Thành phần thảo dược trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm gồm có 11 loại: Hoàng Cầm, Kim Ngân Hoa, Ké Đầu Ngựa, Ngưu Bàng Tử, Hoàng Liên, Kinh Giới, Sinh Hoàng Kỳ, Liên Kiều, Xích Thược, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo và Cam Thảo. Trong đó, có 6 vị chủ dược chính và 5 vị thuốc bổ trợ.

Để các vị thuốc hỗ trợ nhau tốt nhất, các bác sĩ tại nhà thuốc Tâm Minh Đường đã khéo léo phối trộn tỷ lệ thảo mộc theo nguyên tắc “Quân, thần, tá , sứ” trong Đông Y, gia giảm sao cho phù hợp nhất với thể tạng và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp.

Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Nếu như vai trò của thuốc uống là mũi nhọn tấn công trong điều trị thì thuốc ngâm và thuốc bôi là hai “cánh tay” hỗ trợ đắc lực để giải quyết các triệu chứng.

  • Thuốc uống: Chiếm 70% kết quả điều trị cuối cùng. Đảm nhận chức năng: Trừ phong, loại bỏ nhiệt độc, giải dị ứng, thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa, bồi bổ tạng can, thận và củng cố sức đề kháng của cơ thể.
  • Thuốc ngâm: Có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng da, tiêu viêm sưng trên bề mặt da, làm mềm da, mở đường cho thuốc bôi tác dụng tốt hơn.
  • Thuốc bôi: Được điều chế ở dạng kem dễ sử dụng, có tác dụng bảo vệ bề mặt da, giảm ngứa ngáy khó chịu, giảm đau rát, sưng tấy bề mặt da, ngăn ngừa biến chứng bội nhiễm.

Kết quả điều trị trên lâm sàng đã cho thấy 90% trường hợp người bệnh kiểm soát hoàn toàn nổi mề đay ở tay sau khi dùng hết 1 liệu trình thuốc (trong 10 ngày). Với những trường hợp nặng hơn cũng không dùng quá 3 liệu trình. Người bệnh có thể thấy tình trạng ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn, đỏ da, đau rát da… giảm rõ rệt chỉ sau 2-3 ngày dùng thuốc.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ bác sĩ nổi tiếng tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, đã được Sở Y tế công nhận và cấp phép. Năm 2018, Tâm Minh Đường đã được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho những đóng góp thiết thực trong thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0908849669

Những lưu ý khi tay bị nổi mề đay

Tình trạng nổi mày đay ở tay có thể  nặng hơn nếu như bạn không đi khám bệnh đúng lúc và không có các biện pháp chăm sóc vùng tổn thương đúng cách.

Nổi mề đay ở tay (có thể kèm theo mẩn đỏ) và phương pháp chữa trị
Không gãi khi bị mề đay

Kết hợp với đơn điều trị của bác sĩ, người bệnh bị nổi mề đay ở tay cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không gãi hay cào làm xước vùng da tổn thương vì như vậy vi khuẩn từ bên ngoài có thể qua vết xước đó vào cơ thể, gây nên bội nhiễm kèm theo.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Do giai đoạn này da dễ dàng bị kích ứng bởi một tác nhân nào đó dù là nhỏ nhặt nhất, do đó để giảm sự ma sát của quần áo lên da bạn nên mặc đồ rộng rãi, không mặc đồ quá chật, quá bó sát.
  • Nếu như nguyên nhân gây mề đay trên tay là do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, bạn nên đảm bảo giữ ấm cho cơ thể, tránh các hoạt động ở ngoài trời.
  • Sử dụng kem chống nắng khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, phòng ngủ cũng như phòng làm việc, đồng thời uống đủ 2-3 lít nước/ ngày sẽ giúp cho da luôn giữ được độ ẩm, giảm khả năng xuất hiện mề đay.
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên như khói thuốc lá, phấn hoa, bụi nhà, lông thú cưng, nấm mốc,…
  • Không sử dụng mỹ  phẩm, sữa tắm lên vùng da bị bệnh trong thời gian điều trị.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng nổi mề đay ở tay mà bạn đọc có thể tham khảo. Nếu như thấy có các triệu chứng của bệnh, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa khám càng sớm càng tốt để được điều trị và nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc bạn sức khỏe!

các từ khóa liên quan: - Related searches - Related searches. Nguồn : bacsydakhoa.com