Bệnh nóng gan có thể gây suy giảm chức năng gan dẫn đến việc cơ thể khó hấp thủ và đào thải độc tố. Vậy bệnh có biểu hiện gì, đâu là nguyên nhân và thuốc chữa trị căn bệnh này? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải quyết trong nội dung sau đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Nóng gan là gì?
Gan được ví như một nhà máy thu nhỏ khi đóng vai trò chuyển hóa và loại bỏ chất độc gây hại ra khỏi cơ thể. Nóng gan là tình trạng gan không thể thực hiện hoàn thiện chức năng, dẫn đến hiện tượng gan nhiễm độc. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay.
Bệnh nóng gan có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không kể nam nữ. Tuy nhiên, nguy cơ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Bởi cánh mày râu thường có những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá,… dẫn đến việc tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Điều này khiến gan phải hoạt động quá sức để đào thải những chất độc này.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bệnh nóng gan có nguy hiểm hay không? Để giải đáp câu hỏi này, bạn phải căn cứ vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ nặng nhẹ và phác đồ điều trị như thế nào.
Nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị nóng gan đúng cách, các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu bạn để lâu không chữa, bệnh có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, áp xe gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư gan.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nóng gan có khả năng tái phát cao nếu không tìm được liệu trình điều trị thích hợp. Do đó, bạn nên thận trọng trong việc chọn lựa phương pháp chữa trị, đồng thời kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Bệnh nóng gan có biểu hiện gì?
- Hơi thở có mùi: Triệu chứng này khởi phát do gan hoạt động yếu, không thể đảo thải toàn bộ chất Ammonia ra khỏi cơ thể.
- Biểu hiện nóng gan gây thay đổi màu da và móng tay: Khi gan bị tổn thương, màu da và móng tay sẽ chuyển sang màu vàng. Điều này là do gan không thể loại bỏ hết các chất cặn bã, khiến chúng khởi phát trên da.
- Triệu chứng nóng gan làm lòng bàn tay đỏ lên: Một khi nhận thấy lòng bàn tay đỏ, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Bởi lúc này nồng độ cholesterol trong máu của bạn đang cao, báo hiệu cho chứng bệnh gan nhiễm mỡ, rối loạn gan.
- Dấu hiệu nóng gan gây chướng bụng: Đây là triệu chứng cho thấy gan của bạn đang có dấu hiệu phình to do bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh gan to, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
- Thay đổi màu phân và nước tiểu: Khi bị nóng gan, nước tiểu có vàng đậm, phân có màu hơi bạc.
- Cơ thể dễ bị bầm tím: Khi gan bị suy giảm chức năng, dẫn đến hiện tượng đông máu xảy ra nhanh hơn. Điều này khiến người bệnh dễ bị bầm tím hơn dù chỉ vừa va chạm nhẹ.
- Mẩn ngứa, nổi mề đay: Khi bị nóng gan, trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, lan rộng khắp cơ thể, khiến người bệnh ngứa ngáy râm ran. Vài tiếng sau đó, các nốt đỏ này sẽ biến mất và thân nhiệt bệnh nhân dần ổn định lại. Ngoài ra, tùy vào cơ địa mà bệnh nhân có thể bị nổi mề đay, gây sần sùi da.
Nguyên nhân bệnh nóng gan
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Nhiều người tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… gây tích tụ nhiều chất độc, khiên gan phải làm việc quá sức để loại bỏ hết các độc tố. Từ đó, dẫn đến hiện tượng nóng gan. Ngoài ra, trường hợp ít bổ sung rau xanh, chất xơ, vitamin,… cũng khiến gan dễ bị tổn thương.
- Lạm dụng thuốc Tây: Trong thành phần thuốc Tây luôn có một số hoạt chất độc hại, còn tích tụ trong cơ thể. Trường hợp người bệnh sử dụng quá nhiều liều thuốc Tây, sẽ khiến gan hoạt động kịch liệt để loại bỏ hết các chất này. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến nóng gan, chức năng gan bị suy giảm, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Nhiều người chủ quan với sức khỏe bản thân mình nên hình thành những thói quen xấu như thức khuya, thời gian sinh hoạt không điều độ, làm việc không nghỉ ngơi, luôn lo âu, suy nghĩ, áp lực công việc,… Chính những điều này là nguyên nhân dẫn đến việc gan hoạt động liên tục, quá sức, tăng nguy cơ bị nóng gan.
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích: Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, hút thuốc lá,… khiến gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lâu ngày, độc tố tích tụ càng nhiều, gan không thể đào thải hết được. Từ đó, chức năng gan suy yếu dần, dẫn đến bệnh nóng gan.
- Ngoài ra, người bệnh có thể bị nóng gan do những tác nhân bên ngoài như môi trường sống quá ô nhiễm, khí hậu nóng bức,…
Nóng gan nên uống thuốc gì?
- Uống thuốc Tây: Uống thuốc Tây là biện pháp chữa trị nhanh nhất, mang lại hiệu quả tức thì. Người bệnh chỉ cần dùng thuốc theo liệu trình, sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, không thể chấm dứt bệnh nóng gan hoàn toàn.
- Các bài thuốc Nam: Các bài thuốc nam có nguyên liệu từ những thảo dược quen thuộc trong tự nhiên như rau má, rau diếp cá, trà xanh,.. Điều này đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh, hạn chế phát sinh các tác dụng phụ. Đặc biệt, bài thuốc Nam trị nóng gan tuy phát huy tác dụng khá chậm nhưng lại có thể đi sâu vào căn nguyên bên trong, điều trị tận gốc vấn đề.
- Bài thuốc Đông Y: Bài thuốc Đông Y được điều chế với mục đích giải độc, làm mát gan. Thành phần của bài thuốc trị nóng gan thường là các dược liệu có độ lành tính cao như Sài Hồ, Cam Thảo, Nhân Trần,… Sau khi hái lượm và sơ chế, các thầy thuốc sẽ pha chế theo một liều lượng nhất định để cho ra đời bài thuốc tối ưu nhất.
Thuốc chữa trị bệnh nóng gan
- Thuốc Tây trị nóng gan
Người bệnh có thể được khuyên dùng các loại thuốc sau để làm giảm bớt các triệu chứng ngoài da. Cụ thể:
- Nhóm thuốc giải độc gan: Liverite Liver Aid, Silymarin, Silibinin,…
- Nhóm thuốc bổ gan: Mega Liver, Hewel,…
- Nhóm thuốc bảo vệ mô gan: Methionine, Flumeciol,…
Tuy nhiên, người bệnh nóng gan lưu ý chỉ uống thuốc đúng theo liệu trình của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc ngừng thuốc đột ngột.
- Các bài thuốc Nam
Dưới đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh nóng gan được nhiều người sử dụng:
- Bông Atiso: Trước hết, bạn phơi khô bông Atiso sau đó đem pha thành nước để uống mỗi ngày.
- Rau má: Người bệnh ép rau má lấy nước uống mỗi ngày để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
- Trà xanh: Rửa sạch lá trà xanh, đem đun sôi với 500ml nước trong vòng 5 phút. Sau đó chắt lấy nước, uống mỗi ngày.
- Bài thuốc chữa nóng gan từ Đông Y
Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe lúc khám bệnh mà bác sĩ Đông Y sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là thang thuốc được sử dụng rộng rãi cho người bị nóng gan:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm Xuyên Khung, Sài Hồ, Cam Thảo, Kinh Giới, Độc Hoạt, Liên Kiều, Phòng Phong, Cát Cánh, Phục Linh, Sinh Khương.
- Lấy mỗi loại 2g đem nấu với 500ml nước.
- Khi nước cạn còn 200ml, chắt lấy nước, uống mỗi ngày một lần.
Thuốc trị nóng gan tốt nhất
Trường hợp áp dụng các bài thuốc trên mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên tìm đến một lộ trình chữa trị toàn diện hơn. Bộ đôi Cao giải độc và Cao bổ gan Tâm Minh Đường đang được sử dụng rộng rãi với tính năng trị nóng gan rất hiệu quả.
Hai loại cao này đều được chế biến từ các dược liệu quý hiếm từ vườn dược liệu của Bộ Y Tế nhằm đảm bảo mang đến công dụng tối ưu nhất. Phác đồ điều trị nóng gan cụ thể của bộ đôi này như sau:
- Trong 10 ngày đầu tiên: Người bệnh dùng Cao giải độc để loại bỏ các độc tố trong gan, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngoài da như mẩn ngứa, mề đay,…
- 10 ngày sau đó, người bệnh nóng gan dùng kết hợp với Cao bổ gan để giúp gan nhanh chóng hồi phục. Việc bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho gan sẽ giúp tăng cường chức năng gan, hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
Theo đánh giá của nhiều bệnh nhân bị nóng gan, Cao giải độc và Cao bổ gan Tâm Minh Đường mang lại hiệu quả rất tốt, giúp chữa bệnh triệt để mà không để lại bất kỳ biến chứng nào. Chỉ sau 7 ngày sử dụng các triệu chứng đã biến mất dần. Sau 15 ngày, hơn 90% độc tố bị đào thải ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chức năng gan hồi phục hoàn toàn chỉ sau 1 tháng uống thuốc.
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp vấn đề “Bệnh nóng gan có biểu hiện gì? Nguyên nhân và thuốc chữa trị như thế nào?” Qua đó, hy vọng người bệnh sớm nhận biết các triệu chứng bệnh, đồng thời tìm được phương pháp chữa trị thích hợp.