Quảng Cáo

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm lá gì tốt nhất?

10/07/2020

Mề đay là một dạng bệnh dị ứng, nó có xu hướng lây lan mạnh toàn thân khi người bệnh gãi hoặc bị nhiễm lạnh. Bởi vậy, rất nhiều bệnh nhân thắc mắc “nổi mề đay có được tắm không?”. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải pháp cho bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay khiến bề mặt da xuất hiện nhiều đốm sần màu đỏ, các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa ngáy làm cho người bệnh phải gãi liên tục. Người bị mề đay có thể bị sốt cao, đau khớp, khó thở, nôn mửa, nhức đầu,… tính mạng có thể gặp nguy hiểm nếu như không cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh này là do di truyền, dị ứng thời tiết, virus xâm nhập cơ thể, thức ăn, tâm lý, cơ thể mẫn cảm với các yếu tố bên ngoài,…

Hiếm có trường hợp nổi mày đay gặp nguy hiểm nhưng người bệnh cũng cần hết sức cảnh giác, kiêng cữ và tránh các tác nhân khiến bệnh bùng phát. Chính vì vây, nhiều người thắc mắc “Nổi mề đay có được tắm không?

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm lá gì tốt nhất?
Bị nổi mề đay có được tắm không?

Người xưa có quan niệm rằng, nổi mày đay thuộc tính phong hàn, bởi vậy người bệnh cần phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, nhận định trên chỉ chính xác được một phần, bởi khi mắc mề đay, làn da của người bệnh sẽ dễ bị tổn thương, nên khi gặp gió, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, việc kiêng tắm thì là một điều hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, da là lớp áo giáo bao bọc cơ thể, lượng độc tố được bài tiết một phần qua da bằng việc tiết mồ hôi. Lượng chất độc này có thể bị ứ đọng, hình thành những tế bào chết trên da. Do vậy, nếu không được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, khiến da bị nhiễm trùng. Từ đó, bệnh mề đay sẽ trở nên trầm trọng và khó chữa hơn rất nhiều.

Do vậy, bệnh nhân mề đay nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Nhất là vào mùa hè, lượng mồ hôi tiết qua da sẽ rất nhiều càng cần phải được vệ sinh sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần được tắm đúng phương pháp để hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh. Cách tắm sẽ được chuyên gia hướng dẫn chi tiết ở phần tiếp theo của bài viết.

Cùng với vấn đề có nên tắm khi bị mày đay hay không thì có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc nổi mề đay có được ra gió không? Theo bác sĩ da liễu thì người bệnh nên hạn chế ra gió để tránh các tác nhân làm bệnh trầm trọng hơn.

Nổi mề đay tắm lá gì?

Khi bị mề đay, người bệnh cần phải vệ sinh da sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh bên ngoài. Việc kết hợp các loại lá cây để đun nước tắm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số loại lá cây bác sĩ khuyên người bị nổi mày đay sử dụng để tắm hàng ngày.

Tắm lá kinh giới

Đây là loại lá đã không còn quá xa lạ đối với người dân Việt, ngoài được biết tới là loại rau ăn sống, lá kinh giới còn là một vị thuốc có công dụng chữa rất nhiều bệnh, điển hình là chứng mề đay mẩn ngứa.

Cây kinh giới hay còn có tên gọi khác là giả tô, thuộc họ Hoa môi. Trong Đông y, lá kinh giới có vị cay, mùi thơm, sử dụng lá kinh giới giúp điều trị bệnh nổi mề đay rất tốt. Ngoài ra, loại cây này còn dùng để hạ sốt, kháng khuẩn, lợi tiểu.

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm lá gì tốt nhất?
Tắm lá kinh giới trị mề đay hiệu quả

Lá khế chua

Lá khế chua cũng là một nguyên dùng để tắm chữa mề đay cực tốt. Chắc hẳn, không ai là không biết đến cây khế, loại cây này được trồng chủ yếu để lấy quả. Tuy nhiên, ít người biết tới phần lá của loại cây này còn có tác dụng để chữa bệnh.

Trong Đông y, lá khế có vị chát, tính lành, thích hợp trong điều trị các chứng bệnh ngoài da như vẩy nến, viêm da cơ địa, mề đay, ngứa ngáy,…

Với đặc tính lành, lá khế chua có thể sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, trẻ nhỏ cũng có thể dùng được.

Tắm rau sam chữa nổi mề đay

Rau sam là loại cây mọc dại, thường sinh sống ở những địa hình ẩm ướt, trên bờ ruộng hay dọc bờ sông. Trong rau sam có chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe con người, điển hình như sắt, kali, kẽm, vitamin A,C,B,… Ngoài ra, người ra người ta còn tìm được trong rau sam còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như Phytoestrogen, Acid malic, Acid Cxitric,…

Theo quan điểm của đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, mang lại tác dụng tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn. Do vậy, sử dụng rau sam để điều trị mề đay mẩn ngứa là giải pháp vô cùng khả quan.

Nổi mề đay tắm như thế nào?

Khi bị mề đay, ngoài việc lựa chọn loại lá tắm phù hợp, người bệnh cần biết cách làm sạch da đúng cách. Từ đó tình trạng ngứa ngáy ở da sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

Nước tắm có nhiệt độ phù hợp

Khi tắm trị mề đay, người bệnh nên làm sạch da ở mức nhiệt vừa phải. Lúc này, làn da sẽ rất nhạy cảm, bởi vậy mọi yếu tố bất thường nào tiếp xúc cũng sẽ khiến da bị kích ứng. Nếu tắm ở nước quá nóng sẽ khiến da dễ bị khô, gây mất nước, dẫn đến tình trạng ngứa ngày một nghiêm trọng hơn. Ngược lại nếu tắm nước quá lạnh, cơ thể bạn sẽ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Vì thế, khi tắm nước lá, người bệnh nổi mề đay hãy pha nước ở nhiệt độ ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm lá gì tốt nhất?
Bệnh nhân nổi mề đay cần phải tắm đúng cách

Không được chà xát quá mạnh

Không riêng gì bệnh mề đay, những chứng bệnh khác liên quan đến da, khi tắm rửa tuyệt đối không được chà xát quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Sau khi tắm người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da và hạn chế sử dụng kích thích trên da.

Thời gian tắm

Khi bị nổi mề đay, người bệnh chỉ nên tắm khoảng 5-10 phút để loại bỏ bụi bẩn trên da, không nên ngâm mình quá lâu trong nước sẽ khiến làn da dễ mất đi độ ẩm tự nhiên.

Lưu ý: Ngoài việc quan tâm đến vấn đề vệ sinh cơ thể, người bệnh cũng cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn uống hàng ngày. Cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống đầy đủ nước. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây kích thích da như hải sản, thức ăn cat, bia rượu, cafe, thuốc lá,…

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với gió lạnh, không khí ô nhiễm. Những người có cơ địa mẫn cảm với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú,… cũng nên tránh tiếp xúc.

Trên đây là lời giải đáp bị nổi mề đay có được tắm không, tắm lá gì và cách tắm như thế nào. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho người bệnh trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Điều trị nổi mề đay dứt điểm nhờ bài thuốc Đông y lành tính

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề nổi mề đay tắm như thế nào cho đúng cách thì người bệnh cũng cần lưu ý điều trị bệnh nhanh chóng, dứt điểm. Với kinh nghiệm chữa bệnh hàng chục năm cùng kiến thức chuyên sâu về thảo dược của nước nhà, đội ngũ lương y Tâm Minh Đường đã ứng dụng thành công sản phẩm Ngưu bì giải độc ẩm, dứt điểm chứng nổi mề đay chỉ sau 1 liệu trình sử dụng. Bài thuốc không chỉ nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh nhân mà còn được các chuyên gia y tế đánh giá cao.

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm lá gì tốt nhất?
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đánh bay nổi mề đay

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM): “Muốn loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng nổi mề đay, người bệnh cần loại bỏ bệnh từ bên trong, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân bệnh. Ngưu bì giải độc ẩm là bài thuốc hiếm hoi thực hiện được nguyên tắc này và cho hiệu quả điều trị mề đay cao, lâu dài, ngăn tái phát, an toàn, không tác dụng phụ.”

Về tính hiệu quả, bài thuốc là sự kết hợp của phác đồ điều trị toàn diện với sự kết hợp của 3 yếu tố:

  • Thuốc uống: Đóng vai trò chủ đạo, quyết định hiệu quả của phác đồ điều trị. Bài thuốc uống được bào chế ở dạng thang nên dễ dàng gia giảm, phù hợp với cơ địa từng người bệnh. Thành phần cấu thành lên bài thuốc uống là 11 vị thuốc nổi tiếng trong Đông y gồm: Hoàng Cầm, Ngưu Bàng Tử, Hoàng Liên, Ké Đầu Ngựa, Kim Ngân Hoa, Kinh Giới, Liên Kiều, Sinh Hoàng Kỳ, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Xích Thược và Cam Thảo. Đây đều là những vị thuốc có trong bài thuốc chữa bệnh ngoài da trong Đông y, giúp thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng thải độc gan, ngăn chặn tái phát.
  • Thuốc ngâm: Người bệnh khi sử dụng bài thuốc uống sẽ được tặng kèm gói thuốc ngâm rửa tại nhà. Tác dụng chính của bài thuốc ngâm là ngăn chặn sự lây lan của vùng da nổi mề đay đồng thời giảm ngứa, giảm sưng hiệu quả.
  • Thuốc bôi: Đóng vai trò tác động trực tiếp lên vùng da nổi mề đay, từ đó hạn chế triệu chứng khởi phát và làm lành vết thương nhanh chóng.

Về tính an toàn, toàn bộ dược liệu có trong bài thuốc đều được đầu tư trồng và chế biến tại Vườn Dược liệu của Bộ y tế nên đảm bảo an toàn tuyệt đối. Quy trình chế biến, sơ chế thuốc được thực hiện nghiêm ngặt dưới sự giám sát của đội ngũ lương y Tâm Minh Đường nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm lá gì tốt nhất?
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Nhờ đó, chỉ sau 1 thời gian ngắn, bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bệnh trong và ngoài nước. Qua đó, bài thuốc đã giúp Tâm Minh Đường vinh dự nhận cúp và bằng khen Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018. Đây là thành quả và cũng là động lực khiến đội ngũ y bác sĩ cống hiến hết mình cho sức khỏe bệnh nhân.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để kết nối ngay!

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm lá gì tốt nhất?

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0908849669

các từ khóa liên quan: