Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những bài thuốc dân gian được ông cha ta áp dụng từ thời xưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công dụng thực sự của vị thuốc này, cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý và phát huy công dụng tối đa nhất. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Tác dụng của lá hẹ chữa mề đay?
Những tác nhân từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân chủ yếu gây ra các triệu chứng của bệnh nổi mề đay. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của con người, nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mặc cảm, tự ti khi giao tiếp hàng ngày. Bởi vậy, người bệnh nên điều trị các sớm càng tốt, và phương pháp dùng lá hẹ là một trong những giải pháp được nhiều người bệnh tin tưởng hơn cả.
Nếu các dấu hiệu của bệnh chỉ mới chớm bùng phát, bạn có thể dùng lá hẹ điều trị mề đay. Đây là cách mà nhiều người bệnh đã tận dụng và mang lại kết quả điều trị rõ rệt.
Thực tế, chữa mề đay bằng lá hẹ là biện pháp được cả y học hiện đại và y học cổ truyền công nhận về hiệu quả, cụ thể là:
- Trong Đông y, lá hẹ có vị chua, mùi hăng, tính ấm, mang lại tác dụng giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm,.. điều trị được rất nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh mề đay.
- Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cũng đã chứng minh được, trong lá hẹ có tồn tại rất nhiều khoáng chất và vitamin B, có tác dụng điều trị các tổn thương ở da rất tốt.
- Lá hẹ là một nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn cho da, thậm chí là với những người có cơ địa nhạy cảm hay phụ nữ có thai vẫn có thể sử dụng được.
- Điều trị mề đay bằng lá hẹ còn giúp người bệnh tiết kiệm chi phí tối đa bởi đây là loại cây được dùng khá phổ biến ở Việt Nam.
Với những ưu điểm nêu trên, mẹo điều trị nổi mề đay bằng lá hẹ sẽ là bài thuốc tuyệt vời cho người bệnh.
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ
Chắc hẳn ai cũng biết tác dụng của lá hẹ trong điều trị bệnh mề đay là như thế nào. Tuy nhiên quan trọng nhất là làm sao có thể phát huy tối đa công dụng của nó. Dưới đây là một số cách trị mề đay bằng lá hẹ được nhiều người bệnh tin tưởng nhất.
Uống nước lá hẹ điều trị nổi mề đay
Dùng nước lá hẹ để uống là cách giúp tinh chất có trong vị thuốc có thể thấm sâu vào trong cơ thể, từ đó phát huy công dụng tối đa trong điều trị bệnh mề đay:
- Người bệnh cần chuẩn bị 100g lá hẹ, rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng khúc.
- Cho lá hẹ vào nồi nấu khoảng 20 phút, chắt phần nước cốt dùng để uống hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể tận dụng phần bã để chà xát vào vùng da bị nổi mày đay.
Đây là bài thuốc chữa mề đay bằng lá hẹ an toàn và dễ thực hiện nên được nhiều người bệnh áp dụng.
Bài thuốc bôi lá hẹ lên da
Để thực hiện bài thuốc bôi nước lá hẹ, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ và muối trắng.
- Lá hẹ rửa sạch, để ráo, rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với một chút muối.
- Dùng bông gạc thấm lá nước hẹ lên vùng da bị vẩy nến.
Để qua đêm cho tinh chất trong lá hẹ ngấm vào da rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.
Chườm nóng bằng lá hẹ chữa nổi mề đay
Khi có tác dụng nhiệt, các hoạt chất bên trong sẽ dễ dàng thẩm thấu vào da hơn. Để thấy được hiệu quả của cách điều trị này, người bệnh cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch với muối, để ráo nước.
- Sao nóng lá hẹ trên chảo.
- Khi lá hẹ vẫn còn nóng thì cho vào tấm khăn sạch rồi chườm lên vùng da bị mề đay.
Các triệu chứng ngứa ngáy sẽ giảm dần, dấu hiệu của bệnh cũng sẽ được thuyên giảm rõ rệt sau khi thực hiện cách chữa mề đay bằng lá hẹ này.
Tắm bằng nước lá hẹ
Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, lá hẹ có thể giúp vệ sinh da bằng việc dùng để tắm. Bạn nên tận dụng nguyên liệu này bằng cách áp dụng các bước dưới đây:
- Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi và một chút muối trắng.
- Lá hẹ rửa sạch, rồi cho vào nồi nấu cùng với chút muối.
- Đổ nước lá hẹ rau thau, đợi cho nguội bớt rồi dùng để tắm. Phần bã người bệnh có thể dùng để chà xát lên vùng da bị tổn thương để gia tăng công hiệu.
Món ăn từ lá hẹ chữa bệnh mề đay
Chế biến lá hẹ thành các món ăn bổ dưỡng cũng là cách giúp cơ thể có thể hấp thu được tinh chất có trong loại nguyên liệu này. Một trong những cách chế biến đơn giản, giúp giữ nguyên được lợi ích có trong lá hẹ đó chính là nấu canh lá hẹ với đậu phụ.
- Người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi, 2 miếng đậu phụ, hành tím và gia vị.
- Rửa sạch lá hẹ với muối rồi cắt thành từng khúc.
- Đậu phụ cắt miếng vừa ăn.
- Phi hành tím cho thơm rồi cho nước vào nồi nấu. Khi nước đã sôi, cho đậu phụ và lá hẹ vào
- Đợi lá hẹ chín, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Người bệnh nên sử dụng món ăn này khi còn nóng để phát huy tối đa công dụng của bài thuốc.
Cùng với các bài thuốc từ lá hẹ, người bệnh cũng có thể sử dụng lá khế, lá hẹ hoặc lá đơn đỏ chữa mề đay. Cách thực hiện những bài thuốc này cùng tương tự như sử dụng lá hẹ.
Chú ý nếu trị nổi mề đay bằng lá hẹ
Để phát huy tối đa hiệu quả của các bài thuốc từ lá hẹ, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ áp dụng cách điều trị mề đay bằng lá hẹ khi bệnh nhẹ. Nếu tình trạng bệnh nặng thì cần phải thăm khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị phù hợp.
- Đây là bài thuốc thiên nhiên nên hiệu quả sẽ không mang lại ngay lập tức. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng hàng ngày để tinh chất của lá hẹ được phát huy tác dụng.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh phải luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, suy nghĩ tích cực.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mề đay, hạn chế gãi hay có những tác động làm trầy xước da khiến da bị nhiễm khuẩn.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe từ nguồn rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nền hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm gây kích ứng như hải sản, đồ ăn cay nóng,…
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
- Uống đầy đủ nước, giữ ẩm cho da, tránh để da khô gây bong tróc.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm các bài thuốc chữa mề đay bằng lá hẹ. Hy vọng người bệnh sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!