Axit dạ dày là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ đường ruột. Việc dư hoặc thiếu hàm lượng axit có thể khiến các bạn mắc nhiều bệnh lý dạ dày và thực quản. Để nâng cao hiểu biết về loại axit này, đồng thời biết về các loại thuốc trung hòa axit, bạn nên tham khảo nội dung bài viết sau. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Axit dạ dày là gì?
Axit trong dạ dày là Axit Clohidric (HCL), là một loại axit mạnh bậc nhất. Loại axit này đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhu động ruột. Chúng vừa giúp làm tiêu biến các chất khoáng, muối khó tan, vừa hỗ trợ phân giải các chất gluxit, protein,… Quá trình sản sinh axit dạ dày trải qua 3 giai đoạn chính là giai đoạn Cephalic, giai đoạn dạ dày và giai đoạn ruột.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, nồng độ dạ dày ở mức bình thường dao động từ 0,0001 đến 0,001mol/l. Độ pH tương ứng là 4 và 3. Việc duy trì hàm lượng axit và cân bằng độ pH ở mức ổn định sẽ giúp hệ tiêu hoá người bệnh khỏe mạnh, tránh các bệnh lý phát sinh.
Trường hợp người bệnh không thể kiểm soát được lượng axit dạ dày, dẫn đến việc thiếu hoặc thừa axit, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
- Nồng độ HCL nhỏ hơn 0,0001 mol/l, tức nồng độ pH lớn hơn 4,5: Đây chính môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Nồng độ HCL lớn hơn 0,001 mol/l, tức nồng độ pH nhỏ hơn 3,5: Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đắng miệng, ợ chua, trào ngược,… Lâu ngày, dẫn đến các bệnh loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
Axit trong dạ dày mạnh cỡ nào?
Như đã đề cập ở trên, axit dạ dày cực kỳ đậm đặc. Nồng độ axit HCL tối đa lên đến 40%, có thể phá hủy các mô tế bào của con người. Nó có đặc tính mạnh để làm nhuyễn các thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Axit này mạnh đến nỗi có thể làm tiêu biến các loại thực phẩm, dị vật khô cứng nhất. Thế nên, một khi dạ dày bệnh nhân trống rỗng, lượng axit này sẽ hoạt động mạnh mẽ, bào mòn các lớp niêm mạc, gây ra những cơn đau dai dẳng.
Đồng thời, axit dạ dày cũng chính là tác nhân dẫn đến các loại bệnh lý dạ dày.
- Viêm loét dạ dày: Khi bệnh nhân đói bụng, lượng axit dư thừa sẽ ma sát vào các lớp niêm mạc, tạo nên những vết lở loét.
- Xuất huyết dạ dày: Sự va chạm với thành dạ dày lâu ngày sẽ khiến các vết loét chảy máu, khiến cơ thể bị mất máu nghiêm trọng.
- Thủng dạ dày: Dạ dày bị viêm loét lâu ngày do axit dạ dày dư thừa sẽ dẫn đến bị thủng. Người bệnh có cảm giác như bị vật nhọn đâm vào bụng.
- Trào ngược dạ dày: Nhiều trường hợp, nồng độ axit hoạt động quá mạnh, muốn trào ngược ra bằng đường miệng, gây tổn thương đường hô hấp và đau cuống bao tử.
Dư axit dạ dày nên ăn gì?
- Tỏi: Thành phần tỏi chứa hoạt chất Allicin, có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cực mạnh. Trong mỗi bữa ăn bạn nên nhai 2 tép tỏi sống để làm trung hòa lượng axit trong dạ dày.
- Mùi tây: Theo đông y, loại rau này có công dụng điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng dư axit dạ dày. Người bệnh có thể ăn trực tiếp, chế biến món ăn hoặc ép lấy nước để uống hằng ngày.
- Mật ong: Mật ong chứa nhiều loại vitamin C, E, chất kẽm, kali, có công dụng trung hòa độ pH trong dạ dày. Người bệnh có thể trực tiếp nuốt một thìa mật ong hoặc pha trà để uống.
- Nghệ: Việc bổ sung nghệ thường xuyên sẽ giúp giảm lượng axit, tiêu diệt các vi khuẩn, tạo ra lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày.
- Bí đao xanh: Bí xanh chứa nhiều nước và hoạt chất có tính kiềm cao, giúp giảm axit dạ dày, làm dịu những cơn đau.
- Dầu thực vật: Những loại dầu này chứa nhiều omega 3, có tác dụng trung hòa axit, chống viêm rất tốt. Một số loại dầu thực vật điển hình như dầu hạt cải, hạt lanh, hướng dương,…
- Chuối: Trong thành phần chuối có tính kiềm, có tác dụng cân bằng lượng axit. Người bệnh nên kiên trì ăn 2 trái chuối chín mỗi ngày để giảm thiểu các cơn đau.
Thuốc trung hòa axit dạ dày
Các nhóm thuốc trung hòa axit bao tử có công dụng cân bằng độ pH, đưa dạ dày trở về trạng thái bình thường. Từ đó, giúp giảm nhanh những cơn đau và hạn chế các loại bệnh dạ dày. Dưới đây là 3 nhóm thuốc trung hòa axit hiệu quả hiện nay:
- Nhóm thuốc Antacid: Nhóm thuốc này tập trung những loại thuốc có tính kiềm nhẹ, phát huy tác dụng khi tiếp xúc trực tiếp với axit dạ dày. Loại thuốc đặc trưng của nhóm thuốc này là Magie Hydroxyd. Thuốc được điều chế dưới dạng bột trắng, có tác dụng trung hòa axit bao tử.
- Nhóm thuốc kháng Histamin H2: Nhóm thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế kháng thụ thể Histamin được dạ dày sản sinh ra. Thuốc cản trở quá trình tiết axit, từ đó giúp trung hòa nồng độ pH. Hai loại thuốc hiệu quả nhất trong nhóm thuốc này là Ranitidin và Cimetidin.
- Nhóm thuốc ức chế bơm Proton: Nhóm thuốc này có công dụng giảm lượng axit dạ dày dư thừa, ức chế quá trình bơm Proton, làm lành các mô thực quản. Có hai loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng là thuốc Esomeprazole và thuốc Omeprazole. Cả hai loại này đều hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn thực quản, giúp giảm nhanh các triệu chứng như ợ chua, trào ngược axit dạ dày, nóng ruột,…
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích kích thích sản sinh chất nhầy cho niêm mạc, hạn chế sự tác động của axit lên dạ dày. Có thể kể đến các loại thuốc như Rebamipide, Misoprostol,…
Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu
Thuốc kháng axit bao tử giúp làm giảm hàm lượng axit trong dạ dày, tăng độ pH, đưa dạ dày trở về với trạng thái ổn định. Khi các bà bầu xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, trào ngược,.. do dư thừa axit, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc kháng axit.
Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào thuộc nhóm kháng axit dạ dày đều được sử dụng cho các bà bầu. Một số loại thuốc các bà bầu không nên dùng là Amoxicillin, Metronidazole, Tetracycline,…
Với thể chất đặc biệt khi mang thai, cơ thể của các bà bầu rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp bệnh nhân sử dụng thường xuyên sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt axit, cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, khi các mẹ uống thuốc trong quá trình thai nghén, đứa bé sinh ra có khả năng cao mắc bệnh hen suyễn.
Cụ thể hơn, việc sử dụng Tetracyclin chẹn axit dạ dày trong thai kỳ có thể khiến cơ thể mẹ bị ngộ độc thuốc, làm chậm quá trình phát triển của bào thai. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi thai phụ sử dụng Metronidazol trong 3 tháng đầu có thể khiến nhau thai bị tác động, dẫn đến đứa trẻ bị quái thai.
Do đó, các mẹ hãy thật cẩn thận trong quá trình điều trị bằng thuốc. Tốt nhất chị em nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn dựa trên tình trạng cụ thể. Việc uống thuốc cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều hay giảm liều. Thuốc được khuyến cáo nên dùng sau khi sinh con để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Trên đây là những thông tin bổ ích về axit dạ dày, tác dụng, tác hại của chúng. Hy vọng qua đó người bệnh đã biết cách giảm nồng độ axit dư thừa trong dạ dày, đồng thời lấy lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.