Quảng Cáo

Bệnh án viêm phế quản nội khoa theo mẫu y học cổ truyền

10/07/2020

Bệnh án viêm phế quản nội khoa của bệnh nhân Hoàng Gia Bình sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh phổ biến này. Trong bài viết sẽ có những phân tích nguyên nhân, chẩn đoán bệnh cho đến cách điều trị. Tổng hợp các bệnh án sẽ giúp tìm ra phương hướng chẩn đoán và điều trị cho nhiều bệnh nhân khác. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh án viêm phế quản nội khoa của bệnh nhân

Phế quản bị viêm thường xảy ra với đường hô hấp là khi lớp niêm mạc ống phế quản bị viêm. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là những thời điểm giao mùa, trái gió trở trời. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tái phát đi phát lại và ảnh hưởng đến phổi rất nguy hiểm.

Bệnh án viêm phế quản sẽ phân thành 2 loại:

  1. Viêm cấp tính chỉ diễn ra trong vòng vài tuần, thời gian ngắn.
  2. Viêm mãn tính có thể diễn ra hàng tháng, thậm chí hàng năm không dứt.
Bệnh án viêm phế quản nội khoa theo mẫu y học cổ truyền
Phế quản phổi bị viêm gây ảnh hưởng sức khỏe

Phần hành chính của bệnh án viêm phế quản phổi nội khoa

  • Họ tên: Hoàng Gia Bình
  • Giới tính: Nam
  • Tuổi: 78
  • Nghề nghiệp hiện tại: Hưu trí
  • Ngày vào viện: 8/10/2019
  • Ngày thực hiện thăm khám, làm bệnh án: 8/10/2019

Bệnh sử của bệnh án viêm phế quản phổi

Trước khi vào viện 2 ngày, bệnh nhân Hoàng Gia Bình thường xuyên gặp những cơn ho, ho theo từng cơn không dứt, tình trạng ngày một tệ hơn. Khi ho xuất hiện một lượng ít đờm màu trắng lục, kèm theo rát họng và đau tức vùng ngực cộng với khó thở nhẹ. 

Bệnh nhân Bình có sốt, không rõ nhiệt độ, tình trạng ăn ngủ đi xuống, cơ thể mệt mai, phân thể lỏng rắn đan xen khi đi đại tiện, thường bị tiểu đêm, nước tiểu vàng. Bệnh nhân Bình không bị đau đầu, buồn nôn hay nôn.

Ngày 8/10/2019, do tình trạng này xuất hiện liên tục không thuyên giảm, con trai quyết định đưa ông Bình vào bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Tiền sử bệnh ghi trong bệnh án viêm phế quản

Bệnh nhân bị đau dạ dày 20 năm nay, viêm đại tràng co thắt và phì đại tuyến tiền liệt. Trước đó, bệnh nhân từng có tiền sử phế quản bị viêm cấp tính. Ngoài ra, bệnh nhân còn có dị vật là một mảng bom nằm ở gần rốn phổi (T), cùng với đó, bệnh nhân đã đặt stent OMC khoảng 1 tháng trước qua ERCP.

Bệnh án viêm phế quản nội khoa theo mẫu y học cổ truyền
Bệnh án viêm phế quản

Bệnh án viêm phế quản nội khoa theo y học cổ truyền

Tứ chẩn (Vọng – Văn – Vấn – Thiết)

Vọng theo chẩn đoán y cổ truyền

  • Sắc mặt sáng, tươi tỉnh, môi hồng ẩm
  • Tinh thần tỉnh táo, mắt không lờ đờ
  • Da dẻ hồng hào
  • Tóc màu bạc và bị rụng ở phần đỉnh đầu
  • Thể trạng trung bình, không quá tệ
  • Chất lưỡi tím nhẹ, hình dáng thon gọn, không có ngấn răng, không ứ huyết
  • Rêu lưỡi không khô, mỏng và trắng

Bênh án viêm phế quản y học cổ truyền-Văn:

  • Hơi thở đều và nhẹ
  • Giọng nói ổn định, không bị ngắt quãng, không bị khàn
  • Hỏi thở không có mùi hôi
  • Khi ho tiết đờm

Vấn ghi trong bệnh án viêm phế quản:

  • Không sốt, bị gai rét và lạnh ở chân tay, không sợ nóng, thích ấm
  • Không bị đau đầu hay hoa mắt chóng mặt
  • Không bị đổ mồ hôi
  • Cơ thể nhức mỏi, ăn uống không ngon miệng, thích những món ăn ấm nóng
  • Ngủ không yên giấc, hay bị làm phiền bởi tiểu đêm
  • Phần bụng không bị chướng hay bị đau
  • Thính giác tốt, không có vấn đề
  • Không bị táo bón, phân rắn và lỏng đan xen khi đi đại tiện
  • Nước tiểu ít và có màu vàng, thường đi tiểu nhiều lần

Thiết lưu trữ trong bệnh án viêm phế quản:

  • Mạch có tần số 79l/p, có lực
  • Găng bàn tay và bàn chân ấm, không bị nổi mụn nhọt
  • Bụng không đau, không khó chịu

Phần chẩn đoán trong bệnh án viêm phế quản y cổ truyền 

Bệnh nhân Hoàng Gia Bình, giới tính nam, 78 tuổi, tới viện thăm khám vì ho nhiều, hơi khó thở và mệt mỏi. Sau quá trình tứ chẩn (Vọng – Văn – Vấn – Thiết)  có thể đưa ra chẩn đoán:

  • Viêm long, chưa có dấu hiệu rối loạn tinh thần hay mất nước.
  • Cơ thể sợ lạnh, chân tay lạnh và thích nóng ấm.
  • Ít nước tiểu, màu vàng trong
  • Phần rêu lưỡi có hiện tượng trắng mỏng, vàng
  • Không bị khát
  • Mạch bị phù
  • Bệnh mới phát đã được đưa đi khám kịp thời, ho nhiều
  • Mạch có lực, hơi thở ổn định, liền mạch và không đứt quãng

Kết luận ghi trong bệnh án viêm phế quản y học cổ truyền:

  • Bệnh danh: Cảm mạo
  • Nguyên nhân: Bị phong hàn, cảm lạnh, cơ thể không được giữ ấm, thời tiết giao mùa

Phương thức điều trị sau khi có bệnh án viêm phế quản

  • Bệnh nhân được điều trị theo pháp: Tuyên phế tán hàn và tân ôn giải biểu.
  • Dùng nước lá xông: Lá tỏi, lá hành, lá chuối, lá bưởi, lá tre, lá tía tô, lá sả… mỗi thứ một ít đem đi rửa sạch rồi đun sôi. Tiếp đến, người bệnh xông nước lá từ 15-20 phút. Sau khi xông xong, người bệnh lau mồ hôi sạch bằng khăn ấm, thay quần áo cẩn thận để tránh gió lạnh.
  • Ăn các loại cháo giải cảm như cháo tía tô trứng gà, cháo hành, cháo thịt băm gừng tươi, cháo đậu xanh… để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Các loại cháo ăn khi nóng. Khi ăn xong bệnh nhân đắp chăn trong 30 phút để tiết mồ hôi rồi thấm sạch và thay quần áo để tránh cảm lạnh.
  • Dùng hỗn hợp rượu đánh gió: 8g gừng tươi, 40g ngải cứu, 5 củ hành và rượu. Giã nhỏ gừng, ngải cứu và hành rồi sao lên cho nóng, trộn rượu vào và bọc lại trong một mảnh vải sạch. Người bệnh chà sát khắp cơ thể thật kỹ càng, đặc biệt là ở 2 bên thái dương cũng như dọc cột sống lưng.

>> Xem Thêm:X quang viêm phế quản phổi hình ảnh và ý nghĩa phim chụp

Bệnh án viêm phế quản nội khoa theo mẫu y học cổ truyền
Từ bệnh án viêm phế quản mà tìm ra bài thuốc Đông y phù hợp

Phương pháp châm cứu cũng được áp dụng

  • Bị tả châm ở huyệt Phong môn, Phong trì và Hợp cốc
  • Bị hắt hơi sổ mũi châm ở huyệt Nghinh hương
  • Bị sốt châm ở huyệt Khúc trì, Đại chùy và Ngoại quan
  • Bị đau đầu châm ở huyệt Thái Dương và Bách hội

Khi châm cứu, người bệnh cần thả lỏng cơ thể để thầy thuốc dễ nhanh chóng tìm được huyệt chuẩn và chính xác.

Ngoài việc chữa trị, bệnh nhân cần chăm sóc cơ thể tốt hơn, giữ ấm thường xuyên và đúng cách, nâng cao thể trạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân hãy bổ sung tỏi vào những bữa ăn kết hợp với việc day huyệt Túc tam lý mỗi ngày. Điều này giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ viêm mãn tính thường gặp ở người già.

Hy vọng rằng bệnh án viêm phế quản nội khoa của bệnh nhân Bình sẽ là kiến thức bổ ích giúp đỡ nhiều bác sĩ, thầy thuốc có tư liệu tham khảo. Y học cổ truyền là phương pháp chữa bệnh dựa nhiều vào dân gian, tác dụng lâu hơn nhưng hiệu quả bền vững. Chúc người bệnh mau chóng khỏe mạnh!

các từ khóa liên quan: - Images. Nguồn : bacsydakhoa.com