Quảng Cáo

Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

10/07/2020

Bệnh chàm là một thể bệnh lý da liễu mang lại sự ám ảnh cho nhiều người. Không chỉ gây mất thẩm mĩ, làm người bệnh tự ti mà chàm còn khiến chủ nhân phải gánh chịu những cơn ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Nắm bắt đúng nguyên nhân, dấu hiệu là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị cuối cùng. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh chàm là gì ?

Bệnh chàm có nhiều tên gọi khác nhau, như là viêm da cơ địa, bệnh eczema… hoặc tổ đỉa (nghĩa là da sần sùi kèm các lỗ sâu rỉ mủ như mồm con đỉa). Đây là một dạng viêm da cấp hoặc mãn tính, biểu hiện với sự bất thường xảy ra ở các tế bào biểu bì da.

Bệnh chàm thường tái phát theo từng đợt, khó nắm bắt và điều trị. Thời điểm mùa hè, nóng ẩm mưa nhiều, bệnh dễ xuất hiện với những triệu chứng dai dẳng, khó chịu vô cùng.

Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Hình ảnh bệnh chàm

Tùy theo tính chất của chàm mà người ta phân loại bệnh chàm làm 4 dạng chính là chàm tiếp xúc, chàm thể địa, chàm đồng tiền và chàm bã nhờn. Đây là một bệnh thuộc cơ địa nên không có tính lây lan, tuy nhiên lại dễ di truyền.

Bệnh chàm có nguy hiểm không ?

Bệnh chàm được nhắc đến từ thế II TCN, tuy nhiên đến nay vẫn là một thách thức lớn nhiều nền y học hiện đại. Chàm không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nó lại khiến người bệnh khổ sở, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí mất tự tin, sống khép kín và thu mình. Một số ảnh hưởng mà bệnh mang tới:

  • Khó chịu: Cảm giác ngứa ngáy đeo bám khiến người bị bệnh chàm không thể thoải mái sinh hoạt, làm việc, học tập như bình thường.
  • Gây viêm da: Vòng tuần hoàn “ngứa – gãi – tái phát” khiến vùng da vốn đã tổn thương lại càng tổn thương hơn nữa. Nếu khi bị bệnh chàm chúng ta cứ gãi liên tục, các nốt mụn có thể bị vỡ ra, lan rộng hơn khiến biểu bì da bị viêm nhiễm, để lại sẹo mất thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Những người bị chàm thường có xu hướng hướng nội, không muốn tiếp xúc với người ngoài. Thậm chí có người còn không muốn lập gia đình.

Nguyên nhân gây bệnh chàm

Bệnh chàm có thể xuất phát từ một hoặc nhiều yếu tố nội ngoại sinh khác nhau. Dưới đây là một số thủ phạm có thể gây ra căn bệnh này:

  • Di truyền: Sự rối loạn một số yếu tố trong cơ thể như nội tiết, nội tạng, chức năng thần kinh, biến đổi sinh vật… có thể xuất hiện ngay từ khi bạn còn chưa sinh ra. Điều này sẽ khiến bệnh chàm khởi phát vào một thời điểm nào đó trong đời. Vì thế, nếu gia đình bạn cũng có người có vấn đề về da thì khả năng bệnh của bạn bắt nguồn từ yếu tố di truyền là gần như chắc chắn.
  • Dị nguyên: Trong cuộc sống có rất nhiều dị nguyên mà khi tiếp xúc với chúng, cơ thể bạn sẽ phản ứng thái quá bằng cách tạo ra lớp hàng rào sần sùi. Các dị nguyên được nghiên cứu là có thể khởi phát bệnh chàm bao gồm thuốc, hóa chất, mỹ phẩm, một số cây cỏ đặc biệt, thực phẩm…
  • Nguyên nhân bệnh chàm do vi sinh: Sự xâm nhập của các loại siêu vi, nấm, vi khuẩn… có cơ chế dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến.
  • Bị bệnh chàm do người thể trạng kém: Những người có hệ miễn dịch yếu khó có thể chống lại các yếu tố ngoại sinh, vì thế cũng dễ bị căn bệnh này ghé thăm.
  • Người có bệnh mãn tính: Những bệnh nhân bị xơ gan, hen phế quản, viêm tai, viêm thận… cũng có nguy cơ bị bệnh chàm cao hơn người khỏe mạnh.
Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Các yếu tố tác động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Dấu hiệu bệnh chàm

Bệnh chàm tiến triển theo từng đợt với những biểu hiện đặc trưng theo từng giai đoạn. Để hiểu hơn về các triệu chứng của bệnh, chúng ta có thể căn cứ vào đặc điểm của vùng da bị tổn thương theo một lộ trình nhất định:

  • Hồng ban: Cơ thể người bệnh chàm xuất hiện các vùng da màu hồng nhạt, nổi chấm ban nhẹ. Dấu hiệu này thường khá mờ nhạt nên dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với dị ứng thức ăn.
  • Mụn nước: Các vùng da hồng trên người bệnh chàm chuyển màu, đỏ dần lên sau đó xuất hiện các nốt mụn nước li ti, chứa chất dịch trong, thưa rồi dày đặc dần, kết hợp lại thành từng đám nhỏ, đùn hết lớp này đến lớp khác, dễ vỡ. Mụn nước lan nhanh từ vùng da này sang vùng da khác. Lúc này bệnh nhân sẽ thấy rát, ngứa ngáy vô cùng.
  • Mụn vỡ, chảy nước: Khi bị bệnh chàm các nốt mụn xuất hiện nhiều và tăng dần kích thước, chúng dễ bị vỡ do bệnh nhân gãi, do va chạm. Chất dịch bên trong nốt mụn đọng lại và bám trên da, tạo thành các lớp vảy tiết khô và dày, giống da rắn. Giai đoạn này, bệnh nhân rất dễ bị bội nhiễm nếu không giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
  • Da nhẵn là dấu hiệu của bệnh chàm phổ biến: Sau khi lớp vảy bong ra, lớp da non bên dưới sẽ xuất hiện, bóng nhẵn, màu sẫm, cảm giác da căng và mỏng.
  • Hằn cổ trâu: Hay còn gọi là giai đoạn lichen hóa của người bệnh chàm. Vùng da nhẵn bóng sẽ ngày càng sẫm màu, hằn da nổi rõ dần, bề mặt thô ráp xù xì. Sau thời gian này da sẽ trở lại bình thường mà không để lại sẹo.
Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Các dấu hiệu bệnh chàm thường gặp

Người bệnh lưu ý rằng, các cả các tổn thương không tiến triển theo cùng một đợt, tức là vùng da này có thể đang lên mụn trong khi vùng da khác đã đến giai đoạn lichen hóa. Cùng với đó, triệu chứng ngứa sẽ luôn thường trực, dai dẳng và ám ảnh không dứt.

Chẩn đoán và phân loại bệnh chàm

Chẩn đoán bệnh

Để xác định xem có bị bệnh chàm hay không cũng như xác định tình trạng, nguyên nhân, bác sĩ sẽ xem xét và cứ vào kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng:

1. Lâm sàng

Tìm hiểu các triệu chứng bệnh chàm theo độ tuổi, xác định thời điểm chàm xuất hiện và tái phát. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ phải trả lời các câu hỏi về bệnh lý đang mắc, lịch sử dị ứng, gia đình, mức độ ảnh hưởng và các phương pháp đã điều trị…

2. Cận lâm sàng

+ Tìm hiểu các dị nguyên có thể ảnh hưởng đến bệnh chàm bằng cách test áp và test lẩy.

+ Kiểm tra huyết thanh thấy nồng độ IgE tăng bất thường.

+ Hiện tượng á sừng xen kẽ với sự xuất hiện của tình trạng xốp bào thượng bì. Dưỡng bào, mono, bạch cầu lympho xâm nhập trung bì…

Phân loại bệnh chàm

Thực tế thì có khá nhiều cách phân loại bệnh chàm, dưới đây là 4 thể lâm sàng phổ biến nhất:

  1. Chàm tiếp xúc: Xuất hiện ở vùng da hở, có tiếp xúc với các dị nguyên. Các tổn thương bao gồm mụn nước, sưng nề nơi có vật tiếp xúc, in rõ các hình như kính mắt, vòng cổ, đồng hồ, dép…
  2. Bệnh chàm thể địa: Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ sơ sinh do yếu tố tự miễn. Mỗi đối tượng lại có những triệu chứng khác nhau.
  3. Chàm đồng tiền: Các tổn thương có hình tròn như đồng tiền tại mặt duỗi của mu bàn chân, cẳng tay, cẳng chân…
  4. Bệnh chàm da dầu: Chủ yếu xuất hiện ở các vùng trên đầu và mặt, nơi vùng da dễ bị dầu như sau tai, giữa mũi, quanh mắt, khe mũi, lông mày, da đầu…

Một cách phân loại chàm khác:

Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Các loại bệnh chàm thường gặp

Cách phòng ngừa bệnh chàm

Chàm là một bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên để hạn chế các tác động của chàm, chúng ta có thể phòng ngừa bằng một số lưu ý dưới đây:

  • Uống nhiều nước: Để độc tố không lắng đọng tại biểu bì da, người bệnh chàm nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Đây là cách thanh lọc cơ thể đơn giản và hiệu quả nhất. Khi người bệnh uống nhiều nước sẽ nhận thấy các triệu chứng xuất hiện “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều so với người ít uống nước. Tuy nhiên, nói không với nước ngọt có ga, cà phê, bia rượu… để tránh làm bùng phát bệnh.
  • Giữ cơ thể luôn sạch sẽ: Bụi bẩn, mồ hôi là những yếu tố khiến bệnh chàm dễ xuất hiện. Vì thế, hãy tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, nhất thời vùng da bị tổn thương. Bạn có thể dùng nước trà xanh, trầu không… để tắm cũng rất hiệu quả. Lưu ý không chà xát mạnh, tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, không dùng xà bông… để tránh gây kích ứng và tổn thương cho da.
  • Chế độ ăn uống: Với người bệnh chàm cần ưu tiên các món ăn thanh đạm như rau xanh, trái cây, củ quả tươi…. Hạn chế các món ăn dễ dị ứng, quá nóng hoặc quá cay… Bạn cũng lên để ý xem mình có dị ứng với  nhóm thực phẩm nào không để ngăn ngừa sự khởi phát bệnh.
  • Không tiếp xúc với dị nguyên: Người bị bệnh chàm giữ phòng ốc, nhà cửa sạch sẽ, hút bụi thường xuyên, giặt chăn màn hàng tuần, không nuôi chó mèo, hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, ra đường đeo khẩu trang, đeo kính và ăn mặc kín đáo.

Cách chữa bệnh chàm tại nhà hiệu quả

Sử dụng các loại thuốc Tây tại chỗ

Thuốc Tây không phải sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh chàm. Tuy nhiên để giải quyết các triệu chứng khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như:

  1. Thuốc giảm ngứa: Cetirizine, Chlorpheniramine, Siro Phennergan… hoặc một số loại kem chống ngứa chuyên dụng.
  2. Chữa bệnh chàm bằng thuốc mỡ: Bao gồm các loại như Cream Celestoderm-neomycin, Cream synalar-neomycin… giúp cô lập vùng da bị tổn thương, tránh nguy cơ lây lan và nhiễm trùng da.
  3. Thuốc kháng sinh: Cũng tương tự như thuốc mỡ, kháng sinh có tác dụng chống viêm nhiễm vùng da bị chàm.

Chữa bệnh chàm bằng các bài thuốc dân gian

  1. Lá lốt: Giã nát 1 nắm lá lốt đã rửa sạch, sau đó trộn thêm vài hạt muối. Lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm, để khô rồi bôi một lớp mỏng lá lốt lên. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần 20 phút.
  2. Bài thuốc chữa bệnh chàm bằng lá đinh lăng: Lấy lá đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Dùng khoảng 30g pha trà uống hàng ngày.
  3. Tinh bột nghệ: Dùng tinh bột nghệ pha với chút mật ong rồi bôi lên vùng da bị chàm. Nghệ không những giúp giảm ngứa mà còn hỗ trợ làm lành tổn thương vô cùng hiệu quả.
  4. Cách điều trị bệnh chàm bằng tắm lá khế: Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày. Lá khế có công dụng kháng khuẩn, giảm kích ứng rất tốt.
  5. Muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da bị chàm mỗi ngày. Đây là cách đơn giản để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và bội nhiễm tương đối hiệu quả.

Quy tắc điều trị bệnh chàm theo Đông Y

Đông Y căn cứ vào cơ địa, tình trạng của mỗi bệnh nhân mà gia giảm các nguyên liệu cho phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị các bệnh da liễu khá nổi tiếng:

1. Chữa bệnh chàm do phong nhiệt

Với những bệnh nhân xuất hiện nhiều mụn nước, ngứa ngáy toàn thân nhưng lại ít khi bị loét, Đông Y sẽ dùng phép trừ thấp, sơ phong thanh nhiệt.

Thực hiện: Hoàng cầm, long đởm thảm, hoàng bá, sa tiền, sinh địa, mộc thông, sài hồ, quy đầu mỗi loại 8g; chi tử, khổ sâm, ngưu bàng, kinh giới, trạc tả mỗi loại 12g; cam thảo 2g. Tất cả đem sắc với nước và uống ngày 1 thang.

2. Chữa bệnh chàm do thấp nhiệt

Với trường hợp chàm có mụn nước, lở loét, chảy máu tươi, Đông Y dùng phép thanh nhiệt táo thấp.

Thực hiện: Hoàng đằng 8g; hoàng bá, khổ sâm, hoạt thạch, linh bì, bạch tiền bì, hoàng cầm mỗi loại 12g; thổ phục linh, kim ngân hoa, sinh địa mỗi loại 20g. Đem nguyên liệu sắc lấy nước uống hàng ngày.

3. Chữa bệnh chàm mãn tính

Người bị bệnh chàm tấn công theo đợt nhất định, các triệu chứng xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể thì do chứng huyết táo và phong. Lúc này, Đông y sẽ dùng phép khu phong dưỡng huyết.

Thực hiện: Hy thiêm, tiễn bì, bạch thược, quy đầu mỗi loại 12g; hoàng bá, địa phụ tử, tật lê, khổ sâm, xuyên khung mỗi loại 8g; tiễn bì 10g; thuyền thoái 6g; thục địa 20g. Người bệnh chàm đem bài thuốc sắc với 1,5 lít nước cho đến khi còn 1 lít thì dừng lại, chắt nước uống trong ngày.

Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Một số vấn đề bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm: Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh chàm

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là bài thuốc Đông Y được nghiên cứu và phát triển bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Kế thừa những tài liệu y học cổ phương, kết hợp với nghiên cứu từ thực tiễn y học hiện đại, bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm với phác đồ toàn diện “Nội công ngoại kích” đã ra đời.

Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Phác đồ điều trị toàn diện, chuyên sâu của bài thuốc ngưu bì giải độc ẩm

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là sự kết hợp của 3 yếu tố trong điều trị gồm thuốc uống , thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da. Mỗi một liệu pháp đảm nhận một vai trò riêng biệt trong điều trị:

Thuốc uống:

  • Đảm nhận vai trò thanh nhiệt, giải độc, củng cố chức năng gan thận, tiêu trừ nhiệt độc trong cơ thể, tăng sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
  • Là sự kết hợp của 11 vị thuốc kinh điển. Trong đó có 6 vị chủ dược và 5 vị bổ trợ. Các vị thuốc được gia giảm với nhau theo nguyên tắc “Quân – thần – tá – sứ”, đem lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Thuốc ngâm rửa

  • Đảm nhận nhiệm vụ làm sạch, sát trùng da, giúp làm mềm da, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên bề mặt không để lại sẹo, là bước đệm để thuốc bôi tác dụng tốt hơn.

Thuốc bôi

  • Giúp giảm ngứa rát, sưng đau, giúp bề mặt da bị tổn thương mau lành sẹo, phòng ngừa biến chứng bội nhiễm.

Dùng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm bao lâu thì có hiệu quả?

Trên kết quả điều trị lâm sàng cho thấy thời gian điều trị bệnh chàm phụ thuộc vào thể chàm, mức độ nặng nhẹ của bệnh lý và thể trạng của người bệnh. Thông thường, khả năng tiến triển trong điều trị như sau:

  • Sau 2-3 ngày dùng thuốc: Giảm đến 30% tình trạng phát ban, nổi mẩn, bong tróc da, ngứa ngáy khó chịu.
  • Sau 3-7 ngày: Triệu chứng tổng quát trên da thuyên giảm đến 70%. Các mảng da viêm do bệnh giảm về kích thước, giảm mẩn đỏ, phát ban.
  • Sau 7-10 ngày: Da lành lặn, không thâm sẹo, hết ngứa, dự phòng tái phát.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để kết nối ngay!

Bệnh chàm là gì, nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Có được kết quả khả quan trên là nhờ bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ địa người Việt hiện đại, sử dụng 100% thảo dược đạt chuẩn CO-CQ được lấy tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế)…

Năm 2018, Tâm Minh Đường đã được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho những đóng góp thiết thực đối với cộng đồng.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Hotline: 0908.84.9669

Con số thống kê về bệnh chàm và tài liệu tham khảo

Chàm là một trong những bệnh da liễu có số người mắc cao nhất. Theo thống kê, có tới 20% số người đến khám tại các bệnh viện da liễu là bị chàm. Hiện nay, bệnh chàm xuất hiện ở 15% dân số thế giới với những thể bệnh và tình trạng nặng nhẹ khác nhau. Việt Nam cũng là một nước có tỷ lệ mắc bệnh cao do không khí, điều kiện sống không đảm bảo, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, dễ khiến chàm khởi phát và tiến triển.

Theo tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh chàm và da liễu” của Bộ Y Tế năm 2015, khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa cũng có con bị bệnh này. Nếu cả mẹ và con cùng bị chàm thì 80% con cái sẽ mắc bệnh.

Để tìm hiểu về bệnh chàm, chúng ta có thể tham khảo một số tài liệu dưới đây:

  • Cuốn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu” của NXB Y học thuộc Bộ Y Tế.
  • Cuốn “Bệnh da liễu học” của PGS.TS Trần Hậu Khang, trường Đại học Y Hà Nội.
  • Tài liệu “Phác đồ điều trị” của Khoa da liễu, Bệnh viện Đa khoa, Sở Y Tế An Giang.
  • Cuốn “Da liễu học” của PGS.TS Phạm Văn Hiển, NXB Giáo dục Việt Nam.
  • Tài liệu “Chàm thể tạng” của Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm. Hy vọng thông qua bài viết này, độc giả có cái nhìn tổng quan và chính xác về căn bệnh quái ác này, đồng thời lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Chúc các bạn luôn khỏe !

các từ khóa liên quan: - Tìm kiếm có liên quan - Mẹo chữa bệnh chàm - Kem bôi trị eczema - Thuốc trị bệnh chàm - Chàm mụn nước - Thuốc trị bệnh chàm tốt nhất - Trị chàm dứt điểm - Hình ảnh bệnh chàm - Nguyên nhân bị chàm. Nguồn : bacsydakhoa.com