Quảng Cáo

Bệnh gan nên ăn gì, hoa quả gì và thực đơn tốt cho người bệnh

10/07/2020

Bệnh gan nên ăn gì? Những hoa quả nào tốt cho người bệnh? Đây đều là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đang mắc các bệnh về gan và thực sự nghiêm túc trong việc chữa trị dứt điểm bệnh thì việc cân nhắc lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh gan nên ăn gì?

Ngoài việc áp dụng nghiêm ngặt phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, ngoài ra người bệnh cũng cần hết sức chú ý tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Những thực đơn tốt cho người bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây sẽ là một số thông tin mà bạn người bệnh có thể tham khảo để có thể đưa ra cho mình một chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Xem thêm:Bệnh gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh gan nên ăn gì, hoa quả gì và thực đơn tốt cho người bệnh
Những loại trái cây tốt cho người mắc những bệnh lý về gan

Bệnh gan nên ăn hoa quả gì?

Những người bệnh nên bổ sung những loại hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất đặc biệt là vitamin A, C để hỗ trợ tăng sức đề kháng, bổ sung chất chống oxy hóa giảm sự phát triển bệnh. Một số loại hoa quả sau sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn:

  • Táo: Táo là một loại quả giàu vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol nên rất tốt cho người bệnh về gan.
  • Lê: Trong lê có nhiều chất dinh dưỡng giúp sản xuất glutathione hỗ trợ tế bào gan trong chức năng thải độc.
  • Nho: Trong nho có chứa kali, canxi, phốt pho, sắt, protein, các loại vitamin, axit amin giúp tăng cường sức khỏe cơ thể, bảo vệ gan khỏe mạnh. Bệnh gan nên ăn hoa quả gì? Nho là một trong những loại hoa quả mà người bệnh nên sử dụng hằng ngày.
  • Bơ: Bơ có chứa chất béo lành mạnh và các loại vitamin như B, C, E tăng sức khỏe gan. Bên cạnh đó, bơ có chứa chất chống oxy hóa glutathione giúp tăng khả năng thải độc tố của gan, sửa chữa tổn thương gan hiệu quả.
  • Cam, chanh, bưởi: Đây đều là những quả có hàm lượng vitamin C cao, giúp kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, do chứa nhiều chất chống oxy hóa nên các loại trái cây họ cam tốt cho khả năng phục hồi của gan.

Thực phẩm giàu đạm

Các thực phẩm giàu đạm không thể thiếu trong danh sách người bệnh gan nên ăn gì? Các thực phẩm này có thể cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động của cơ thể, tốt cho chức năng gan. Người bệnh cần đảm bảo ít nhất 50g protein mỗi ngày từ cá, trứng, thịt, sữa. Trong đó protein từ sữa bò và cá rất tốt cho người bệnh vì đều dễ tiêu hóa. 

Xem thêm:Các bác sĩ, lương y chữa bệnh gan giỏi ở các tỉnh thành cả nước

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

Những chất béo lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe cơ thể, giảm những tổn thương ở gan. Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh tốt cho gan bao gồm hạnh nhân, socola, bơ, hạt chia, các loại cá giàu omega 3…

Tuy nhiên, bạn hãy nhớ chế biến các thực phẩm tốt cho người bệnh này ở dạng luộc, hấp, hạn chế chiên, xào, rán để tốt cho sức khỏe gan, hạn chế gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan không nên ăn gì?

Chất béo động vật

Chất béo động vật như thịt mỡ được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe người bệnh . Nếu so với thịt nạc thì hàm lượng protein có trong thịt mỡ ít hơn nhiều nhưng lại chứa nhiều chất béo động vật không tốt cho sức khỏe.

Bệnh gan nên ăn gì, hoa quả gì và thực đơn tốt cho người bệnh
Người bệnh gan không nên ăn gì? Chất béo động vật là thực phẩm nên tránh

Mỡ động vật khiến quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất tại gan bị ảnh hưởng, chất béo tích tụ tại gan gây nên gan nhiễm mỡ. 

Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm không tốt cho người bệnh về gan bởi đây là thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, chứa nhiều chất bảo quản trong khi chức năng gan suy yếu, khả năng đào thải kém. 

Thịt dê

Theo đông y, thịt dê có tính nóng. Vì thế, người bệnh gan không nên ăn nhiều vì sẽ dễ gây ra phản ứng viêm, tổn thương gan. Bên cạnh đó, thịt dê chứa nhiều protein, mỡ nên đối với người gan suy yếu thì chức năng chuyển hóa và thải độc của những chất từ thịt dê dễ gây áp lực lên gan, khiến gan làm việc nhiều hơn.

Nội tạng động vật

Những người bị bệnh về gan cần cẩn trọng với nội tạng động vật như gan, lòng, tim… bởi đây là thực phẩm chứa nhiều cholesterol gây ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan. 

Măng

Măng là thực phẩm không tốt cho người bệnh gan khó tiêu hóa ở dạ dày và khó chuyển hóa ở gan với những người có tổn thương dạ dày, gan.

Vì vậy những người bị bệnh về gan ăn nhiều măng không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Ngoài ra, măng còn chứa rất nhiều chất có tính độc. Hầu hết, đều không tốt cho cơ thể nếu người bệnh ăn quá nhiều. Vì vậy, măng là thực phẩm nên hạn chế sử dụng trong các bữa ăn.

Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán không tốt cho gan bởi chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan, có thể dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ trong nội tạng. Vì thế, người bệnh gan nên lựa chọn các phương pháp chế biến khác như luộc, hấp, nướng, hạn chế các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm cay nóng

Các thực phẩm cay nóng chứa nhiều ớt khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để lọc bỏ nên ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Mẫu thực đơn cho người bệnh gan trong tuần

Bệnh gan nên ăn gì, hoa quả gì và thực đơn tốt cho người bệnh
Mẫu thực đơn 7 ngày mà người bệnh có thể tham khảo

Thứ hai

  • Bữa sáng: Cháo yến mạch tốt cho sức khỏe với quả việt quất, sữa ít đường.
  • Bữa ăn nhẹ thứ nhất: Các loại hạt thô hoặc rang, không chiên trong dầu (khoảng 1/4 một cốc)
  • Bữa trưa: Salad rau củ quả, nửa chén cơm với các loại thịt tùy thích.
  • Bữa ăn nhẹ thứ 2 : Một quả chuối
  • Bữa tối: Gạo lứt với ức gà nướng

Thứ ba

  • Ăn sáng: 2 lát bánh mì nướng, 1 quả trứng ốp la
  • Bữa ăn nhẹ thứ nhất: Hai quả táo
  • Bữa trưa: Cơm, cá biển, rau bina xào
  • Bữa ăn nhẹ thứ hai: Cốc sữa chua
  • Bữa tối: Thịt bò, tôm, cơm, rau củ quả tùy thích trong danh mục thực đơn cho người bệnh gan.

Thứ tư

  • Bữa sáng: Bánh bông lan, sữa ít đường
  • Bữa ăn nhẹ thứ nhất: Quả nho
  • Bữa trưa: Cháo cá hồi
  • Bữa ăn nhẹ thứ 2: Một bát trái cây tươi (quả mâm xôi, dâu tây, quả lê)
  • Bữa tối: Cơm, món ăn từ đậu phụ, thịt lợn nạc.

Thứ năm

  • Bữa sáng: Bánh mì
  • Bữa ăn nhẹ thứ nhất: Quả bưởi
  • Bữa trưa: Người bệnh gan có nên ăn trứng với Salad
  • Bữa ăn nhẹ thứ hai: Một cốc
  • Bữa tối: Mát lát cá hồi, cá thu nướng, salad rau xanh

Thứ sáu

  • Bữa sáng: Ức gà, sữa tươi
  • Bữa ăn nhẹ: Rau tươi (thử hai củ cà rốt hoặc hai quả dưa chuột, sống)
  • Ăn trưa: Cơm, thịt gà/lợn/bò tùy thích, rau củ quả
  • Bữa ăn nhẹ thứ 2: Một cốc ngũ cốc
  • Bữa tối: Salad trộn, táo, thịt gà

Ngày thứ bảy

  • Thực đơn cho người bệnh gan vào bữa sáng: Trái cây tươi và các loại hạt ngũ cốc
  • Bữa ăn nhẹ: Các loại bánh
  • Bữa trưa: Cá ngừ hấp, rau xanh luộc, cơm
  • Bữa ăn nhẹ thứ hai: Một cốc sữa chua ít béo
  • Bữa tối: Súp lơ, món ăn từ thịt nạc, cơm

Chủ nhật

  • Bữa sáng: Phô mai ít béo phết lên hai lát bánh mì nướng
  • Bữa ăn nhẹ thứ nhất: Hai quả táo hoặc hai quả cam
  • Bữa trưa: Cháo đậu xanh, bưởi
  • Bữa ăn nhẹ thứ hai: Một chén rau tươi hoặc súp lơ luộc nhuyễn
  • Bữa tối: Ức gà nướng, cơm, rau, thịt lợn luộc

Hy vọng những thông tin về bệnh gan nên ăn gì, kiêng ăn gì trên hữu ích với bạn. Đừng quên chú ý đến việc điều trị y khoa, luyện tập thể dục để kết quả bệnh được cải thiện tốt nhất.

các từ khóa liên quan: