Bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, có nguy hiểm không? Đây là những vấn đề băn khoăn của nhiều người chứ không chỉ riêng người mắc bệnh. Bài viết dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa là một bệnh lý da liễu, đó là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì da. Bệnh xảy ra cả ở nam và nữ, cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể bị bệnh, không loại trừ một ai. Bệnh với các triệu chứng hết sức đặc trưng mà người bệnh có thể dễ dàng nhận định được xem mình có bị bệnh hay không? Các biểu hiện của bệnh đó là:
- Tình trạng mọc mụn nước ở gan bàn tay, gan bàn chân, vùng rìa hay đầu các ngón chân, ngón tay. Đôi khi mụn nước còn mọc ở bẹn, nách,…(nơi vùng da ẩm ướt, bí, hay có nhiều mồ hôi). Mụn nước kích thước nhỏ, chỉ vài milimet, mọc sát nhau thành từng đám, mảng ở vùng da bị bệnh. Các mụn có đầu trắng trong hoặc hơi đục, sờ thấy dày, nổi sần sùi trên da. Các vết mụn này rất khó vỡ thường tự xẹp, sau đó da vùng tổn thương chuyển thành màu vàng.
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu liên tục, đôi khi gây nên đau rát cho bệnh nhân.
- Lòng bàn tay, lòng bàn chân tăng tiết mồ hôi càng làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mất tự tin.
Các triệu chứng này thường tái phát thành từng đợt một chứ không kéo dài liên tục mãi.
Mọi người luôn có quan niệm cho rằng các bệnh da liễu là những bệnh rất dễ lây lan cho người khác. Chính vì vậy, thường có quan niệm xa lánh những người có bệnh về da, bản thân người bị bệnh cũng luôn tự ti về bệnh của mình, không dám đến gần hay động chạm vào ai, tâm lý bị tổn thương rất nhiều.Vậy sự thật về vấn đề bệnh tổ đỉa có lây không là như thế nào?
Theo các bác sĩ, tổ đỉa không phải là một bệnh truyền nhiễm, nó không lây cho người khác qua bất kì một con đường nào dù là tiếp xúc, hô hấp hay đường máu,…
Bệnh chỉ lan rộng hơn trên cơ thể người bệnh khi các mụn nước bị vỡ do người bệnh gãi quá nhiều, quá mạnh. Do đó chúng ta không nên xa lánh những người bị bệnh vì như vậy có thể gây tổn thương tâm lý rất nhiều cho họ.
Bệnh tổ đỉa có di truyền không?
Tổ đỉa liệu có di truyền hay không? Đây cũng là một câu hỏi mà không ít người băn khoăn lo lắng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa, nhưng tóm lại vẫn bao gồm 2 nguyên nhân chính sau:
Các yếu tố khách quan bao gồm:
- Do người bệnh có cơ địa dị ứng, khi gặp các dị nguyên gây bệnh, bệnh có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào.
- Do thời tiết khô hanh, nóng quá hay lạnh quá.
- Do nghề nghiệp của người bệnh có những đặc trưng riêng như phải tiếp xúc với hoá chất độc hại, chất ô nhiễm, chất bẩn,… trong suốt thời gian làm việc.
- Do dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc,…
Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm:
- Rối loạn sự bài tiết mồ hôi làm mồ hôi tiết ra quá nhiều.
- Rối loạn thần kinh giao cảm.
- Mang yếu tố di truyền bệnh tổ đỉa.
Như vậy nhìn vào các nguyên nhân gây bệnh đã liệt kê ở trên thì tổ đỉa là một bệnh có thể di truyền được. Theo như thống kê của các chuyên gia khi nghiên cứu về bệnh lý da liễu này thì đối với bố hoặc mẹ bị bệnh thì con của họ cũng bị mắc bệnh với tỷ lệ chiếm 8%. Còn đối với những người có cả bố và mẹ của họ đều bị bệnh thì xác suất bị tổ đỉa sẽ lên đến 47%. Có thể thấy yếu tố di truyền là một tác nhân gây bệnh không hề nhỏ nhặt.
Người bị tổ đỉa có nguyên nhân là do yếu tố di truyền thì bệnh có thể bùng phát khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân khách quan đã liệt kê ở trên.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Về cơ bản tổ đỉa không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng bệnh của nó thì rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh có xu hướng tiến triển thành một bệnh mạn tính, người bệnh khi này thay vì chỉ tìm cách chữa bệnh thì còn phải tìm cách để sống hoài hợp với bệnh này.
Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Trước tiên là gây mất thẩm mỹ, do bệnh thường xuất hiện ở những vùng da hở như chân, tay. Thứ 2 đó là bệnh nhân luôn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi đau, rát bỏng vùng da bị bệnh. Đặc biệt khi bị bệnh tổ đỉa ở chân, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, hoạt động.
Khi người bệnh vận động mạnh có thể làm cho mụn nước bị vỡ, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào và gây nên tổ đỉa bội nhiễm, nặng nhất là gây nhiễm trùng huyết. Khi đó bệnh sẽ thực sự gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa có thể làm giảm triệu chứng rất hiệu quả nhưng lại khó có thể trị dứt điểm hoàn toàn. Do vậy người bị bệnh luôn phải trong trạng thái “sống chung với lũ”. Đặc biệt để không gặp phải các biến chứng nặng nề của bệnh gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh thì bệnh nhân phải thực sự cẩn trọng trong việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là một số thông tin về bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không? Có nguy hiểm hay không? Hi vọng rằng nó sẽ giúp người bệnh có một cái nhìn khái quát và đầy đủ về bệnh, từ đó có biện pháp dự phòng hay điều trị cho bản thân. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
>> Xem thêm: Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?