Quảng Cáo

Bệnh trĩ có lây không, lây qua đường nào, liệu có di truyền không?

10/07/2020

Bệnh trĩ có lây không, lây qua đường nào và có di truyền không? Là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi trĩ là một căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết quá bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ có lây không, lây qua đường nào, liệu có di truyền không?
Bệnh trĩ có lây không?

Trĩ là bệnh lý liên quan đến mạch máu của tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch bị ứ máu, mạch máu sẽ giãn ra và nếu nó xảy ra ở hậu môn thì được gọi là trĩ. Người bị trĩ sẽ thường cảm thấy đau rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện, có thể đi ngoài ra máu.

Nếu tình trạng này để lâu sẽ làm mất nhiều máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy bị bệnh trĩ là gì, có lây không?

Theo như nhiều nghiên cứu đã thực hiện, các chuyên gia khẳng định: Trĩ không phải là một bệnh có tính lây lan, những ai quan niệm đây là bệnh có thể lây lan là hoàn toàn sai lầm.

Mỗi người mắc trĩ đều có thể do những nguyên nhân khác nhau: Nhân viên văn phòng hiện nay có tỉ lệ mắc trĩ cao do phải ngồi làm việc nhiều, ít vận động, chế độ ăn uống không điều độ, khoa học (ăn nhiều chất đạm, chất béo mà ít rau củ, chất xơ).

Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn xảy đến do một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, dạ dày, đại tràng hay trực tràng.

Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh có nguy cơ làm suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn và do kết cấu sinh lý khác biệt, máu chảy sẽ gây ra nhiễm trùng phụ khoa.

Kết luận, đây không phải là căn bệnh lây lan qua bất cứ con đường nào kể cả khi bạn mặc chung quần áo, ngồi chung ghế hay sử dụng chung các đồ cá nhân.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Có rất nhiều trường hợp trong một gia đình nếu cha mẹ bị trĩ thì con cái của họ cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Vậy bệnh trĩ có tính di truyền không? Các chuyên gia đưa ra nhận định bản chất của trĩ là không di truyền.

Sự “di truyền” của trĩ được hiểu theo nghĩa những người trong gia đình có cùng một chế độ ăn uống và sinh hoạt thì có thể mắc bệnh giống nhau.

Bệnh trĩ có lây không, lây qua đường nào, liệu có di truyền không?
Bệnh trĩ có di truyền không?

Trong trường hợp trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng bệnh mất van tĩnh mạch (đây là một bệnh di truyền) và di truyền cho con cái. Bạn có thể bị trĩ vì đây là một biến chứng của bệnh van tĩnh mạch.

Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa được không, uống thuốc tây có khỏi không?

Phụ nữ có thai thuộc nhóm có nguy cơ cao bị trĩ do cơ địa nóng hơn người thường. Nếu không thể nạp nhiều chất xơ, hoa quả rất dễ có khả năng táo bón, lâu ngày sẽ bị bệnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần làm những xét nghiệm liên quan để xem mình có bệnh van tĩnh mạch trong người không, vì đây là bệnh có thể di truyền đến thai nhi.

Dù khả năng di truyền thấp nhưng cũng không phải không có, vì vậy bạn hãy luôn cẩn thận.

Khi bị bệnh trĩ, vùng hậu môn sẽ bị tổn thương nặng nhẹ tuỳ mức độ. Bạn cần chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp cũng như thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Đặc biệt lưu ý đối với mẹ bầu, hãy chủ động uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây rau xanh để tăng cường chất xơ, hạn chế táo bón kéo dài – Nguyên nhân lớn nhất gây ra trĩ.

Bệnh trĩ lây qua đường nào?

Như đã khẳng định ở trên, bệnh trĩ không lây và không lây lan qua bất cứ đường nào.

Bệnh trĩ có lây không, lây qua đường nào, liệu có di truyền không?
Bệnh trĩ lây qua đường nào?

Những bệnh lây nhiễm thường được tạo ra bởi những tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… Trong khi bản chất của bệnh này là do sự sa giãn quá mức của tĩnh mạch tại hậu môn, tạo áp lực lên trực trào rồi hình thành các búi trĩ.

>>>Có thể bạn muốn biết: Bệnh trĩ có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh:

  • Táo bón xảy ra khi khối phân trong ruột bị mất nước, khiến chúng trở nên không cứng và khó thoát ra bên ngoài. Mỗi người bị táo bón đều cố gắng rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Cơ chế hoạt động cũng tĩnh mạch hậu môn sẽ phải căng giãn nhiều lần. Để lâu không khôi phục được khả năng đàn hồi và hình thành búi trĩ.
  • Một số đối tượng dễ mắc bệnh là nhân viên văn phòng, lái xe,.. Do việc ngồi hoặc đứng cố định một tư thế sẽ gây áp lực lớn xuống hậu môn và làm cho đám rối tĩnh mạch xuống dần, khiến họ mắc trĩ. Ngoài ra, những người lao động nặng cũng có nguy cơ mắc trĩ cao.
  • Chế độ ăn uống thất thường, ít chất xơ, uống ít nước; thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, cay nóng, bia rượu và các chất kích thích cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bị trĩ
  • Thức khuya dậy sớm, ít vận động cũng sẽ gây ra bệnh.
  • Ảnh hưởng của tuổi tác: tuổi càng cao thì hệ tiêu hoá hoạt động càng kém, sức khỏe yếu đi cũng khiến người già ăn uống và vận động kém hơn.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc nam, thuốc tây chữa bệnh trĩ, người bệnh cần thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm:

  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày.
  • Ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là một số loại giàu chất xơ như chuối, bưởi, đu đủ… giúp cải thiện các triệu chứng, giảm đau rát và chảy máu búi trĩ.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường chất xơ, ổn định tiêu hoá, giúp phần mềm và đi vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, hãy chủ động đi kể cả khi không buồn vì việc giữ phân trong trực tràng và hậu môn quá lâu sẽ khiến phân hấp thụ nhiều nước, khô cứng và khó đi hơn. Bên cạnh đó, không cố gắng rặn mạnh nhằm tránh gây tổn thương đến vùng hậu môn.
  • Hạn chế mặc quần áo chật để gây khó chịu bản thân, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận động gây áp lực lên tĩnh mạch, đại tràng.
  • Thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng, giảm táo bón và giảm những áp lực lên tĩnh mạch.
  • Không nên ngồi quá lâu, tự tạo cho mình những không gian và thời gian vận động vừa tốt cho hậu môn, vừa tốt cho cột sống.
  • Cần tránh việc đọc báo, xem điện thoại, xem máy tính khi đi đại tiện.

Những thông tin tham khảo trong bài viết này về chủ đề bệnh trĩ có lây không, lây qua đường nào và có di truyền không đã được cập nhật đầy đủ. Tuy vậy, để nắm rõ tình trạng bệnh lý của mình, bạn hãy chủ động đi khám và thực hiện đúng phương pháp điều trị của bác sĩ. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ!

các từ khóa liên quan: