Quảng Cáo

Bệnh trĩ khi mang thai & cách xử lý an toàn cho bà bầu

10/07/2020

Bệnh trĩ khi mang thai và cách chữa trĩ an toàn cho bà bầu như thế nào hiệu quả? là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn đang mang thai. Vậy đâu là phương án cải thiện bệnh tối ưu? Cùng tìm hiểu thông tin ngay sau đây.
Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ khi mang thai cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu thay đổi sinh lý, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, các chị em thường mắc phải một số bệnh lý về đường tiêu hóa như bệnh trĩ, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa…

Trĩ là một căn bệnh xảy ra khi các tế bào mao mạch ở hậu môn bị tổn thương, trầy xước và phồng to tạo thành các búi trĩ. Nguyên nhân là do quá trình mang thai làm chèn ép xương chậu và hậu môn từ đó máu tích tụ nhiều tại các mao mạch này.

Bệnh trĩ khi mang thai & cách xử lý an toàn cho bà bầu
Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngoài ra, trong quá trình mang thai các chị em thường phải ăn uống nhiều để nuôi dưỡng thai nhi từ đó gây ra hiện tượng táo bón. Tình trạng này diễn ra khiến cho các chị em gặp bất tiện trong việc đi ngoài. Người bệnh phải rặn nhiều làm xước thành hậu môn, tổn thương mạch máu và hình thành bệnh.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ khi mang thai không gây nguy hiểm tính mạng cho mẹ bầu.

Nếu ở mức độ nhẹ vào giai đoạn khởi phát, các mẹ bầu chỉ cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là có thể tự khỏi. Nếu bệnh ở mức độ nặng hơn như cấp độ 2, 3, 4, người bệnh sẽ cần can thiệp bởi thuốc đặc trị.

Các chị em nên đến bác sĩ để được khám và kê thuốc đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai như ngứa ngáy khó chịu, đau rát hậu môn, chảy máu, có chất nhầy màu vàng khi đi vệ sinh…Các chị em cần có biện pháp cải thiện nhanh chóng để bệnh không tiến triển phức tạp thêm.

Thông thường, khi đến gặp bác sĩ sẽ được tư vấn sử dụng thuốc để nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, mọi người nên cân nhắc không nên sử dụng thuốc tây chữa bệnh trĩ khi mang thai bởi tác dụng phụ của sản phẩm này gây ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chính vì vậy, để nhằm cải thiện tình trạng bệnh này, mọi người có thể thực hiện theo các cách sau đây:

Bệnh trĩ khi mang thai & cách xử lý an toàn cho bà bầu
Các cách điều trị bệnh trị khi mang thai
  • Uống trên 2 lít nước: Các chị em nên uống từ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cho quá trình tuần hoàn máu được thuận tiện từ đó cải thiện bệnh hiệu quả.
  • Các bà mẹ không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh hoặc ngồi rặn quá mạnh. Điều này sẽ làm tích tụ máu và làm xước hậu môn. Bệnh trĩ khi mang thai sẽ nặng hơn nếu bạn liên tục thói quen này. Nếu rặn mà không đi vệ sinh được, bạn nên đứng dậy đi lại một thời gian.
  • Ăn những loại rau giàu chất xơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt để giúp dễ tiêu hoá và dễ đi ngoài hơn.
  • Vệ sinh thật sạch vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh: Ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 phút để mạch máu lưu thông, làm người bệnh cảm giác thư giãn, dễ chịu, bớt đau rát và ngứa ngáy hơn.
  • Các bà mẹ khi mang thai không nên khiêng vác vật nặng. Điều này sẽ gây áp lực, chèn ép và tụ máu tại hậu môn, gây giãn mạch nhiều hơn.
  • Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá khi mang thai bằng cách xay ra uống hoặc đắp xung quanh hậu môn. Diếp cá có thành phần khử trùng, kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Mỗi ngày bạn có thể lấy 300 gam diếp cá đem xay nhuyễn với 500ml nước. Lọc lấy phần nước cốt để uống. Phần bã chắt ra, bạn có thể dùng chúng để đắp lên vùng hậu môn. Dùng khăn sạch để cố định lại, giữ yên trong 15 phút. Hoặc người bệnh có thể nấu 300gr lá diếp cá để xông hơi vùng hậu môn mỗi ngày.
  • Có thể dùng kem mỡ động vật để bôi lên vùng tổn thương. Người mẹ nên sử dụng cách chữa trĩ ở bà bầu này để làm săn búi trĩ.
  • Sau mỗi lần đi tắm, dùng khăn giấy mềm lau khô vùng hậu môn để tránh bị cọ sát với vải. Khi sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau và bị chảy máu.
  • Các mẹ bầu bị bệnh trĩ khi mang thai nên nằm nghiêng để mạch máu tại vùng hậu môn lưu thông thuận tiện, tránh bị phù mạch máu hậu môn.
  • Ngâm chân với nước ấm: Mỗi ngày bạn nên ngâm chân trong nước ấm kết hợp xoa bóp trong 30 phút. Nên cho vài lát gừng, chanh và một ít muối để có tác dụng kích thích mạch máu lưu thông.
  • Tập thói quen đi ngoài cố định giờ giấc, không nên nhịn đi đại tiện hay đi tiểu tiện.
  • Người mẹ nên ngồi xổm khi đi ngoài.

Lưu ý cách chữa bệnh trĩ khi mang thai

Để giúp cho quá trình điều trị bệnh khi khi mang thai. Các bà mẹ cần áp dụng các biện pháp điều trị từ sớm và tuân thủ các lưu ý sau. Các lưu ý này sẽ giúp các bà mẹ nhanh chóng hồi phục bệnh hơn.

  • Không nên hấp thụ quá nhiều chất sắt. Người mẹ nên bổ sung lượng sắt vừa đủ vào những tháng cuối. Lượng sắt vẫn nên cung cấp hàng ngày, tuy nhiên không nên vượt quá chỉ số cho phép. Điều này sẽ làm trình trạng bệnh trĩ khi mang thai trở lên trầm trọng hơn.
  • Nên cố gắng thiết lập giờ đi ngoài cố định. Không nên nhịn đi đại tiện hay đi tiểu tiện. Nếu vào nhà vệ sinh mà không đi được, người mẹ nên đi lại hoạt động để quên cơn mót. Sau đó khoảng vài tiếng đi vệ sinh lại sẽ dễ dàng hơn.
  • Người mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ để khí huyết lưu thông, giảm phù nề, tụ máu.
  • Khi phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai nên giữ một tinh thần thoải mái, tránh stress lo nghĩ nhiều. Thay vào đó, bạn nên đi khám tại bác sĩ phụ sản y tín. Bác sĩ có cho bạn những lời khuyên an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Không nên ngồi nhiều một chỗ khi mang thai: Tất cả áp lực cơ thể sẽ dồn xuống mông và bắp chân. Điều này làm tắc nghẽn máu tại hậu môn nhiều hơn. Các bà mẹ khi mang thai nên đi lại nhẹ nhàng để máu dễ lưu thông.
  • Khi vừa phát hiện có triệu chứng bệnh, người mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt ngay lập tức để nhanh chóng khỏi bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ khi mang thai và cách chữa trĩ an toàn cho bà bầu. Cách chị em khi mang thai nên có những biện pháp điều trị từ sớm để tránh bệnh phát triển nặng hơn.

các từ khóa liên quan: