Bệnh trĩ đã trở thành một bệnh lý phổ biến hiện nay, tỷ lệ người mắc ở mức khá cao. Vậy bệnh này có nguy hiểm không, có tự khỏi được không, hình ảnh và các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, phòng tránh như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung sau đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tên gọi của hiện tượng các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn nở, phình to hơn nhiều so với trạng thái bình thường. Tình trạng này là hậu quả khi chúng gặp phải áp lực quá mức từ việc cố rặn đại tiện với tần suất cao, đồng thời máu trong tĩnh mạch lại bị dồn nén không được lưu thông về tim.
Trĩ còn được biết đến với cái tên dân gian là chứng “lòi dom”. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ được chia thành 3 dạng chủ yếu như sau:
- Dạng 1: Bệnh trĩ nội. Ở dạng này, búi trĩ xuất hiện bên trong của ống hậu môn, tuy nhiên sau đó nó có thể sẽ bị trồi ra ngoài nếu tình trạng bệnh ở mức nặng.
- Dạng 2: Bệnh trĩ ngoại. Với dạng này thì búi trĩ hình thành ngay phần rìa ngoài của hậu môn, càng để lâu kích thước của nó sẽ càng tăng dẫn tới viêm nhiễm.
- Dạng 3: Bệnh trĩ hỗn hợp, có nghĩa là người bệnh bị đồng thời cả 2 dạng trên. Điều đó đồng nghĩa với việc chữa trị cũng gặp khó khăn hơn. Lý do là bởi nếu cả búi trĩ nội và ngoại đều nằm ngoài thì cần mất nhiều thời gian mới có thể phân biệt được chúng.
Hình ảnh bệnh trĩ
Nếu để nói về hình ảnh của các bệnh lý thì có lẽ hình ảnh của bệnh trĩ là một trong những bức hình gây ám ảnh nhất với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là hình ảnh trĩ ngoại nhẹ ở một số bệnh nhân không vệ sinh sạch sẽ.
Từ khóa về hình ảnh của bệnh cũng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều của không ít độc giả với các mục đích khác nhau. Điều đặc biệt khi lựa chọn các hình ảnh bệnh trĩ thì độc giả cần phải luôn cân nhắc xem hình ảnh nào hợp lý để tránh “mất vệ sinh” cho bạn đọc và người xem hình.
Tuy nhiên, trên thực tế việc thể hiện chân thật các hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh bệnh trĩ ngoại đã giúp các bệnh nhân, nhất là những người mới bị hiểu được sự nguy hiểm do căn bệnh này gây ra, từ đó có suy nghĩ đúng đắn để lựa chọn các phương pháp can thiệp kịp thời, tránh để lại những hậu quả khôn lường.
Hình ảnh của bệnh trĩ ngoại và nội tương đối khác nhau vì về bản chất đây là 2 căn bệnh “trong” và “ngoài” nên việc thể hiện bằng hình ảnh đôi khi chỉ được các “nhiếp ảnh gia” mô phỏng hoặc chụp lại với căn bệnh trĩ ngoại mà thôi.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Trên thực tế, cả trĩ nội và trĩ ngoại đều không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên để lâu dài sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn:
- Gây đại tiện khó: Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường rất ngại khi đi đại tiện vì mỗi lần đi rất khó và đau rát. Đặc biệt khi trĩ phát triển ở mức độ nặng thì người bệnh không kiểm soát được việc đi đại tiện.
- Nhiễm trùng: Do áp lực của hệ tĩnh mạch ở bên trong trực tràng dẫn đến làm nghẹt cơ vòng hậu môn khiến máu không được lưu thông, gây tắc nghẽn búi trĩ. Khi búi trĩ bị tắc sẽ gây ra hiện tượng sưng, viêm và nhiễm trùng khiến người bệnh khó ngồi.
- Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng: Khi một trong hai vợ chồng có người có dấu hiệu của bệnh trĩ thì rất ngại việc sinh hoạt chăn gối vì túi trĩ có thể sa ra ngoài gây chảy máu, khiến bạn tự ti, giảm ham muốn.
- Hệ thần kinh bị ảnh hưởng: Một biến chứng khác của trĩ là nó tác động không nhỏ đến hệ thần kinh ở trực tràng và hậu môn, người bệnh trĩ có cảm giác đau, căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ,…
- Thiếu máu: Đi ngoài khó khăn nên mỗi lần đi khiến cơ thể mất máu, suy nhược, da xanh xao, chóng mặt, có thể tụt huyết áp,…
Hiện nay, trĩ là bệnh lý phổ biến thường gặp ở bất cứ đối tượng nào. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống kém, ngồi nhiều, ít vận động nên rất dễ bị bệnh.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một căn bệnh không thể tự khỏi được. Vì lúc này tĩnh mạch ở vùng hậu môn đã bị co giãn, xơ hóa nên không thể tự phục hồi được, thậm chí nó còn gây hoại tử.
Nếu muốn sớm “chia tay” căn bệnh trĩ quái ác này đòi hỏi người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh kịp thời, từ đó can thiệp điều trị sớm để có thể dứt điểm được tình trạng bệnh. Việc hy vọng vào bệnh có thể tự khỏi là một điều rất xa vời.
Dấu hiệu bệnh trĩ
Thấy có máu mỗi khi đại tiện
Đại tiện bị chảy máu là dấu hiệu bệnh trĩ đặc trưng thường gặp nhất, được phát hiện lẫn trong phân hoặc giấy lau sau khi sử dụng. Theo thống kê, 10 người mắc bệnh thì có tới 6-7 người gặp phải triệu chứng này.
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng chảy máu do bệnh trĩ có thể chỉ rất ít, nhưng càng lâu dài sẽ nhiều dần lên, đặc biệt là lúc người bệnh cố rặn. Thậm chí đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, chỉ với việc ngồi xổm cũng khiến bị chảy máu.
Dấu hiệu bệnh trĩ gây ngứa và đau rát hậu môn
Đây cũng là một biểu hiện khá phổ biến, bởi lúc này vùng hậu môn đang phải chịu những sự biến đổi. Búi trĩ hình thành làm người bệnh thấy cộm lên và vướng víu. Đồng thời khi bị bệnh trĩ, những chất nhầy từ niêm mạc sẽ tiết ra gây nên hiện tượng ngứa, lúc nào cũng thấy ẩm ướt khó chịu.
Triệu chứng đau đớn, rát thường xuất hiện ở người bệnh trĩ, nhiều nhất lúc đi vệ sinh, dù là đang hay đã đi xong. Thậm chí là sau đó vùng xung quanh của hậu môn còn có thể sưng tấy lên.
Búi trĩ bị sa ra ngoài
Nếu bệnh trĩ không được chữa một cách nhanh chóng, búi trĩ sẽ phát triển dần theo hướng tiêu cực. Ở mức độ nhẹ, búi trĩ chỉ sa xuống khi người bệnh rặn đại tiện, có thể tự động rút lại. Mức sau đó là phải có tác động vào thì búi trĩ mới rút lên được. Và đến mức độ nặng nhất thì búi trĩ nằm thẳng phía ngoài ống hậu môn, không thể tụt vào trong.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Chúng ta có thể thấy rằng bệnh này có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Theo y học hiện đại, đây là căn bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó các yếu tố phổ biến cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây bệnh trĩ do bị táo bón
Khi gặp phải tình trạng này phân sẽ trở nên cứng và khô, rất khó để thải được ra ngoài. Nếu muốn nhanh chóng đại tiện được thì người bị bệnh trĩ phải dùng sức rặn, từ đó gây áp lực lên tĩnh mạch của hậu môn.
Việc táo bón xảy ra với tần suất lớn rất dễ gây nên trĩ, làm người bệnh đau rát, luôn cảm thấy có sự vướng víu.
Bị bệnh trĩ do thói quen sinh hoạt sai
Một số người có thói quen khi đi đại tiện thường sẽ mang theo điện thoại, sách, dẫn tới việc ngồi quá lâu, không hề tốt cho sức khỏe. Tiếp theo là tỷ lệ người mắc bệnh trĩ sẽ cao hơn bình thường do lười vận động, đi lại. Điều này sẽ làm cho cơ thể trở nên trì trệ, quá trình lưu thông máu cũng vì thế mà diễn ra không được trơn tru.
Ngoài ra, nếu thường xuyên thức khuya, để đầu óc căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa gây rối loạn đại tiện.
Nguyên nhân của bệnh trĩ do dinh dưỡng không phù hợp
Những loại đồ ăn dầu mỡ, cay nóng… tuy ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho cơ thể. Việc lạm dụng chúng đồng nghĩa với việc gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và hình thành nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Bên cạnh đó, không ít người có thói quen ăn rất ít các loại rau củ, trái cây khiến hàm lượng chất xơ trong cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng.
Ngoài ra, Khả năng bị bệnh trĩ sẽ tăng cao nếu không bổ sung đủ nước mỗi ngày, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm, các cơ quan phải hoạt động mạnh hơn. Chính vì thế phân trở nên cứng khô, đại tiện khó, lâu dần xuất hiện tình trạng bệnh.
Nguyên nhân bệnh trĩ do đặc thù nghề nghiệp
Những công việc có tính chất phải ngồi hay đứng cả ngày, không có sự vận động cơ thể, hoặc một số nghề nghiệp cần lao động quá sức, nặng nề sẽ dẫn tới dồn nén sức ép xuống phần dưới.
Điều này lý giải tại sao người bị bệnh trĩ lại là những người thường làm công việc văn phòng, nghề lái xe, làm may… hoặc hay phải ngồi lâu một chỗ lại dễ bị bệnh hơn những nhóm người khác.
Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ khác
- Cân nặng quá mức, béo phì.
- Do mang bầu hoặc sau thời gian sinh em bé.
- Do tuổi tác (tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh).
- Bị bệnh trĩ có thể do quan hệ tình dục với mức độ cao bằng đường hậu môn.
Cách phòng tránh bệnh trĩ
Chính vì tác hại và hậu quả của bệnh trĩ là nguy hiểm, khó lường nên bất kỳ ai cũng cần biết cách tự phòng tránh cho bản thân mình.
- Bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp phân không bị cứng và khô. Thường xuyên uống nước đầy đủ, bao gồm cả nước lọc, nước ép hoa quả…
- Người bị bệnh trĩ cần hạn chế tối đa việc rặn khi đại tiện, tránh nhịn đại tiện. Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo vùng hậu môn.
- Có thời gian vận động xen kẽ nếu do đặc tính công việc phải đứng hay ngồi lâu cả ngày. Ngoài ra, người bệnh trĩ nên dành khoảng 30 phút tới 1 tiếng mỗi ngày để tập thể dục (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…).
- Nếu đang ở trong tình trạng béo phì hãy nhanh chóng giảm cân bằng cách xây dựng lại chế độ ăn, tập thể dục thể thao.
Nghiên cứu và thống kê về bệnh trĩ
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại nước ta hiện nay đã lên tới 40 – 50%. Mặc dù độ tuổi phổ biến của căn bệnh này là từ 30 tới 60, nhưng thực tế con số này đang ngày càng bị trẻ hóa. Lý do là bởi những thói quen xấu của giới trẻ như: Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thích ăn gia vị cay mặn, sử dụng chất kích thích, lười uống nước, ít vận động, vừa đại tiện vừa sử dụng điện thoại…
Đặc biệt, trong thống kê về người mắc bệnh trĩ thì phái nữ lại chiếm tới 60%, còn nam giới chỉ có 40%. Có thể giải thích điều này qua việc phụ nữ khi đang mang thai những tháng cuối hoặc sau khi sinh đều rất dễ bị trĩ, do thai nhi gây sức ép tới phần hậu môn.
Chấm dứt ám ảnh bệnh trĩ nhờ bài thuốc đặc hiệu
Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng mang đến hiệu quả triệt để. Đó cũng chính là lý do khiến rất nhiều bệnh nhân tìm đến Cao Tiêu Trĩ của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường bởi mang đến hiệu quả bền vững mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đây cũng là thương hiệu nhận được cúp và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018 nên bạn đọc có thể hoàn toàn yên tâm.
Cao Tiêu Trĩ là bài thuốc Đông y trị dứt điểm trĩ theo phác đồ “Trong uống – Ngoài ngâm”. Khác biệt hoàn toàn với các phương pháp từng có trên thị trường, Cao Tiêu Trĩ tác động vào căn nguyên gây bệnh, làm co búi trĩ đồng thời thanh nhiệt, tóa hỏa và ngăn chặn tái phát.
Bằng kinh nghiệm chữa bệnh nhiều năm, các chuyên gia Tâm Minh Đường đã quyết định sử dụng 9 vị thảo dược “bổ trung ích khí” làm tôn chỉ cho phương pháp trị bệnh trĩ bằng thuốc nam – Cao Tiêu Trĩ:
- Hòe hoa, Ngư tinh thảo: Cầm máu, thanh nhiệt.
- Tỳ giải, Bạch Thược: Giúp co búi trĩ.
- Hoàng Liên, Nha đam tử: Chống tiêu chảy.
- Ngũ bồn tử: Trị xuất huyết, hạ khí.
- Toàn Yết, Mã đậu linh: Phục hồi tổn thương trực tràng, hậu môn.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Ưu điểm độc đáo của Cao Tiêu Trĩ:
- Thảo dược 100% được lấy từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.
- Sản phẩm được bào chế dạng cao giúp “thôi” tối đa dược tính có trong thảo mộc.
- Cao Tiêu Trĩ ở dạng cao nên rất dễ hấp thụ vào thành dạ dày, thẩm thấu nhanh chóng vào cơ thể, giúp nuôi dưỡng các mô, cơ tĩnh mạch,….
Trong 1 chương trình về sức khỏe, BS.CKI Hoàng Thị Lan Hương đã đánh giá cao dạng cao nguyên chất của Cao Tiêu Trĩ, mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh:
[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/i-Hf6hTuryE” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]
Hiệu quả của Cao Tiêu trĩ đã được chứng thực trên hàng nghìn bệnh nhân. Bạn đọc quan tâm có thể lắng nghe chia sẻ của bác Đinh Văn Khuông chiến thắng bệnh trĩ bằng sản phẩm này:
[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/hq9F6IpabNo” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]
Bài viết trên đây đã đưa tới các thông tin chi tiết về bệnh trĩ, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, những cách chữa bệnh cùng cách phòng tránh. Người bệnh không nên vì e ngại tình trạng “nhạy cảm” này mà chủ quan trong việc khám chữa bệnh. Hãy chữa bệnh càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa những hậu quả khó lường do trĩ gây ra.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ: