Quảng Cáo

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

10/07/2020

Viêm da tiếp xúc là một dạng bệnh da liễu, gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng của sống người bệnh. Sớm nắm bắt rõ nguyên nhân, dấu hiệu sẽ là tiền đề quan trọng để phòng ngừa và điều trị triệt để căn bệnh này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Viêm da tiếp xúc là gì?

Cơ địa của mỗi người có thể dị ứng với các yếu tố dị ứng khác nhau. Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân này, có thể gây phản ứng như mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm. Tình trạng này gọi là viêm da tiếp xúc. Căn bệnh này thường có các biểu hiện tương tự như viêm da cơ địa, căn bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay.

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc

Theo tính chất, các bác sĩ chia bệnh lý này thành 3 loại, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tình trạng bệnh này khởi phát khi làn da xảy ra phản ứng sau khi tiếp xúc với một tác nhân lạ. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng các hóa chất gây viêm, khiến cho da bị kích ứng, gây ngứa và xảy ra một loạt các dấu hiệu của bệnh.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Đây là thể bệnh phổ biến nhất, xảy ra khi làn da tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay một vật liệu nào đó gây kích ứng.
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Đây là một loại bệnh lý hiếm gặp, xảy ra phản ứng trên da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Nếu không được điều trị tốt thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Đây là tình trạng các tổn thương trên da bị vi khuẩn, virus tấn công làm nhiễm trùng da dẫn đến viêm nhiễm và rất khó chữa trị.

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc

Bệnh thường xảy ra khi làn da tiếp xúc với các tác nhân kích ứng và dị ứng. Các tác nhân này thường đến từ môi trường sống và không gian làm việc của người bệnh.

  • Thể tiếp xúc dị ứng: Nước hoa, hóa chất mỹ phẩm, kim loại, đồ trang sức, găng tay cao su, dây đeo tay,…
  • Thể tiếp xúc kích ứng: Chất tẩy rửa, chất tẩy trắng, axit trong pin, bình xịt hơi cay, dầu lửa, xà phòng,…
  • Thể tiếp xúc ánh sáng: Nguyên nhân gây tình trạng này ngoài tác nhân ánh sáng ra thì cũng có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại của ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, ở thể bội nhiễm, bệnh có thể phát triển khi vi khuẩn xâm nhập,…

Ngoài những yếu tố bên ngoài, bệnh còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị viêm da tiếp xúc thì tỷ lệ di truyền sang thế hệ con cháu lên đến 70%.
  • Yếu tố cơ địa: Với những người có cơ địa nhạy cảm, sẽ rất bị tổn thương khi bị các tác nhân như nấm, vi khuẩn tấn công.
  • Nguyên nhân viêm da tiếp xúc do hệ miễn dịch kém: Yếu tố này khiến sức đề kháng cơ thể kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, tỷ lệ mắc bệnh viêm da tăng cao.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Hải sản, đậu phộng và các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá đều là nguyên nhân có thể gây bệnh bất cứ lúc nào.
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc có thể là do dị ứng thực phẩm

Thậm chí, ở một số cơ địa người nhạy cảm, bệnh còn có thể xảy ra khi người đó tiếp xúc với nước. Những đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với nước thường xuyên như thợ làm tóc, nhân viên y tế, bartender,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh kích ứng.

Biểu hiện viêm da tiếp xúc

Ở một số trường hợp bệnh nhân, ở mỗi vùng trên cơ thể sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc vùng da đầu: Xảy ra các biểu hiện mẩn đỏ ngoài da, bong tróc vảy, đôi khi có thể là những hạt bụi li ti. Đa phần những trường hợp bị bệnh vùng đầu đều gây ngứa, do đó nhiều người thường nhầm lẫn với tình trạng da đầu nhiều gàu.
  • Bệnh ở mặt: Một số biểu hiện bệnh đặc trưng như nổi mụn, mủ, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy thường xuyên. Thậm chí, làn da sẽ xuất hiện nhiều bã nhờn hơn gây ra các tình trạng xấu trên da.
  • Viêm da tiếp xúc vùng mắt: Tình trạng này gây ra hiện tượng phù nề mí mắt. Ở một số bệnh nhân còn kèm theo biểu hiện viêm kết mạc vô cùng nguy hiểm.
  • Ở môi: Đa phần người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu, da mẩn đỏ, tróc môi, bong vảy. Khi da môi bị bong tróc hiến môi bị nứt nẻ gây tiết dịch, có thể chảy máu.
  • Bệnh viêm da ở dái tai: Biểu hiện thường thấy là khô da, viêm da tiết bã, bong tróc vảy. Ngoài ra còn có thể xuất hiện mụn nước kèm theo tiếp dịch và bội nhiễm.
  • Viêm da tiếp xúc ở tay, chân: Người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như khô da, bong tróc, thậm chí có mụn nước li ti, tiết dịch.
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Các thể bệnh và những triệu chứng đi kèm

Viêm da tiếp xúc kiêng gì?

Khi mắc phải căn bệnh này, bạn phải kiêng cữ trong cả sinh hoạt cũng như ăn uống để bệnh mau khỏi và hạn chế tái phát, cụ thể là:

Những thực phẩm người viêm da tiếp xúc nên kiêng

  • Rượu bia, thực phẩm chứa chất kích thích: Ethanol là một trong những thành phần có trong rượu bia gây ức chế quá trình đào thải độc của gan, khiến chất thải bị tích tụ trong cơ thể dẫn đến tình trạng da ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, người sử dụng nhiều đồ uống có cồn còn khiến hệ thần kinh bị tổn thương làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy,…
  • Hải sản: Trong hải sản có chứa nhiều histamin, đây là một hoạt chất gây kích ứng. Do đó, người đang mắc viêm da tiếp xúc nên loại bỏ những món ăn được chế biến từ hải sản ra khỏi thực đơn nếu không muốn tình trạng ngày một nặng hơn.
  • Thực phẩm cay nóng, chứa chất bảo quản: Người bệnh tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm thuộc nhóm này. Bởi chúng sẽ gây nóng trong, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, khiến độc tố không được đào thải ra ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể, từ đó tình trạng viêm da sẽ nặng hơn.

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như hóa chất, chất tẩy rửa, nước hóa, xà phòng,…
  • Tuyệt đối không nên ma sát mạnh, gãi lên bề mặt da trong thời gian bị bệnh. Bởi hành động này có thể gây ra những vết xước hoặc nhiều trùng trên da.
  • Cẩn thận với những vận động mạnh, gây tiết mồ hôi, nóng cơ thể khiến da ngày càng thêm ngứa ngáy.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp, chất liệu vải mềm mại, không bị bức bí.

Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Một số loại thuốc điều trị

Sau 2-3 ngày điều trị tại nhà mà tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc các triệu chứng trở nặng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị như sau:

  • Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm ở vùng da bị bệnh. Có hai dạng được sử dụng là thuốc mỡ hoặc dạng kem. Nếu tình trạng viêm da tiếp xúc trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc Corticosteroid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh dai dẳng. Tác dụng của loại thuốc này là làm dịu cơn ngứa, người bệnh có thể sử dụng với liều lượng liên tục trong vòng từ 2-4 tuần.
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Thuốc chữa viêm da tiếp xúc

Chữa bệnh tại nhà

Tình trạng viêm da tiếp xúc có thể biến mất sau một thời gian không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, để điều trị  tốt nhất bạn nên xác định và tránh xa các tác nhân đó càng sớm càng tốt. Người bệnh có thể xử lý vùng da bị dị ứng bằng xà phòng diệt khuẩn, việc làm này có thể giảm nhanh cơn ngứa cũng như ngăn chặn tình trạng ngứa lan rộng.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các cách khắc phục tại nhà khác như:

  • Sử dụng thuốc mỡ bôi lên vùng da bệnh.
  • Tắm nước muối hoặc bột yến mạch để vệ sinh vùng da bị viêm.
  • Chườm đá cũng là một phương pháp được đánh giá cao trong điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà. Người bệnh cần thực hiện phương pháp này mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30 phút.
  • Rửa sạch vùng da bị bệnh bằng dung dịch axit từ tự nhiên như nước cốt chanh hoặc giấm.
  • Sử dụng một số loại lá cây có tác dụng diệt khuẩn để vệ sinh vùng da bị bệnh: Trầu không, kinh giới, lá khế, khổ qua,….

Theo quan nhiệm đông y, viêm da tiếp xúc hình thành do hệ miễn dịch suy giảm, chức năng tạng can thận suy yếu. Cơ chế chung của đông y đó chính là giải quyết căn nguyên, với sự tác động của nhiều liệu pháp, mang lại kết quả bền vững.

Nổi tiếng trong các bài thuốc đông y chữa viêm da tiếp xúc đó chính là Ngưu Bì Giải Độc Ẩm. Bài thuốc được nghiên cứu và hoàn thiện bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Phác đồ điều trị toàn diện của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Ngưu Bì Giải Độc Ẩm tập trung điều trị viêm da tiếp xúc theo 3 cơ chế “Loại bỏ triệu chứng – Giải độc – Phục hồi tổn thương”. Theo đó, 1 lộ trình điều trị bài bản của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm bao gồm:

  • Thuốc uống:

– Được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên theo dạng thang. Do đó, tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ gia giảm thành phần sao cho mang lại kết quả tốt nhất.

– Bài thuốc uống chiếm 75% kết quả của quá trình điều trị giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm mát gan, khôi phục chức năng của tạng can thận, củng cố hệ miễn dịch, dự phòng tái phát.

  • Thuốc ngâm: Có tác dụng sát khuẩn, diệt trùng, giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong tróc,…
  • Thuốc bôi: Được bào chế ở dạng kem bôi giúp tái tạo tế bào biểu bì mới, làm lành và phục hồi tổn thương nhanh chóng.
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Theo kết quả điều trị thực tế cho thấy, trên 90% bệnh nhân có kết quả điều trị khả năng chỉ sau 10 ngày sử dụng. Với những trường hợp nặng hơn cần thời gian điều trị dài hơn, tối đa là 1 tháng:

  • 3-5 ngày đầu: Tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng đỏ,… thuyên giảm 30-45%.
  • 5-10 ngày tiếp theo: Triệu chứng bệnh được kiểm soát hoàn toàn, chức năng gan thận được khôi phục 85%.
  • Sau 1 tháng: Da dẻ khỏe mạnh, bồi bổ cơ thể, kiểm soát bệnh ít nhất 3 năm.

Ưu điểm của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:

  • Toàn bộ thảo mộc đều được thu hái từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người sử dụng.
  • Lộ trình điều trị rõ ràng, hiệu quả bền vững, ngăn chặn tình trạng tái phát.
  • Được nghiên cứu và bào chế bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường – Đơn vị nhận được giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lý viêm da tiếp xúc. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0908849669

các từ khóa liên quan: - Related searches. Nguồn : bacsydakhoa.com