Quảng Cáo

Bệnh zona thần kinh ở chân, tay: Thông tin chi tiết và cách giải quyết

10/07/2020

Bệnh zona ở chân, tay là bệnh ngoài da rất phổ biến, bất kể ai cũng có thể mắc phải. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan trước những biểu hiện của căn bệnh này. Vậy bệnh zona ở chân nguy hiểm như thế nào, cách nhận biết và xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tìm hiểu về bệnh zona thần kinh ở tay, chân

Tuy có tỷ lệ biến chứng rất thấp, nhưng nếu chủ quan không kịp thời chữa trị, bệnh zona thần kinh ở chân và tay có thể sẽ để lại những hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh.

Bệnh zona thần kinh ở chân, tay: Thông tin chi tiết và cách giải quyết
Bệnh zona ở chân, tay có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị tốt

Cụ thể, những biến chứng của bệnh zona ở tay, chân có thể gặp phải như sau:

  • Sẹo: Đối với người bệnh ở tình trạng nặng, trên da xuất hiện mụn lớn chứa máu và hoại tử sẽ có nguy cơ để lại những vết sẹo lớn khi khỏi bệnh. Nếu tình trạng zona ở chân lan ra rộng sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Sau khi mắc bệnh zona thần kinh ở chân được vài tháng hay thậm chí là vài năm, biến chứng có thể xuất hiện ở vùng cục bộ. Trong đó, điển hình là ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào cơ bản.
  • Gây bội nhiễm da: Rất nhiều người bệnh mắc zona ở chân bị biến chứng gây bội nhiễm da. Lúc này, trên vùng da chân sẽ xuất hiện những hố mụn loét sâu, sưng tấy và rất đau.
  • Nhiễm trùng da: Người mắc bệnh zona ở chân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và triệt để rất có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng da. Dấu hiệu của biến chứng này là da ửng đỏ, sưng tấy kèm đau rát. Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu này cần đi khám ngay để được điều trị, tránh ủ lâu ngày bệnh sẽ càng nặng thêm.

Cách phát hiện zona thần kinh ở chân, tay

Dân gian gọi bệnh zona là “giời leo”, tình trạng này xảy ra do siêu vi khuẩn varicella zoster virus (VZV), chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh thủy đậu trước đó. Tuy nhiên, bệnh zona ở tay, chân không dễ bùng phát thành đại dịch, không có khả năng lây lan từ người sang người mà thường chỉ xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch kém. Đây cũng là nguyên nhân vì sao, trẻ em và người cao tuổi lại là những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

Bệnh zona thần kinh ở chân, tay: Thông tin chi tiết và cách giải quyết
Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh ở tay, chân là da bị mẩn đỏ và nổi mụn nước

Dấu hiệu của zona ở chân, tay cũng giống như bệnh zona ở môi và rất dễ nhất biết. Khi bệnh mới khởi phát, tổn thương gây ra chưa đáng kể, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như đau rát ở vùng tay, chân, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh. Sau đó, trên da sẽ xuất hiện các mụn nước đỏ, hình tròn, phồng lên bề mặt da. Những mụn nước này có thể sẽ lan rộng ra vùng da xung quanh và vỡ ra sau 4 tuần

Trong giai đoạn phát triển, người bệnh sẽ thường xuyên gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi là cảm giác đau rát. Ở thời kỳ cuối, khi mụn nước khô lại, đóng vảy và để lại sẹo.

Ở những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau: Thân nhiệt cơ thể thay đổi, ớn lạnh, sốt cao, đau buốt quanh khu vực bệnh, bao tử khó chịu. Lúc này, người nhà nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành điều trị.

Với những người khỏe mạnh khi bị zona ở tay chân, mụn nước xuất hiện sẽ ít có khả năng để lại sẹo. Ngược lại, với những người có sức đề kháng yếu, các mụn nước sẽ lâu lành, gây đau đớn và khó khăn trong quá trình điều trị.

Bệnh zona ở tay, chân thường gặp ở những người cao tuổi, bệnh thường có những biểu hiện kéo dài vài tháng hoặc thậm chí là vài năm và để lại những di chứng sau quá trình điều trị.

Cách giải quyết zona thần kinh ở chân và tay

Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh zona thần kinh ở chân, tay

Thuốc kháng sinh

Hiện nay, bệnh zona nói chung và bệnh zona ở tay, chân nói riêng chưa có thuốc đặc trị, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng vi khuẩn. Loại thuốc này có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự lây lan, phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc hỗ trợ điều trị zona ở tay, chân

Người bệnh bị zona ở tay, chân có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị như kem bôi da chống ngứa, chống sẹo, thuốc giảm đau. Với những bệnh nhân có biểu hiện sốt sẽ được bác sĩ chỉ định thêm thuốc để hỗ trợ điều trị.

Các phương pháp điều trị không cần thuốc

Bài thuốc từ hành tím chữa bệnh zona ở chân, tay

Hành tím chứa nhiều các hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Bên cạnh đó, đây còn là một nguyên liệu làm lành các triệu chứng do bệnh để lại một cách an toàn.

Hành tím rửa sạch, thái lát mỏng đắp lên vùng da bị tổn thương. Giữ yên trong 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Bệnh zona thần kinh ở chân, tay: Thông tin chi tiết và cách giải quyết
Có thể dùng hành tím để chữa bệnh zona ở chân và tay

Sữa tươi

Sữa tươi chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào, có khả năng dưỡng da và trị bệnh zona ở tay, chân rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trong thành phần của sữa tươi còn chứa canxi giúp kháng viêm, làm lành vết loét, ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Bạn cần chuẩn bị lượng sữa tươi không đường hoặc tiệt trùng vừa đủ. Dùng bông thấm rồi đắp lên vùng da bị nhiễm bệnh để trong khoảng 20 phút rồi sạch bằng nước. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để có hiệu quả nhanh chóng.

Đá lạnh trị bệnh zona ở tay và chân

Nhiệt độ của đá lạnh có khả năng giảm bớt tình trạng đau rát của vết thương, khiến người bệnh quên đi cảm giác khó chịu, đau đớn. Lấy vài viên đá trong tủ lạnh cho vào miếng vải sạch rồi chườm lên vùng da tổn thương.

Chữa bệnh zona thần kinh ở tay, chân bằng tỏi

Tỏi là một gia vị quen thuộc trong căn bếp người Việt, ngoài ra nó còn có khả năng điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh zona ở tay, chân. Hàm lượng selen và Vitamin C tìm thấy trong tỏi có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh zona ở tay, chân rất hiệu quả.

Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi đắp lên vùng da chân, tay bị bệnh zona. Để sau khoảng 15 phút thì bỏ ra và rửa bằng nước ấm.

Bệnh zona ở chân, tay tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, khả năng để lại sẹo sẽ rất cao gây thẩm mỹ. Hy vọng với bài viết này, người bệnh sẽ có những biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng mà căn bệnh gây ra.

các từ khóa liên quan: