Quảng Cáo

Bị đau dạ dày uống được Amoxicilin và Efferalgan không?

10/07/2020

Bị đau dạ dày uống được Efferalgan không và Amocillin có tác dụng ra sao với người bệnh là những chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Nếu bạn đọc chưa có được câu trả lời thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về vấn đề này! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau dạ dày có uống được Efferalgan không?

Bị đau dạ dày uống được Amoxicilin và Efferalgan không?
Bị đau dạ dày uống được Efferalgan không

Trong thuốc Efferalgan có chứa thành phần chính là Paracetamol gồm các loại 80mg, 250mg hoặc loại 500mg có tác dụng hạ sốt, giảm đau ở các mức độ nhẹ và trung bình. Thuốc thường được dùng trong các trường hợp đau nhức xương khớp, đau mỏi gối, đau răng, đau đầu, đau họng, nhiễm trùng hoặc giảm các cơn đau mãn tính, hạ sốt…. Ngoài ra, Efferalgan còn có công dụng kháng viêm ở mức độ nhẹ nhờ vào khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin ở thần kinh trung ương. Nhiều người thắc mắc không biết liệu đau dạ dày có uống được Efferalgan không?

Thuốc có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau và tương đối an toàn nên được ưu tiên trong điều trị. Tùy theo từng độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa từng người mà sẽ được các bác sĩ kê đơn, chỉ định ở liều lượng phù hợp. Khoảng cách an toàn giữa hai lần uống thuốc liên tiếp là khoảng 4 giờ và không được dùng quá 5 ngày nếu đối tượng là trẻ em, không uống quá 10 ngày nếu là người lớn.

Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa, hấp thu thức ăn và các chất đưa vào cơ thể, kể cả thuốc. Vì vậy, dù câu trả lời cho vấn đề bị đau dạ dày uống được Efferalgan không là “Có” thì người bệnh vẫn nên thận trọng trong việc sử dụng các loại thuốc uống và thực phẩm bổ trợ. Trong quá trình sử dụng Efferalgan thì không được sử dụng bất kỳ loại thuốc có chứa paracetamol nào khác.

Thành phần paracetamol trong thuốc gây ức chế enzym cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương chứ không gây tác động toàn thân. Vì vậy, thuốc không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và chức năng của dạ dày. Tuy nhiên, không ngoại trừ một số trường hợp trong thời gian dùng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như co thắt, đau bao tử, nôn mửa… trong thời gian khoảng 1-2 ngày đầu sử dụng thuốc và sẽ biến mất sau vài ngày. 

Bị đau dạ dày uống được Amoxicilin và Efferalgan không?
Người bị đau dạ dày uống được Efferalgan nhưng cần lưu ý kỹ

Dù ít kích thích lên dạ dày nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên ăn no trước khi uống thuốc nhằm giúp làm giảm kích ứng lên vùng niêm mạc dạ dày. Nếu thấy xuất hiện nhưng biểu hiện bất thường sau khi uống thuốc thì nên ngừng ngay và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử trí kịp thời.
  • Nên sử dụng Efferalgan dạng viên đặt hậu môn đối với các trường hợp viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày vì thuốc ở dạng này sẽ được hấp thụ qua tĩnh mạch trực tràng nên không ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nếu có thể giảm đau, hạ sốt bằng các biện pháp khác như chườm nóng, chườm lạnh, mặc đồ thông thoáng thì không nên uống thuốc.
  • Người bệnh đau dạ dày có thể uống Efferalgan đồng thời với một số thuốc khác như thuốc kháng Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng acid sẽ giúp giảm đáng kể mức độ kích thích lên dạ dày.
  • Thuốc không dùng cho những người bệnh gan, thận và dị ứng với Paracetamol.

Việc hạn chế tối đa sử dụng bia rượu, các chất kích thích khác không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mà còn đảm bảo thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất. Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến dạ dày nhưng paracetamol được chuyển hóa và đào thải ở gan, thận nên nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài thì bệnh nhân sẽ bị suy gan, thận.

Đau dạ dày uống amoxicilin có được không?

Bị đau dạ dày uống được Amoxicilin và Efferalgan không?
Đau dạ dày uống Amoxicilin được không

Amoxicillin là một loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm clarithromycin và penicillin, hoạt động dựa trên cơ chế ức chế khả năng phát triển của các loại vi khuẩn. Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP và ngăn ngừa bệnh tái phát, không có tác dụng với những trường hợp bệnh gây ra bởi virus. Phối hợp Amoxicillin + PPI + Clarithromycin là một trong những phác đồ điều trị HP mới hiệu quả nhất.

Ngoài điều trị viêm dạ dày, thuốc còn được chỉ định trong các trường hợp viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu, nhiễm khuẩn da, các trường hợp viêm màng tim, viêm màng não…Vậy thì những người bị đau dạ dày có uống được Amoxicillin không?

Amoxicilin có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em phụ thuộc vào cân nặng. Tuy nhiên cần đến khám và sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ với trẻ nhỏ. Thuốc có thể được sử dụng trước hoặc sau khi ăn nhưng phải tuân thủ liệu trình và liều lượng đã được chỉ định. Người lớn được phép uống một ngày từ 500-1000mg, chia làm 2-3 lần. Với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ được điều chỉnh từ 25 – 50 mg/kg/ngày, uống 2 – 3 lần. Người nhiễm khuẩn nặng sẽ được xem xét tăng liều lên 80 – 100 mg/kg/ngày. Nên chia đều khoảng cách giữa mỗi lần sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm >>Đau dạ dày có uống được vitamin C, E không hay uống vitamin gì?

Mỗi đợt điều trị nên kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Nếu trong quá trình điều trị mà bệnh hồi phục sớm hơn thì bạn cần tiếp tục dùng đủ liều lượng được yêu cầu, không được tự ý dừng thuốc hoặc mua thêm thuốc về uống. Trong trường hợp quên liều thì cần uống bù ngay khi nhớ ra hoặc bỏ liều đó nếu thời gian rất gần với lần uống tiếp theo chứ không được uống gấp đôi liều.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Amoxicillin là đau nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, chất nôn có mùi khác thường, nước tiểu màu vàng sậm, yếu cơ, dễ bầm tím, kích thích thần kinh, lú lẫn, phát ban ở má và mũi, đau mỏi các khớp, hạch bạch huyết nổi lên và sưng to… Ngoài ra còn có một số triệu chứng nguy hiểm như khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, động kinh, ngất xỉu, khó đông máu, vàng mắt, vàng da… Vì vậy, người bị đau dạ dày khi uống Amoxicillin nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì nên ngừng thuốc ngay và báo cho bác sĩ hoặc gọi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Cần thận trọng nếu sử dụng thuốc cho người bị tiểu đường, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Amoxicilin không sử dụng cho những trường hợp bệnh do virus, chứng Mononucleosis, người nhiễm trùng gây tăng bạch cầu đơn nhân, người suy giảm chức năng gan, thận và những trường hợp dị ứng với Amoxicillin. Người bệnh không được tự ý uống thuốc bừa bãi khi không có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh và thuốc không phát huy được hiệu quả trong những đợt điều trị sau.

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Bị đau dạ dày uống được Efferalgan không?”. Hy vọng những thông tin trên giúp người đau bao tử hiểu thêm về tác dụng của thuốc và điều trị bệnh đúng cách. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!

các từ khóa liên quan: