Quảng Cáo

Bị đau đầu gối khi chạy bộ phải làm sao, có nên đi bộ không?

10/07/2020

Đau đầu gối có nên đi bộ không, đau khớp gối có nên chạy bộ không và cần lưu ý gì khi người bệnh muốn tập luyện 2 môn thể thao này vẫn luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết cho vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau đầu gối có nên đi bộ không?

Đây là dấu hiệu cho thấy phần xương khớp, sụn gối hoặc dây chằng ở bộ phận này bị tổn thương. Khi bị các cơn đau ở đầu gối hành hạ thì người bệnh thường gặp thêm một vài triệu chứng như cơ cứng khớp, nghe tiếng răng rắc hoặc lạo xạo trong phần xương, sưng tấy, khó duỗi thẳng hoặc gập cong đầu gối lại.

Bị đau đầu gối khi chạy bộ phải làm sao, có nên đi bộ không?
Đau đầu gối có nên đi bộ không?

Nguyên nhân dẫn đến trình trạng này có thể là do tổn thương các sụn xương, căng dãn dây chằng quá mức, trật khớp gối, viêm xương khớp ở gối. Chính điều này khiến các khớp gối trở nên tê mỏi, mất cảm giác hoặc đau khi vận động. Do đó người bệnh đau nhức khớp gối thường hạn chế những vận động liên quan đến chân và đầu gối.

Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe thì người bệnh nên đi bộ để hỗ trợ điều trị bệnh và giúp chân không bị teo cơ. Đồng thời các bác sĩ cũng đưa ra hướng dẫn cơ bản về đi bộ đúng cách cho người bệnh như sau:

  • Khởi động kỹ: Khởi động kỹ toàn thân, đặc biệt là phần chân trước khi đi bộ để hạn chế việc cơ bị căng cứng, chuột rút gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Tư thế đúng: Người bị đau đầu gối trái nên đi bộ với tư thế lưng thẳng, mở rộng phần vai, hai chân khi đi bộ nên mở rộng ngang vai. Khoảng cách lý tưởng giữa 2 bước chân là từ 1 đến 2 bàn chân. Khi đi bộ nên vung nhẹ 2 tay theo nhịp điệu đi để có thể kết hợp vận động tay một cách nhẹ nhàng.
  • Tốc độ di chuyển: Vì đang chịu những tổn thương ở đầu gối nên người bệnh hạn chế bước quá nhanh. Chỉ cần bước thong thả, từ tốn, trung bình khoảng 40-50 bước/ phút. Tổng thời gian đi bộ cũng chỉ nên từ 20-30 phút, nếu đang đi và có cảm giác đau thì đi giảm tốc độ hoặc ngồi nghỉ ngơi. 

Như vậy người bệnh nên đi bộ và cần tuân thủ tư thế lúc đi cũng như cường độ luyện tập để không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Đau khớp gối có nên chạy bộ không?

Người bệnhcó nên chạy bộ không cũng là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp được câu hỏi trên thì người bệnh cần biết rõ về tình trạng đau nhức khớp gối của bản thân để quyết định chạy bộ. Người bệnh có thể tham khảo lời khuyên dưới đây:

Bị đau đầu gối khi chạy bộ phải làm sao, có nên đi bộ không?
Người bệnh đau khớp gối có nên chạy bộ không?
  • Đau khớp đầu gối do chấn thương hoặc lệch xương đầu gối: Đối với nguyên nhân này thì người bệnh không nên chạy bộ. Vì khi chạy bộ áp lực đè lên các khớp đang bị chấn thương (nứt, gãy) là rất lớn. Do đó tham gia môn thể thao này sẽ khiến chân bị ảnh hưởng nhiều và gây đau đớn dữ dội.
  • Thoái hóa khớp gối: Đối với những bệnh nhân mắc căn bệnh này ở giai đoạn nhẹ thì chạy bộ với cường độ vừa phải sẽ góp phần chữa bệnh. Tuy nhiên, đau khớp gối có nên chạy bộ khi bệnh ở giai đoạn năng? Ở giai đoạn này, người bệnh tuyệt đối không nên thực hiện việc chạy bộ.
  • Đối với những tổn thương khác: Những tổn thương khác thường gặp như viêm khớp gối, viêm bánh chè,… thì người bệnh cũng không nên chạy bộ. Nếu vẫn muốn vận động để duy trì sức khỏe thì người bệnh nên tập một số môn thể thao như bơi lội, tập dưỡng sinh, tập yoga,… Những môn thể thao này thường có tác động tích cực đến phần khớp gối bị đau và hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm:Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống nguy hiểm không, phải làm sao?

Qua những lời khuyên trên đây, người bệnh đau khớp gối nên tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh của bản thân và tham khảo lời khuyên bác sĩ trước khi muốn chạy bộ để hỗ trợ điều trị bệnh tốt, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.

Bị đau đầu gối khi chạy bộ cần lưu ý gì?

Có những người bệnh dù bị đau nhưng vẫn rất “nghiện” chạy bộ, có thể nói là khó lòng bỏ được. Dưới đây là một vài lưu ý mà người bệnh khi chạy bộ cần quan tâm để bảo vệ đôi chân cũng như sức khỏe của bản thân:

Bị đau đầu gối khi chạy bộ phải làm sao, có nên đi bộ không?
Đau đầu gối khi chạy bộ phải làm sao?
  • Khởi động kỹ trước khi luyện tập, tư thế đúng (tương tự như khi đi bộ). Cường độ luyện tập chỉ nên khoảng 30 phút mỗi ngày, nhiều nhất là 45 phút, không nên gắng sức sẽ ảnh hưởng xấu đến chân.
  • Khi chạy bộ cần chọn giày có size rộng hơn chân một chút để thoải mái cho lòng bàn chân cũng như giảm bớt tác động xấu đến vùng đầu gối đang bị đau. Nên chọn loại quần ống rộng hoặc thun co giãn tốt để khi chạy thì vùng đầu gối được thả lỏng nhất có thể. 
  • Khi chạy bộ đau đầu gối, bạn cần lựa chọn địa hình chạy bộ bằng phẳng, hạn chế những nơi có dốc cao hoặc nhiều sỏi đá. Chạy bộ trên những địa hình này sẽ khiến cho đầu gối chịu áp lực nhiều gấp đôi so với địa hình bằng phẳng. Do đó nó chẳng những không giúp chữa bệnh mà còn khiến cho các khớp gối, sụn gối tổn thương nhiều hơn.
  • Khi hoàn thành bài chạy của mình tuyệt đối không ngồi nghỉ hoặc dừng đột ngột. Điều này sẽ khiến các cơ co cứng và gây ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Khi gần kết thúc bài chạy bộ thì người bệnh nên chạy chậm lại từ từ rồi chuyển sang đi bộ, kết hợp một số động tác xả cơ phù hợp. Xuất hiện tình trạng đau đầu gối khi chạy bạn cần đi bộ để cơ thể điều hòa trở lại thì mới nghỉ ngơi, uống nước và xoa bóp phần đầu gối.
  • Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm canxi, kẽm, magie,… trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng sức khỏe cho xương cũng như cơ thể. Đồng thời nên thường xuyên massage phần đầu gối mỗi ngày, chườm nóng hoặc ngâm nước nóng sẽ giúp các cơ, mạch máu được thư giãn và giảm những cơn đau nhanh chóng.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích về vấn đề đau đầu gối có nên đi bộ không, đau khớp gối có nên chạy bộ không và những lưu ý khi người bệnh vẫn muốn tham gia chạy bộ. Hy vọng rằng với những lời khuyên được đưa ra, người bệnh sẽ chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để bảo vệ đôi chân cũng như tăng cường sức khỏe của bản thân.

các từ khóa liên quan: - Related searches - đầu gối khi chạy bộ - bộ gối chạy bộ. Nguồn : bacsydakhoa.com