Bệnh nhân đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không? Câu hỏi này được khá nhiều người bệnh quan tâm. Đạp xe là một trong những phương pháp luyện tập giúp rèn luyện sức khỏe, nhưng nó có thực sự tốt với người bệnh. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến ngón chân. Có hai dây thần kinh tọa trái và và phải để điều khiển mỗi bên. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Bệnh được biết đến là một hội chứng thần kinh thường gặp, biểu hiện rõ rệt nhất là trạng thái đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó.
Người mắc chứng bệnh này thường dao động ở độ tuổi từ 30-50 tuổi. Nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp là bệnh thoát vị đĩa đệm (chiếm khoảng 80%).
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người có những phương pháp điều trị đặc thù. Thông thường, người mắc chứng bệnh này sẽ được chỉ định nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc giảm đau, kết hợp phục hồi chức năng bằng kéo dãn cột sống.
Bệnh nhân đau dây thần kinh tọa đạp xe để giúp cân đối hai bên chân và nâng cao sức khỏe. Đây là môn thể thao rất tốt cho bệnh áp dụng để kết hợp trong quá trình điều trị. Nó có thể đảm bảo được nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống.
Khi đạp xe, bạn không chỉ vận động hai chân mà còn vận động hai bên hông rất nhịp nhàng và đều đặn. Đạp xe thường xuyên, dây chằng sẽ trở nên linh hoạt hơn, các cơ xương trở nên mềm mại và có thể hạn chế tình trạng lắng đọng canxi.
Như vậy, bộ môn thể thao đạp xe đau có thể áp dụng với người bệnh đau thần kinh tọa để giúp hỗ trợ điều trị bệnh, không những thế còn có thể ngăn ngừa các bệnh xương khớp.
Không những có tác dụng tốt cho những người bệnh, thói quen đạp xe còn giúp cải thiện một số tình trạng sau đây:
- Vận động cơ thể mỗi ngày bằng việc đạp xe có thể giúp cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ nhanh hơn, được thư giãn và có một giấc ngủ sâu hơn.
- Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện đến 15% sự hô hấp tim mạch. Đối với những người thường xuyên đạp xe có khả năng suy giảm trí nhớ ít hơn những người ít vận động.
- Người bệnh đau thần kinh tọa nên đạp xe hằng ngày như một bài thể dục thường xuyên vào buổi sáng giúp giảm đến 50% nguy cơ các các bệnh về tim mạch. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mỗi tuần đạp xe khoảng 20 dặm sẽ giúp giảm khả năng nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh việc đạp xe, người bệnh cũng có thể kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội,… Tựu trung, bạn nên tìm đến với những bài tập không quá nặng nề mà có thể giúp gân cơ, các khớp xương được thư giãn nhẹ nhàng và giảm áp lực tác động lên đĩa đệm. Nó sẽ rèn luyện cho các cơ xương khớp được vận động dẻo dai, giảm các cơn đau một cách hiệu quả.
Đau dây thần kinh tọa có đi xe máy được không?
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Câu hỏi đã được giải đáp. Người bệnh nên đạp xe hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe. Có rất nhiều thói quen không khoa học dẫn đến bệnh. Theo một số báo cáo gần đây cho thấy, các tài xế lái xe đường dài có tỉ lệ mắc chứng bệnh này rất cao. Bởi đây là công việc đòi hỏi người lái phải ngồi một vị trí trong một thời gian dài, không thể vận động, đi lại để các khớp xương được linh hoạt, dẻo dai.
Hơn nữa, rất nhiều người lái xe ngồi sai tư thế khiến cho cột sống bị quá tải, đĩa đệm dần bị thoái hóa. Về lâu dài dẫn đến các bệnh về cột sống. Khi đi xe máy qua những đoạn đường xóc, sự tác động mạnh của một lực sẽ dễ khiến cho cột sống dễ bị tổn thương, cơn xương khớp cũng theo đó mà tăng thêm.
Qua đó có thể thấy rằng, việc đi lại bằng xe máy đối với người đau thần kinh tọa rất khó khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện phải đi lại bằng phương tiện này, người bệnh cần nhớ một số lưu ý sau đây:
- Chú ý ngồi ở tư thế lưng thẳng, không được xiên vẹo sang hai bên hoặc chúi về phía trước. Bởi sai tư thế về lâu dài có thể khiến cho bạn dễ mắc các bệnh xương khớp khác, cơn đau do bệnh cũng phát triển nặng hơn.
- Không nên đi xe máy đường dài. Trong một thời gian dài di chuyển và ngồi ở nguyên một tư thế, các khớp xương không được vận động dễ khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn.
- Không di chuyển trên những con đường gồ ghề, khi bị xóc mạnh sẽ có thể gây chấn thương địa đệm.
Thay vì di chuyển, đi lại bằng xe máy, người bệnh có thể lựa chọn một số hình thức khác như đi bộ hoặc đạp xe đạp. Bởi quá phụ thuộc vào xe máy sẽ khiến chứng đau thần kinh tọa sẽ trở nên nặng hơn, cơ thể trì trệ và các cơ xương khớp không có cơ hội, điều kiện được vận động. Lâu dần, dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm:Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình (gym) không thưa bác sĩ?
Cường độ và tần suất đạp xe cho bệnh nhân
Mặc dù đạp xe là rất cần thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý một số điểm để quá trình vận động được khoa học và hiệu quả:
- Nên chọn loại xe phù hợp với cơ thể và tình trạng bệnh lý: Người bệnh nên tránh các áp lực không đáng có đè nén lên lên cột sống. Để đạp xe hiệu quả người bệnh đau thần kinh tọa nên điều chỉnh yên xe cao vừa phải để người bệnh có thể ngồi thẳng lưng, thoải mái; lốp xe nên là loại lốp to, dễ hấp thụ sốc,…
- Tư thế khi đạp xe nên là tư thế chuẩn: ngồi thoải mái, phân phối lực ở cánh tay cùng với phần ngực nâng lên, cột sống không nên quá gồng căng. Người bệnh nên hạ thấp đầu xuống, để phần cổ được thả lỏng.
- Người mới bắt đầu đạp xe nên duy trì thời lượng từ 15 đến 20 phút mỗi ngày. Bởi vì nếu làm việc quá sức cũng sẽ khiến cho khung xương bị ảnh hưởng. Lâu dần, người bệnh nên nâng dần quãng đường và thời gian luyện tập lên. Đau thần kinh tọa nên đạp xe để nâng cao khả năng vận động, giúp cơ thể tăng khả năng tuần hoàn và giúp giảm tình trạng bệnh hiệu quả
- Địa hình nơi luyện tập cũng là một điểm cần được lưu ý. Bởi như phân tích ở trên, địa hình quá gồ ghề sẽ dễ khiến vùng cột sống chịu nhiều áp lực. Bạn nên lựa chọn những nơi có địa hình bằng phẳng, đặc biệt là những vùng được thiết kế dành riêng cho việc tập luyện xe đạp.
Người bệnh đau thần kinh tọa nên đạp xe không? Hãy coi việc đạp xe là phương pháp tập luyện hằng ngày để giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Bạn cũng có thể được phòng bệnh bằng nhiều phương pháp tập luyện hằng ngày như chạy bộ, đi bộ, không nên ngồi quá lâu ở một tư thế, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể,…