Quảng Cáo

Bị dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay bệnh nhân nên làm gì ngay?

10/07/2020

Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều người bị dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay. Triệu chứng này có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bất kỳ ai cũng cần có những kiến thức cơ bản về hiện tượng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin cần thiết để đối phó với tình trạng này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bị dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay bệnh nhân nên làm gì ngay?
Dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến

Dị ứng thuốc nổi mề đay có sao không?

Mày đay là triệu chứng hay gặp nhất của người bị tác dụng phụ hoặc dị ứng với thuốc. Đây có thể là biểu hiện ban đầu báo hiệu một loạt các biến chứng sắp xảy ra. Sau khi nổi mẩn, nếu cơ thể tiếp tục bị kích thích, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng mới rất nguy hiểm. 

Bệnh không xuất phát từ vi rút nên không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Nhưng nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên cẩn thận vì bệnh dễ tái phát trở lại nếu gặp kích ứng nhẹ. Việc dị ứng thuốc nổi mề đay cũng vì vậy mà trở nên phổ biến hơn.

Thời gian cơ thể bị nổi mẩn rất nhanh, chỉ sau vài tiếng kể từ lúc uống thuốc. Khi đó, da của người bệnh sẽ bị ửng đỏ và vô cùng ngứa ngáy. Tiếp theo, vài điểm trung tâm của vùng ửng đỏ dần nổi bọng nước, xuất hiện một vài chấm mụn mủ li ti trên da.

Ở mức độ nhẹ, dị ứng thuốc nổi mề đay chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian bạn đang uống thuốc. Do cơ thể không bị kích ứng nhiều nên số lượng mụn và diện tích vùng ửng đỏ khá ít. Nếu ngưng dùng thuốc triệu chứng này sẽ dần hết hẳn sau 3-4 ngày.

Ở mức độ nặng, mề có thể nổi dày đặc trên da, gây nên cảm giác ngứa ngáy và đau đớn dữ dội. Lúc này, bạn cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Sau khi bị mày đay, cổ họng có thể bị sưng phù, đau quặn bụng, tiêu chảy, phù não, không thể thở được. Người bệnh có thể bị tắc thở sau một thời gian rất ngắn, tuỳ thuộc vào sự kích ứng của mỗi người.

Dị ứng thức ăn nổi mề đay phải làm sao?

Bị dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay bệnh nhân nên làm gì ngay?
Dị ứng thức ăn nổi mề đay phải làm sao

So với dị ứng thuốc, số lượng người dị ứng thức ăn gây nổi mày đay ít hơn một chút. Hầu hết nguyên nhân là do bẩm sinh, chiếm đến 80% số ca mắc bệnh. Ngay từ khi sinh ra, họ không thể hấp thụ một số loại thức ăn như những người khác. 

Còn lại khoảng 20% số ca dị ứng thức ăn nổi mề đay sau khi có sự thay đổi thể chất như dạy thì, sinh con,… Tức là khi còn nhỏ bạn có thể ăn uống tất cả các loại thực phẩm, nhưng khi trải qua một sự kiện nào đó cơ thể lại bị dị ứng. Bạn sẽ bị kích ứng với một số loại thức ăn mà trước đó vẫn ăn được bình thường.

Các loại thức ăn có khả năng cao gây tình trạng này thường là hải sản, bia, rượu, thức ăn quá cay. Nếu không may bị dị ứng thức ăn gây nổi mẩn, bạn nên đến các cơ sở da liễu để được khám càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Nếu bệnh ở mức độ cấp tính, chúng sẽ tự hết sau một thời gian rất ngắn, da chỉ hơi sưng đỏ vài chỗ. Ngược lại, nếu mật độ mày đay dày đặc, càng ngày càng thấy khó chịu trong người thì bạn đã bị dị ứng mức độ nặng. Ngoài ra, sau khi đi khám bác sĩ và được bốc thuốc chống dị ứng mề đay, bạn nên áp dụng một số cách sau để nhanh chóng hết bệnh

  • Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cơ thể.
  • Tuyệt đối không gãi hoặc có bất kỳ hành động nào gây ma sát mạnh lên da.
  • Dùng khăn mềm để lau cơ thể sau khi tắm.
  • Người dị ứng thức ăn nổi mề đay luôn ở trong môi trường khô thoáng, tránh những nơi có độ ẩm cao, nhiều nấm mốc.
  • Tuyệt đối không ăn phải các thức ăn gây dị ứng. 
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều chất xơ vào các bữa ăn chính.
  • Uống nhiều vitamin và các khoáng chất để rút ngắn thời gian hồi phục da.
  • Không mặc các bồ đồ quá ôm sát cơ thể, thay vào đó hãy mặc đồ rộng và có chất liệu vải mềm.

Chú ý khi dị ứng thuốc tây nổi mề đay

Khi uống thuốc tây bị nổi mày đay, bạn cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức và báo cho bác sĩ biết. Các bác sĩ sẽ thay thế bằng một loại thuốc khác để tiếp tục điều trị bệnh. Như đã nói ở trên, dị ứng thuốc gây nổi mẩn có nhiều mức độ. 

Nếu dị ứng thuốc tây nổi mề đay ở mức độ nhẹ, các triệu chứng sẽ tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên ở một số người có thể trạng bị kích ứng quá mạnh, cơ thể sẽ xuất hiện một loạt các biến chứng khác vô cùng nguy hiểm. Nếu gặp phải diễn biến này, bạn cần tới bệnh viện để được cấp cứu càng sớm càng tốt. Có khá nhiều trường hợp người bệnh bị sưng phù hoàn toàn ống thở, cơ thể thiếu oxy dẫn tới tử vong. 

Ở giai đoạn nặng, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc kháng sinh để trị bệnh. Các loại thuốc thường được dùng là Fexofenadine, Loratadine, Hydroxyzine, Diphenhydramine, Chlorpheniramine,…. Ngoài ra, để điều trị triệu chứng ửng đỏ, nổi mụn, ngứa ngáy, bạn sẽ cần dùng thêm kem bôi ngoài da. Các loại kem bôi trị dị ứng thuốc tây nổi mề đay thường được sử dụng là Phenergan và Eumovate.

Ngoài ra, nếu dễ mẫn cảm với thuốc Tây, bạn nên sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh. Thuốc Đông y có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa các hóa chất nhân tạo. Vì vậy, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ mà không bị kích ứng. Để trị bệnh bằng Đông y, bạn có thể sử dụng một trong số các thảo dược như lá Khế, Kinh Giới, Tía Tô, Nha Đam, Đinh Lăng, Trà Xanh,…

Bị dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay bệnh nhân nên làm gì ngay?
Người bị dị ứng thuốc Tây nổi mề đay có thể chuyển sang dùng thảo dược

Trong suốt thời gian bị dị ứng, người bệnh nên giữ cho da sạch, khô thoáng, bảo đảm nhiệt độ cơ thể ổn định khi thời tiết thay đổi đột ngột. Việc bồi bổ cho cơ thể cũng rất quan trọng, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và các loại khoáng chất.

Nếu muốn biết chính xác hơn mình đã bị dị ứng với thành phần gì trong thuốc, bạn có thể tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra. Việc này sẽ giúp bạn tránh được nhiều loại thuốc khác có thành phần tương tự.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay. Từ đó, bạn có thể phản ứng kịp thời nếu bản thân hoặc người trong gia đình đột nhiên bị nổi mẩn trên da.

các từ khóa liên quan: - Images - Related searches - nguyên nhân nổi mề đay - cách trị nổi mề đay tại nhà - cách chữa dị ứng mẩn ngứa - thuốc trị mề đay mẩn ngứa - hình ảnh nổi mề đay - dị ứng da - dị ứng hải sản - nổi mề đay tiếng anh. Nguồn : bacsydakhoa.com