Quảng Cáo

Bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối nên làm gì ngay?

10/07/2020

Một trong những nguyên nhân gây rối loạn sinh hoạt và giấc ngủ là da bị nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây về nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh tình trạng này. Nhờ đó, có được giấc ngủ ngon để đảm bảo sức khỏe.
Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tại sao bị nổi mề đay vào buổi tối?

Tình trạng da bị nổi mề đay vào ban đêm và buổi tối thường ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ. Đây là tình trạng da bị kích ứng do một tác nhân nào đó gây ra các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu.

Bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối nên làm gì ngay?
Da bị nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ

Nội Dung Được Quan Tâm

  • Người Bị Nổi Mề Đay Nên Ăn Gì Và Uống Gì Là Tốt Nhất?
  • Nổi Mề Đay Kiêng Gì Để Không Nặng Thêm, Bệnh Lại Mau Khỏi
  • Bị Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Lá Gì Là Tốt Nhất?
  • Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không, Ra Gió Liệu Có Làm Sao Không?
  • 10 Cách Chữa Nổi Mề Đay Dân Gian Cực Hay Bác Sĩ Khuyên Dùng

Có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng mề đay vào ban đêm hoặc buổi tối từ chủ quan đến khách quan mà mỗi người đều có thể gặp phải.

  • Dị ứng thời tiết: Đặc biệt là lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, những người có cơ địa dị ứng dễ bị nổi mày đay. Hơn nữa, khi vào mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ gây ra nổi mề đay lạnh.
  • Các dị vật lông, phân của chó, mèo, thú cưng trong nhà mang theo các vi khuẩn, chất bẩn xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Cơ thể có phản ứng với các tác nhân đó gây ra bệnh.
  • Các bệnh ngoài da do nấm, kí sinh trùng: Những tác nhân này thường có thời gian hoạt động nhất định, khi bị nổi mày đay vào ban đêm là gợi ý cho biết cơ thể đang nhiễm tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, ghẻ là loài hoạt động đào hang, đẻ trứng vào ban đêm, đó cũng là lúc mà người bệnh thấy ngứa dữ dội, mề đay nổi ở những vùng kín như bẹn, nách, kẽ tay, kẽ chân, nếp gấp da bụng.
  • Dị ứng với các loài hoa, côn trùng mang phấn hoa về ban đêm khi xung quanh không gian sống trồng nhiều hoa nở về đêm.
  • Buổi tối ăn những loại thực phẩm nhiều đạm, dễ gây dị ứng như hải sản, cua, nhộng các thức ăn lạ… Nhiều người có thói quen sử dụng bia rượu vào buổi tối nên dẫn đến bị tình trạng uống rượu nổi mề đay vào buổi tối sau bữa ăn.
  • Mề đay do các bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan. Về đêm là khoảng thời gian gan hoạt động mạnh nhất để thải độc, tuy nhiên các bệnh về gan và tác nhân gây độc cho gan làm cho các chất độc tích tụ lại trong cơ thể gây ra mề đay, mẩn ngứa về tối và đêm.

Nếu cơ thể đang bị nổi mày đay vào ban đêm hoặc buổi tối thì người bệnh có thể tham khảo các nguyên nhân trên để có hướng xử lý cũng như phòng tránh phù hợp.

Việc cần làm khi bị nổi mề đay vào ban đêm

Khi da bị mề đay vào chiều tối và đêm, người bệnh có thể áp dụng một số cách xử lý sau để giảm ngứa, khó chịu, đem lại giấc ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe.

  • Bôi thuốc giảm ngứa, giảm mề đay… Những loại thuốc này cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn. Tránh tình trạng dùng sai liều lượng, cách dùng vừa không đem lại hiệu quả vừa có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Uống trà gừng mật ong: Đây là một cách xử lý phổ biến khi bị mề đay lạnh. Các chất trong mật ong và gừng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích cơ thể giải phóng các chất chữa mề đay. Đồng thời, giúp làm ấm cơ thể từ đó hạn chế tình trạng nổi mày đay. Gừng được băm nhỏ, sau đó cho vào cốc nước với lượng nước nóng hoặc ấm vừa phải, nhỏ thêm vài giọt mật ong, có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Nên dự phòng mật ong, gừng… trong tủ bếp để sử dụng khi cần thiết.
  • Phương pháp dân gian hay sử dụng lá kinh giới: Khi bị nổi mề đay vào buổi tối hoặc ban đêm, người bệnh sử dụng một nắm lá kinh giới, giã nhỏ với muối. Đắp lên những vùng mề đay làm giảm sưng, giảm ngứa rất hiệu quả.
  • Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm ở nhiệt độ phù hợp sẽ giúp giảm bớt mề đay, ngứa…  Người bệnh cũng có thể dùng nước ấm hoặc sao một ít lá khế cho vào túi để chườm. Ngoài ra, việc chườm ấm còn kích thích cơ thể dẫn dụ bạch cầu loại bỏ tác nhân gây mề đay và giúp ngủ ngon giấc hơn.
Bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối nên làm gì ngay?
Chườm nóng lên vùng da bị nổi mề đay vào ban đêm

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu mề đay xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, các nốt sẩn ngứa có kích thước lớn và người bệnh có các biểu hiện khó thở, chóng mặt đau đầu, buồn nôn, nôn, kích thích, vật vã…thì đây là những biểu hiện sốc do cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân gây mề đay. Cần phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và có phương pháp xử lý phù hợp.

Lưu ý: Người bệnh không nên gãi ngứa khi bị mề đay, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, khi sử dụng các phương pháp xử lý mề đay sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trên là những cách xử lý ban đầu khi bị nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm. Người hay bị tình trạng này nên chuẩn bị sẵn một số loại thảo dược như gừng, lá kinh giới, túi chườm nóng trong tủ thuốc gia đình để có thể dùng ngay mồi khi bệnh tái phát. Với những người đã gặp tình trạng này lâu mà áp dụng các biện pháp trên mà không mang lại hiệu quả thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị thích hợp.

Cách hạn chế bị nổi mề đay về đêm

Từ những nguyên nhân đã nêu ở phần đầu bài viết, các bác sĩ khuyên người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh tình trạng da bị mề đay vào ban đêm hoặc buổi tối.

Bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối nên làm gì ngay?
Nên giữ ấm cơ thể khi ngủ để hạn chế nổi mày đay
  • Khi thời tiết thay đổi nên bổ sung các loại Vitamin từ trái cây, các thức uống dinh dưỡng và thức ăn phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể khi ngủ, đặc biệt là vào mùa đông. Đồng thời, mặc đồ thoải mái, không bó sát và thay quần áo sạch sẽ hàng ngày để tránh da bị kích ứng dẫn đến bị nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm.
  • Không trồng các loại hoa trong phòng ngủ để không bị dị ứng phấn hoa.
  • Nếu trong nhà nuôi chó, mèo, thú cưng… thì cần phải vệ sinh chúng sạch sẽ, quản lý phân, cách ly khi chúng nhiễm bệnh. Nên tẩy giun định kỳ, tắm rửa sạch sẽ để vật nuôi ít nhiễm bệnh.
  • Với những người bị bệnh ngoài da, nấm, kí sinh trùng… cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về điều trị và sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều để hạn chế thời gian hoạt động của nấm, ghẻ. Khi đã nhiễm nấm, ghẻ, bọ chét nên giặt chăn màn, phơi dưới ánh nắng, có thể luộc nếu được để loại bỏ hoàn toàn nấm, các kí sinh trùng lưu trữ lâu trong chăn màn.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt quan tâm đến chức năng gan, thận vì những cơ quan này có tác dụng thải độc chủ yếu. Ngoài ra còn tầm soát nhiều bệnh liên quan đến miễn dịch, các hormon…là những yếu tố bảo vệ sức khỏe.
  • Tập luyện thể dục thể thao hợp lý giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn. Hạn chế những loại thức ăn gây ra dị ứng như cua, cá, tôm, hải sản… Nên sử dụng phù hợp với cơ địa của từng người.

Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho những người hay bị nổi mề đay vào buổi tối, ban đêm. Từ đó có những biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Ngưu bì giải độc ẩm: Giải pháp toàn diện cho người bị nổi mề đay vào buổi tối

Đối với những người bị nổi mề đay vào buổi tối, nếu không nhanh chóng chữa trị sẽ khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống. Từ việc nghiên cứu trên cơ địa thực tế của người Việt Nam hiện đại, kết hợp với tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, nhà thuốc Tâm Minh Đường (Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018) đã xây dựng bài thuốc chữa nổi mề đay toàn diện: Ngưu bì giải độc ẩm.

Bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối nên làm gì ngay?
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp cho người bệnh nổi mề đay

Ngưu bì Giải độc ẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố: Thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da. Mỗi một yếu tố có thế mạnh riêng, khi kết hợp với nhau sẽ hợp đồng sức mạnh, cho hiệu quả điều trị hoàn mỹ nhất.

Trong đó, bài thuốc uống có vai trò chủ chốt trong điều trị, có công dụng thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng thải độc gan và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thành phần cấu thành lên bài thuốc uống là 11 vị thuốc nổi tiếng trong Đông y gồm: Hoàng Cầm, Ngưu Bàng Tử, Hoàng Liên, Ké Đầu Ngựa, Kim Ngân Hoa, Kinh Giới, Liên Kiều, Sinh Hoàng Kỳ, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Xích Thược và Cam Thảo.

Bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối nên làm gì ngay?
Thành phần dược liệu chính có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh lý ở mỗi người bệnh, thành phần dược liệu sẽ được gia giảm cho phù hợp nhất. Bài thuốc ở dạng thuốc thang, người bệnh đun sắc uống ngày 1 thang. Thuốc có mùi thảo dược đặc trưng, rất thơm và dễ uống.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh được kết hợp trị liệu bằng bài thuốc ngâm rửa giúp làm sạch da, tránh nhiễm trùng và thuốc bôi dạng kem để giảm ngứa nhanh chóng.

Thống kê trên thực tế điều trị, 85% trường hợp bị nổi mề đay vào buổi tối sau khi dùng hết một liệu trình trong vòng 10 ngày đã giảm được đến 90% triệu chứng ngứa ngáy, phù nề da. Người bệnh sau khi gia cố thêm 1 liệu trình nữa thì hoàn toàn giải quyết tình trạng bệnh không tái phát trở lại.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để kết nối ngay!

Bị ngứa nổi mề đay vào ban đêm, buổi tối nên làm gì ngay?

Để đảm bảo chất lượng bài thuốc luôn tốt nhất, 100% thảo dược được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đạt chuẩn CO-CQ về hàm lượng dược chất.

Ngoài ra, thuốc hoàn toàn không trộn lẫn tân dược, phụ gia nên đảm bảo không gây tác dụng phụ, không gây tích nước trong cơ thể.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0908849669

các từ khóa liên quan: