Quảng Cáo

Bị nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè phải làm sao, chữa thế nào?

10/07/2020

Bạn là trường hợp cứ hễ mùa hè đến là lại bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa? Vậy nguyên nhân nổi mề đay vào mùa hè là do đâu và cách phòng tránh như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tại sao nổi mề đay vào mùa hè?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ tại Bệnh viện da liễu Trung Ương, mùa hè là khoảng thời gian bùng phát nhiều bệnh dịch nhất trong năm. Các bệnh về ngoài ra, điển hình như nổi mề đay là phổ biến hơn cả. Nguyên nhân gây bệnh thường bắt nguồn từ các yếu tố sau:

Dị ứng thời tiết

Vào mùa hè, nhiệt và độ ẩm trong không khí đều ở mức cao khiến da dễ bị kích ứng. Sự tác động của nhiệt và độ ẩm có thể khiến da trở nên khó chịu, ngứa ngáy.

Với những người có làn da nhạy cảm thì mùa hè dường như là nỗi ám ảnh đối với họ. Tùy theo mức độ phản ứng của da mà người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn ngứa dai dẳng hay âm ỉ.

Đồng thời, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi di chuyển từ phòng điều hòa ra môi trường bên ngoài cũng làm cho cơ thể không kịp thích ứng cũng dẫn đến nổi mề đay vào mùa hè.

Do mồ hôi, bụi bẩn

Mùa hè thời tiết nắng nóng, khiến da đổ mồ hôi liên tục. Nếu vệ sinh kém, mồ hôi tiết trên da kết hợp với khói bụi bẩn ngoài đường sẽ bám chặt vào lỗ chân lông gây tình trạng bít tắc. Bên cạnh đó, da tiết nhiều mồ hôi còn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây ra viêm nhiễm trên da.

Tác nhân gây bệnh này xảy ra khá phổ biến ở những người lao động ngoài trời, phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn,… Đặc biệt, những người này cũng dễ bị nổi mề đay vào buổi tối nên rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ.

Bị nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè phải làm sao, chữa thế nào?
Dị ứng thời tiết là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay vào mùa hè

Do chế độ dinh dưỡng

Thực tế, chế độ dinh dưỡng không phải là tác nhân trực tiếp gây ra mề đay vào mùa hè. Tuy vậy, yếu tố này kết với thời tiết sẽ khiến gia tăng tỷ lệ bệnh mề đay bùng phát.

Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm ngọt, chất béo nhiều năng lượng, chất đạm sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt, dư thừa chất. Từ đó, các cơ quan như gan, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường  và dần dần sẽ bị quá tải. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng gây nóng trong người, kéo theo các chứng bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay,…

Hệ miễn dịch bị suy yếu

Thời tiết mùa hè oi bức dễ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, việc này kéo theo hàng loạt các vấn đề về hệ miễn dịch, nhất là ở đối tượng trẻ em, người già và phụ nữ

Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, tức hàng rào bảo vệ da cũng sẽ bị phá bỏ. Bởi vậy, mùa hè là thời điểm da dễ bị tấn công từ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như nấm, vi khuẩn nhất.

Mùa hè bị ngứa, nổi mề đay phải làm sao?

Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là dị ứng thời tiết hoặc thực phẩm thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng theo chỉ định của người có chuyên môn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian từ các loại thảo dược trong vườn nhà để trị bệnh cũng đem lại hiệu quả tốt.

Bị nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè phải làm sao, chữa thế nào?
Lá đinh lăng điều trị bệnh mề đay rất tốt

Một số bài thuốc trị nổi mề đay vào mùa hè bao gồm:

Dùng lá đinh lăng

Lá đinh lăng có tác dụng thông huyết, bổ huyết, chống dị ứng, giải độc cơ thể rất tốt.

Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng, sao nóng trên chảo sao cho lá khô héo rồi dùng chà nhiều lần lên vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp uống thêm 1 bát nước lá đinh lăng sắc để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Quả mướp đắng 

Trong Đông y, quả mướp đắng có vị đắng, tính hàn, mang lại tác dụng giải nhiệt, mát gan rất tốt. Bởi vậy nguyên liệu này rất phù hợp để điều trị chứng mề đay, mẩn ngứa.

Cách dùng như sau: Sử dụng 1-2 quả mướp đắng, thái lát mỏng rồi giã nát để lọc lấy nước cốt. Chế thêm nước sạch vào phần nước cốt mướp đắng rồi dùng để tắm rửa. Người bệnh có thể tận dụng lá mướp đắng để chà xát lên vùng da bị ngứa.

Rau sam 

Theo nghiên cứu, rau sam có đặc tính kháng sinh, giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, không chỉ riêng người mắc mề đay, mà tất cả mọi người nên ăn chúng nhiều hơn, sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.

Người bệnh chuẩn bị 30g rau sam, rửa sạch, xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt, chế thêm nước sạch rồi dùng để tắm rửa.

Ngăn ngừa nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè

Bạn đọc hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng da bị nổi mày đay vào mùa hè khi áp dụng các biện pháp dưới đây:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, việc cung cấp nước cho cơ thể là một điều vô cùng cần thiết. Khi cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn tránh xa được tình trạng mẩn ngứa, mề đay và các bệnh ngoài da khác.

Theo khuyến nghị của các bác sĩ da liễu, mỗi ngày bạn nên cung cấp cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước.

Ngoài việc bổ sung nước bằng nước lọc, bạn có thể thay thế bằng một số loại nước ép trái cây, trà thảo mộc để vừa giúp bù nước mà còn tăng cường chức năng giải độc cho gan, cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể,…Nhờ đó, hạn chế được tình trạng nổi mề đay vào mùa hè.

Bổ sung các thực phẩm tính mát, giải nhiệt, không gây dị ứng

Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung những thực phẩm có tính mát để giúp cơ thể giải nhiệt. Đây là một biện pháp phòng tránh mề đay vào mùa hè đơn giản mà hiệu quả vô cùng.

Các thực phẩm có tính mát như: đậu hũ, bí đao, ngải cứu, mướp đắng, rau xanh, quả mọng nước,…

Không dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ cay nóng, nhiều đạm và bia rượu.

Bị nổi mề đay mẩn ngứa vào mùa hè phải làm sao, chữa thế nào?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh nổi mề đay vào mùa hè

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ mùa hè thường rất cao, bởi vậy bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để cơ thể cân bằng bằng các thiết bị như quạt điện, điều hòa,… Nếu ở trong phòng thì nên mở cửa sổ cho thoáng, để gió trời làm hạ nhiệt. Đây cũng là cách phòng tránh bệnh mề đay vào mùa hè khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng.

Tuy nhiên, khi sử dụng điều hòa, bạn không nên chỉnh nhiệt độ trong nhà chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời quá lớn. Việc này sẽ dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vệ sinh da thường xuyên

Tắm rửa, vệ sinh da mỗi ngày bằng nước sạch và xà phòng riêng.

Thay quần áo mỗi ngày, nhất là khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi.

Sau khi tắm nên lau khô người và mặc đồ thoải mái, không bó sát người.

Tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như hóa chất, nước bẩn,…

Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh tình trạng nổi mề đay vào mùa hè. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

các từ khóa liên quan: