Quảng Cáo

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, sinh xong chị em phụ nữ cần làm gì?

10/07/2020

Một số sản phụ sau khi sinh con thì da hay bị mề đay, mẩn ngứa. Vậy nguyên nhân nổi mề đay sau sinh là gì? Cách chữa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Nổi mề đay sau sinh ở phụ nữ

Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng và cao cả của mỗi người phụ nữ, ai cũng mong chờ được làm điều tuyệt vời ấy. Tuy nhiên, những thay đổi và biểu hiện của quá trình mang thai, sinh con cũng như sau khi sinh luôn khiến cho các bà mẹ phải bất ngờ, lo lắng.

Tình trạng nổi mề đay sau sinh là một hiện tượng gặp cũng khá nhiều ở các mẹ bỉm sữa. Tình trạng này không chỉ khiến bà mẹ khó chịu mà còn khiến họ lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến em bé. Bởi việc cha mẹ bị bệnh cũng là một nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em do bệnh có tính di truyền.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, sinh xong chị em phụ nữ cần làm gì?
Nguyên nhân các mẹ bị nổi mề đay sau sinh

Theo như nhận định từ các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, việc sản phụ xuất hiện mề đay sau khi sinh con đa số do các nguyên nhân như:

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch. Da của sản phụ dễ bị kích ứng với các yếu tố bên ngoài gây nên tình trạng mề đay.
  • Do sự thay đổi về chế độ ăn: Mẹ bầu sau khi sinh con thường có một chế độ ăn kiêng khem, đồng thời việc phải thức trông con khiến giờ giấc sinh hoạt rối loạn cũng ảnh hưởng tới việc ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng. Do đó gây mất cân bằng dinh dưỡng của sản phụ, dễ gây nổi mề đay.
  • Sau một giai đoạn chuyển dạ, sinh con, sức khỏe của sản phụ cũng yếu hơn, mất nhiều máu trong quá trình sinh em bé, ăn uống kém hơn. Các cơ quan trong cơ thể cũng từ đó mà hoạt động kém hơn bình thường, đặc biệt là gan, dẫn tới khả năng đào thải độc tố khỏi cơ thể kém.
  • Một số trường hợp do sau sinh sản phụ phải sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, chống viêm, giảm nề, giảm đau, vacxin,…nếu như thuốc không hợp cũng có thể khiến sản phụ bị nổi mày đay do dị ứng.
  • Ngoài ra thì da bị mề đay sau khi sinh con cũng có thể do côn trùng cắn như kiến, muỗi,…

Đặc điểm nổi mề đay sau sinh

Nổi mày đay sau sinh thường xuất hiện vào tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 sau khi sinh em bé. Các nốt mề đay thường xuất hiện ở vùng bụng và đùi, tuy nhiên nó vẫn có thể nổi lên ở các vị trí khác trên cơ thể sản phụ.

Các biểu hiện của bệnh nổi mày đay sau sinh bao gồm:

  • Da bị sẩn phù: Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thường là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Các vết sần nổi gồ ở bề mặt da, màu đỏ hoặc nhạt màu hơn vùng da xung quanh, có các kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Phù mạch: Biểu hiện mức độ nhẹ của triệu chứng này là các nốt đỏ hay sưng phù ở mi mắt, môi hay bộ phận sinh dục ngoài (môi lớn, môi bé). Nặng hơn sản phụ có thể xuất hiện khó thở do phù thanh quản, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, tụt huyết áp. Nặng nhất là gây sốc phản vệ, cần được xử trí kịp thời nếu không có thể dẫn tới tử vong.
  • Ngứa ngáy: Các cơn ngứa xuất hiện cả ngày nhưng tăng lên về bạn đêm. Ngứa làm sản phụ khó chịu, gãi nhiều có thể gây sứt da vùng nổi mẩn, dễ dẫn tới bội nhiễm.

Dựa vào các triệu chứng trên có thể xác định được sản phụ có đang bị mề đay hay không. Để không phải chịu hậu quả nặng nề nhất của nổi mề đay sau sinh đó là sốc phản vệ thì thai phụ sau sinh khi xuất hiện triệu chứng này nên đi khám càng sớm càng tốt, không tự ý điều trị bệnh. Nên được theo dõi sát sao bởi người có chuyên môn để xử trí kịp thời khi có các biểu hiện ở mức độ nặng của bệnh.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, sinh xong chị em phụ nữ cần làm gì?
Da bị mề đay sau khi sinh con có biểu hiện mẩn ngứa rất khó chịu

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Muốn biết được tình trạng bệnh kéo dài bao lâu thì khỏi hẳn thì cần phải căn cứ vào rất nhiều các nhiều yếu tố như:

  • Cơ địa của sản phụ.
  • Tình trạng cấu trúc da của mỗi người.
  • Tình trạng sức khỏe toàn thân hiện tại.
  • Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh.
  • Mức độ của tình trạng mề đay là nặng hay nhẹ, các triệu chứng như thế nào.
  • Các bệnh lý khác kèm theo,…

Thường thì quá trình điều trị sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tháng, nặng hơn có thể kéo dài tới 4 – 6 tháng.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều chị em thắc mắc rằng nổi mày đay liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không? Có nguy hiểm hay không? Câu trả lời là nó hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì tới em bé.

Và như đã nói ở trên thì bệnh sẽ nguy hiểm nếu như xuất hiện các triệu chứng mức độ nặng của phù mạch, nên mẹ bỉm sữa bị nổi mày đay phải hết sức lưu ý, đi khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Phụ nữ sau xinh bị nổi mề đay phải làm sao?

  • Chữa bệnh bằng thuốc Tây

Thuốc Tây có tác dụng giảm nhanh biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ nên được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, nếu phụ nữ sau sinh muốn sử dụng các loại thuốc này, trước tiên phải đến bệnh viện để khám và chẩn đoán bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng và cơ địa của từng người.

Do còn đang trong thời kỳ cho con bú nên khi bị mề đay, sản phụ phải hết sức tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, để chắc chắn nguồn sữa cung cấp cho bé không bị ảnh hưởng gì.

Một số bệnh viện khám chữa nổi mề đay sau sinh uy tín dành cho các mẹ gồm: Bệnh viện da liễu Hà Nội, bệnh viện da liễu Trung ương, bệnh viện da liễu TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, sinh xong chị em phụ nữ cần làm gì?
Thuốc tây giúp cải thiện nhanh các dấu hiệu của bệnh nhưng cần thận trọng khi sử dụng

Với trường hợp nhẹ, các mẹ sẽ được kê Vitamin E dạng hồ nước, kem, thực phẩm chức năng có công dụng bổ gan và  giúp làm dịu cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.

Đối với bệnh mạn tính, các triệu chứng bệnh nặng, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc uống và bôi đặc trị có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh như:

  1. Thuốc kháng Histamin: Benadryl, Chlorpheniramine, Cetirizine, Diphenhydramine, Allegra …
  2. Thuốc Corticosteroid: Triamcinolone, Budesonide, Fluticasone propionate…
  3. Thuốc Steroid để bôi bên ngoài da.
  • Các bài thuốc dân gian điều trị nổi mề đay sau sinh

Uống trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như trà atiso, chè vằng, chè hoa cúc,… là các sản phẩm này giúp bảo vệ gan, thanh lọc cơ thể, tăng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tác dụng này sẽ giúp điều trị tình trạng mẩn ngứa. Đặc biệt còn giúp tăng chuyển hóa chất béo, giảm tình trạng mỡ thừa tích lũy sau khi sinh.

Bài thuốc từ cây kinh giới

Cây kinh giới theo như Đông y thì là một loại thảo dược có thành phần là tinh dầu nóng và nhiều hoạt chất có tính hàn. Các thành phần này giúp làm ấm, giảm tình trạng mẩn ngứa, nổi sần.

Sản phụ chỉ cần sao nóng với muối hột cả lá và thân của cây kinh giới, sau đó cho vào miếng khăn mỏng, chườm trực tiếp lên vùng da nổi mề đay. Thực hiện tới khi ngứa giảm đi.

Ngoài ra, sản phụ cũng có thể xông hơi nước lá kinh giới đun nóng trong vòng 15 phút cũng sẽ thấy dễ chịu, thoải mái hơn và bớt mẩn ngứa hơn.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, sinh xong chị em phụ nữ cần làm gì?
Các bài thuốc dân gian trị nổi mề đay sau sinh an toàn, hiệu quả

Dùng mướp đắng

Mướp đắng rửa sạch rồi thái nhỏ từng khúc. Đun với nước trong vòng 10 phút rồi cho ít muối hạt vào. Chắt nước để tắm còn phần bã thì đắp lên vùng da nổi mày đay. Thực hiện ngày 2 lần sẽ giúp giảm ngứa, các vết xước do gãi cũng sẽ nhanh khỏi.

Tắm lá khế trị mề đay

Các mẹ lấy một nắm là khế tươi, rửa sạch rồi cho vào đun lấy nước tắm. Thực hiện liên tục vài ngày sẽ giúp giảm ngứa và cái thiện tình trạng bệnh.

Các bài thuốc dân gian thường sử dụng các loại cây có sẵn trong vườn nhà rất an toàn và tiết kiệm chi phí.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa nổi mề đay sau sinh mà bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn, thai phụ nên tới bác sĩ chuyên khoa khám càng sớm càng tốt, đảm bảo cho sức khỏe cả bà mẹ và em bé.

các từ khóa liên quan: