Bị sốt kèm nổi mề đay phải làm sao? Đây là hiện tượng phổ biến không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng mắc phải. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị triệu chứng này bằng cách nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Nổi mề đay có sốt không?
Nổi mày đay (hay còn gọi là phát ban) là căn bệnh da liễu xuất hiện các nốt mẩn ngứa trên cơ thể và chúng tạo thành từng mảng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Các dấu hiệu thường gặp khi bị nổi mày đay như vết ngứa có màu hồng hoặc trắng, ngứa, khó thở và sốt.
Có nhiều người thắc mắc khi sốt kèm nổi mề đay hay không? Theo các chuyên gia thì sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu nổi mẩn do thay đổi thời tiết thì sẽ không sốt và sẽ biến mất sau vài giờ. Nhưng nổi mày đay kèm theo hiện tượng sốt và ngứa là do virus xâm nhập gây bệnh. Các loại virus gây sốt phát ban như virus sởi, rubella, thủy đậu, tay chân miệng,… sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Nổi mẩn da kèm sốt thường xuất hiện vào buổi chiều. Sốt có thể lên đến 39 đến 40 độ kèm theo các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và xác định nguyên nhân.
Sốt nổi mề đay ở người lớn phải làm sao?
Ở người lớn sẽ ít khi gặp các biến chứng do sốt nổi mày đay. Hầu hết triệu chứng này sẽ thuyên giảm nếu biết điều trị đúng cách.
Dùng thuốc điều trị ngay lập tức
Nếu tình trạng sốt kèm nổi mẩn kéo dài, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Các loại thuốc được các bác sĩ chỉ định dùng gồm có:
- Thuốc hạ sốt: Để hạ sốt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Paracetamol giúp hạ sốt nhanh và giảm đau.
- Viên ngậm giảm đau họng: Nếu sốt mề đay do Virus gây thì sẽ khiến cho cổ họng đau rát và ho. Để làm dịu cổ họng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc ngậm thảo dược để làm long đờm.
- Thuốc chống viêm: Một số trường hợp có xuất hiện thêm triệu chứng đau cơ thì sẽ được dùng các thuốc NSAIDs giúp giảm đau xương khớp.
- Thuốc trị ngứa: Gồm các loại thuốc Telfast, Loratdine, Chlorpheniramin,… giúp giảm ngứa và làm lành vết thương.
Sử dụng các loại thuốc này cần theo liều lượng của bác sĩ, tránh tự ý mua và không lạm dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Dùng các mẹo dân gian điều trị nổi mề đay và bị sốt
Ngoài việc dùng thuốc tây, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để làm giảm triệu chứng ngứa và viêm bằng cách tắm nước lá khế, lô hội hoặc rau má. Các thảo dược thiên nhiên khá lành tính an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần rửa sạch nguyên liệu để loại bỏ tạp chất. Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần sẽ giảm các đốm phát ban và hết ngứa.
Người bị sốt kèm nổi mề đay nên được chăm sóc hợp lý
Bên cạnh dùng thuốc tây, người bệnh cũng cần có các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 2 ngày để cơ thể ổn định và tránh lây nhiễm virus sang người khác.
- Uống nhiều nước: Do sốt cao sẽ khiến cơ thể mất nước nên sẽ có hiện tượng uể oải, đau cơ nên bạn hãy bổ sung 1,5 – 2 lít nước/ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Hệ miễn dịch có nhiệm vụ ức chế virus gây sốt nổi mề đay ở người lớn. Để cải thiện bệnh, bạn hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp khoáng chất và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
- Mặc quần áo rộng: Hãy mặc quần áo rộng, thoáng mát sẽ giúp giảm thân nhiệt và hạn chế xuất hiện nhiều mảng mày đay.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Có một số người quan niệm rằng khi bị sốt kèm nổi mẩn cần kiêng tắm, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Để giảm tình trạng ngứa và viêm, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm, tránh cào sẽ làm xát da. Chú ý không nên tắm nước lạnh và tránh ra gió.
- Tránh tiếp xúc đám đông: Nổi mẩn trên da có thể lây nhiễm nên bạn cần hạn chế đi đến những chỗ đông người.
Trẻ bị sốt nổi mề đay là bị làm sao?
Cũng giống như người lớn, ở trẻ nhỏ cũng bị sốt nổi mày đay khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, chán ăn. Theo các bác sĩ khoa nhi, tình trạng này ở trẻ nhỏ có thể là do nhiễm virus rubella hoặc sởi. Bệnh này rất dễ bị lây nhiễm khi trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc ở trường hợp qua đường hô hấp.
- Trẻ sốt nổi mề đay do virus sởi:Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ C và hạ dần rồi nổi phát ban. Sau đó, nó sẽ lan rộng khắp cả người khiến trẻ bứt rứt khó chịu. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi cấp.
- Nổi mày đay sốt do virus Rubella:Trẻ sẽ nổi phát ban ở mặt, chân tay, bụng kéo dài khoảng 5 – 7 ngày. Các nốt mẩn do virus Rubella sẽ dày và có màu nhạt hơn so với bệnh sởi, kèm theo đó xuất hiện hạch gây đau xương khớp. Thời gian ủ bệnh là một tuần nên nhiều trẻ sẽ có biểu hiện sốt và nổi mề đay cả người. Ngoài ra, có thể do trẻ bị dị ứng với thời tiết hoặc thực phẩm cũng dẫn đến hiện tượng này. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của con và nếu có dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Cách phản ứng khi bị nổi mề đay kèm sốt
Khi có dấu hiệu nổi mày đay có sốt, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tránh ra gió: Ra gió sẽ làm các nốt mẩn nổi nhiều hơn.
- Tuyệt đối không gãi sẽ làm trầy rách da gây chảy máu.
- Hạn chế ăn chất đạm có thể gây dị ứng: Chất đạm có trong hải sản, thịt gà, trứng,.. có thể khiến cơ thể không dung nạp được gây dị ứng dẫn đến nổi phát ban.
- Không ăn thức ăn mặn, đồ cay nóng và không sử dụng các chất kích thích: Ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể mất nước làm da dễ bị khô và ngứa hơn. Hơn nữa, các đồ cay nóng và các chất kích thích là tác nhân khiến bệnh trở nặng hơn. Ăn hải sản, thịt bò, thịt gà bị nổi mề đay cũng có khả năng cao xảy ra.
- Tập luyện thể dục: Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng các tác nhân gây bệnh.
- Giúp cơ thể thanh nhiệt: Nóng trong người cũng có thể gây nổi mày đay, ngứa sốt. Nếu do nhiễm độc nóng bên trong thì hãy thay đổi chế độ ăn uống. Hãy bổ sung các loại nước ép trái cây để giúp thanh nhiệt, giải độc.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng sốt kèm nổi mề đay ở người lớn và trẻ nhỏ. Đây là triệu chứng thường gặp nhưng không vì thế mà bạn có thể chủ quan. Nếu thấy có dấu hiệu sốt kéo dài dẫn đến hôn mê thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra.