Quảng Cáo

Bị trĩ sau sinh làm thế nào, tự khỏi không và mẹo chữa tại nhà

10/07/2020

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không và mẹo chữa hiệu quả là điều mà nhiều chị em quan tâm khi mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp tốt nhất cho người mẹ sau sinh thoát khỏi vấn đề này trong bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh là một trường hợp khá phổ biến ở phụ nữ. Phần lớn các bà mẹ thường bị táo bón kéo dài từ thời kỳ mang thai cho đến khi sinh con từ đó gây ra tình trạng bị trĩ ở các mẹ bầu.

Việc dây thần kinh căng thẳng kèm với việc phải rặn nhiều gây nên những tổn thương vùng của hậu môn. Thành hậu môn bị cọ xát nhiều gây nên các vết xước và nhiễm trùng.

Thêm vào đó, trong quá trình mang thai, tử cung của người phụ nở dần nở rộng theo thời gian. Nồng độ hóc môn trong cơ thể bị mất cân bằng, tĩnh mạch bị phình to cộng với sự chảy xệ của thành hậu môn tạo lên các búi trĩ từ đó lâu dần hình thành trĩ sau sinh ở các chị em.

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Rất nhiều chị em trong quá trình mang thai bị trĩ thường hay lo lắng không biết bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không, có phải cắt trĩ không? Để lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia đưa ra thông tin như sau:

Mẹ bầu bị trĩ sau sinh tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe, nhưng bệnh sẽ không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp từ góc độ y khoa.

Bị trĩ sau sinh làm thế nào, tự khỏi không và mẹo chữa tại nhà
Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Nếu người bệnh để lâu mà không tiến hành chữa trị, hậu môn sẽ bị tổn thương mọc lên các búi trĩ. Búi trĩ sẽ làm cản trở quá trình sinh hoạt hằng ngày, gây đau đớn, mệt mỏi cho người mẹ.

Ngoài ra, nếu cách điều trị, sinh hoạt, ăn uống không phù hợp, búi trĩ sẽ ngày càng phát triển số lượng nhiều hơn, to hơn và lồi ra ngoài hậu môn.

Thông thường, dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh cũng sẽ có 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng được gọi là cấp độ 1, độ 2, độ 3 hoặc độ 4.

Nếu người mẹ chỉ bị trĩ ở cấp độ 1, chỉ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý và đều đặn bệnh sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, triệu chứng của trĩ cấp độ 1 thường rất khó nhận biết. Bệnh chỉ có dấu hiệu rát nhẹ khi đi ngoài, hơi ngứa, phân khô, hơi cộm khi ngồi, nóng nhẹ vùng hậu môn,…

Người mẹ thường chủ quan, chỉ nghĩ rằng đây là triệu chứng táo bón thông thường. Thêm vào đó sau khi sinh máu còn ứ đọng nhiều cộng thêm chế độ ăn uống nhiều chất để nuôi con bú. Dần dần bệnh sẽ phát triển thành trĩ cấp độ 2 hoặc 3.

Ở cấp độ 2 trở lên, người bị bệnh trĩ sau sinh sẽ cần đến sự can thiện của các biện pháp y khoa bệnh mới có thể khỏi. Lúc này, búi trĩ đã hình thành rõ rệt gây nên cảm giác rất đau khi đi ngoài.

Người bệnh có thể phát hiện máu, chất nhầy màu vàng khi đi vệ sinh. Tại cấp độ này, người mẹ có thể dùng các bài thuốc nam, thuốc đông y để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi bú sữa mẹ.

Nếu không may người mẹ mắc phải cấp độ nặng hơn là 3 hoặc 4. Tại 2 cấp độ này triệu chứng bệnh rất đau, búi trĩ to và sa hẳn ra bên ngoài, có thể nhìn thấy rõ. Lúc này chắc chắn sẽ cần dùng đến các loại thuốc đặc trị mạnh hơn như thuốc tây hoặc phẫu thuật để có thể chữa khỏi bệnh.

Bị trĩ sau sinh làm thế nào?

Khi có những biểu hiện của tình trạng trĩ sau sinh thì việc đầu tiên chị em phải làm là đến trung tâm y tế để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị. Ngoài việc đến khám ở trung tâm y tế ra các chị em cũng cần phải chú ý tới một số vấn đề sau trong cuộc sông:

Chế độ ăn uống phù hợp: Sau quá trình sinh ngoài việc bồi bổ cho cơ thể những món ăn dinh dưỡng thì việc ăn thêm những loại rau xanh, trái cây là vô cùng quan trong. Các loại rau củ quả sẽ giúp bổ sung cho cơ thể một lương xơ cần thiết đối với phụ nữ. Cùng với đó, người bệnh cũng cần phải kiêng những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và những đồ ăn cay nóng…

Tập thể dục thể thao thường xuyên: các bà mẹ sau khi sinh nên nghỉ ngơi một vài ngày sau đó nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để giúp cho khí huyết trong cơ thể được lưu thông một cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe.

Đi vệ sinh hợp lý: Sau khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh các bà mẹ nên tập cho mình một thói quen đi vệ sinh đúng giờ và không nên ngồi quá lâu ở một vị trí sẽ làm cho các búi trĩ bị chảy máu ra.

Luôn giữ tinh thần thoải mái không áp lực: việc giúp cho tình thần thoải mái không căng thẳng sẽ làm cho tình trạng bệnh trĩ sẽ giảm.

Mẹo chữa sau sinh tại nhà

Người mẹ cần phải có những biện pháp chữa trị bệnh kịp thời khi vừa phát hiện bệnh. Tuy nhiên, trẻ còn nhỏ và cần hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ sữa mẹ.

Việc dùng thuốc tây sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy các bà mẹ cần áp dụng những mẹo chữa bệnh an toàn, tốt cho sức khỏe của mẹ và của bé.

Dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ sau sinh

Diếp cá có tác dụng sát trùng, kháng viêm và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Có rất nhiều cách để sử dụng rau diếp cá như sau:

Bị trĩ sau sinh làm thế nào, tự khỏi không và mẹo chữa tại nhà
Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng rau diếp cá tại nhà hiệu quả
  • Dùng lá diếp cá trộn với một số loại rau khác để làm rau sống ăn với cơm.
  • Xay 200 gam diếp cá với 300ml nước, chắt lấy phần nước để uống, thực hiện hàng ngày.
  • Mua bột diếp cá để dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 10 gam bột, 1 thìa đường pha với 500ml nước để uống.
  • Có thể xay nhuyễn hoặc giã nát diếp cá để đắp xung quanh hậu môn mỗi ngày. Điều này có tác dụng khử trùng vô cùng tốt.

Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng đu đủ

Các dưỡng chất trong đu đủ giúp người bệnh dễ đi ngoài, không gây đau đớn và giúp điều trị vùng bị tổn thương. Bạn có thể dùng đu đủ làm chè như để sử dụng như sau:

  • Cắt ra khoảng 400 gam đu đủ đã chín, bỏ hạt, để trong 1 chiếc tô sạch.
  • Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn đu đủ hoặc dùng thìa dằm nát.
  • Cho đu đủ vào nồi nấu với 700ml nước lọc.
  • Cho khoảng 2 thìa đường, khuấy đều đến khi chín.
  • Dùng để ăn như một món chè thông thường.

Cách trị bệnh trĩ sau sinh bằng hạt vừng đen

Vừng đen có rất nhiều tinh chất giúp phục hồi bệnh hiệu quả. Thêm vào đó vừng bổ sung rất nhiều dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe cho người mẹ. Người bệnh có thể dùng vừng để nấu cháo để làm bữa ăn sáng.

Bị trĩ sau sinh làm thế nào, tự khỏi không và mẹo chữa tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng vừng đen

Bạn vừa có thể hấp thụ được tinh chất từ vùng vừa có thể làm món ăn chính để đổi món cho người mẹ mới sinh đỡ ngán. Cách làm như sau:

  • Dùng 200 gam gạo đem ninh với 1 lít nước.
  • Đợi đến khi gạo nở, cho 100 gam vào nồi cháo khuấy đều cho thịt chín.
  • Tiếp tục cho 30 gam vừng đen vào nồi, tiếp tục khuấy đều, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Tiếp tục khuấy và châm thêm vài lần nước lạnh vào để cháo nhanh nhừ.

Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng dân gian

Trong quá trình mang thai, áp lực của cả cơ thể của người mẹ đè bên bắp chân và bàn chân rát nhiều gây ứ máu, phù nề. Phụ nữ bị trĩ sau sinh nên ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối để các vùng máu ứ đọng được tan ra, huyết mạch lưu thông điều hòa hơn.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy khoảng 3 lít nước ấm, cắt vài lát gừng và cho một ít muối vào. Ngâm chân kết hợp xoa bóp trong vòng 30 phút. Chỉ cần làm liên tục trong 1 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Nằm ngủ nghiêng sang một bên

Việc nằm úp hoặc nằm ngửa sẽ làm máu thêm ứ đọng ở hậu môn. Người mẹ nên giữ tư thế nằm hơi nghiêng khi ngủ. Nếu không quen, bạn có thể kê gối một bên lưng để dễ chịu hơn khi ngủ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không và cách mẹo chữa hiệu quả. Các bà mẹ sau sinh khi phát hiện các dấu hiệu lạ cần áp dụng các mẹo chữa trị ngay lập tức, tránh để bệnh phát triển nặng hơn.

các từ khóa liên quan: