Quảng Cáo

Bị vảy nến ở da mặt có ảnh hưởng không và thuốc trị tận gốc

10/07/2020

Vảy nến ở mặt là một bệnh da liễu khá phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân mất tự tin. Căn bệnh này cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đặc điểm vảy nến ở da mặt

Hiện nay, bệnh vảy nến ở mặt vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch. Bình thường các tế bào lympho T có chức năng nhận diện vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể để tiêu diệt. Tuy nhiên khi mắc bệnh, các tế bào này không phân biệt được và tấn công các tế bào biểu bì da khỏe mạnh khiến chúng chết nhanh hơn so với đời sống thực của mình.

Ngoài ra, có các yếu tố nguy cơ khiến bệnh bùng phát và trở nên nặng nề như:

  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu có bố mẹ, anh chị em mắc vẩy nến hoặc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác. Nếu bệnh vẩy nến ở mặt xuất hiện sớm và lan tỏa toàn thân thì khả năng cao liên quan đến yếu tố di truyền, ngược lại bệnh xuất hiện muộn, chỉ khu trú ở mặt thì thường ít liên quan hơn.
  • Căng thẳng,stress kéo dài.
  • Nhiễm trùng da.
  • Tiền sử bị dị ứng.
  • Lạm dụng thuốc corticoid.
  • Béo phì.
  • Lam dụng bia rượu, hút nhiều thuốc lá.
  • Thiếu hụt vitamin D.

Vảy nến da mặt trông thế nào?

Bệnh vẩy nến trên mặt cũng có các triệu chứng tương tự như bệnh ở những vùng da khác như vảy nến da đầu, chân, tay,…. Cụ thể là:

  • Đầu tiên, da mặt của người bệnh thường xuyên khô và nứt nẻ. Trên bề mặt da là những lớp sừng dày, lớp vảy trắng hoặc hồng bong tróc từng mảng như vảy cá.
  • Sau đó da xuất hiện những nốt, đám, mảng tổn thương với kích thước trung bình từ 2 – 3cm. Lúc này bệnh nhân thấy rất ngứa và khó chịu, họ thường xuyên gãi, càng gãi lại càng ngứa, cứ như vậy tạo thành vòng xoắn bệnh lý ngứa-gãi. Nếu không điều trị tốt có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và các biến chứng khó lường trước được.
  • Vành mi mắt có màu đỏ và cứng hơn bình thường, các lớp vảy trắng bao phủ vùng lông mi khiến người bệnh giảm khả năng quan sát.
  • Những lớp vảy này cũng có thể xuất hiện ở lưỡi, niêm mạc miệng, lỗ mũi, ống tai khiến những vùng này bị bít tắc gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Ngoài các khu vực trên, bệnh vảy nến ở mặt còn xuất hiện nhiều ở trán, gò má, môi trên, da đầu hay đường chân tóc.

Bị vảy nến ở da mặt có ảnh hưởng không và thuốc trị tận gốc

    Triệu chứng da mặt bị vẩy nến

Thuốc trị vảy nến da mặt tận gốc

Việc điều trị căn bệnh này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Có nhiều cách để chữa căn bệnh này trong đó có phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Cụ thể là:

Sử dụng thuốc

Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh bao gồm:

  • Sử dụng corticoid: Thuốc có tác dụng kiểm soát bệnh, giảm viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa tình trạng sưng đỏ trên da. Các loại kem bôi sử dụng tại chỗ rất tiện lợi lại có tác dụng nhanh. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ gây rất nhiều các biến chứng nguy hiểm.
  • Vitamin D tổng hợp: Có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da, ngăn ngừa vảy nến tiến triển. Nhưng có một số trường hợp dị ứng khi dùng thuốc, vì vậy nên test thử một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể.
  • Vitamin A: Giúp giảm sưng, viêm, loại bỏ vảy, hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
  • Coal tar: Hay chính là dẫn xuất của than đá, có tác dụng kháng khuẩn, chống ngứa, hạn chế sự tăng sinh tế bào sừng và tế bào gai. Thuốc có rất nhiều dạng bào chế như: Kem bôi, dầu gội đầu, xà phòng tắm,…nên rất tiện lợi cho người sử dụng.
  • Kem dưỡng ẩm: Đây là dược phẩm không thể thiếu trong điều trị vẩy nến do cải thiện được tình trạng ngứa, giúp da mềm mại, ít bị đóng vảy.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng khi xuất hiện bội nhiễm trên da, có thể dùng đường bôi hoặc đường uống toàn thân.

Điều trị vảy nến ở mặt bằng quang trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng bức xạ tia sáng chiếu lên bề mặt da, kích thích việc sản sinh vitamin nhóm B và ngăn chặn các tế bào miễn dịch bị rối loạn. Hiện nay được áp dụng rất rộng rãi và hiệu quả mang lại khá cao. Tuy nhiên đối với vùng mặt nên cân nhắc hoặc phải dùng kính để che mắt vì có nguy cơ ảnh hưởng đến thị giác.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng những bài thuốc trong dân gian như dùng lá khế, lá trầu không hoặc dầu dừa.

Bị vảy nến ở da mặt có ảnh hưởng không và thuốc trị tận gốc

    Liệu pháp quang trị liệu điều trị bệnh

Bị vảy nến ở mặt có nên dùng mỹ phẩm không?

Đối với những người bị vẩy nến thì da thường rất nhạy cảm, một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia da liễu, việc dùng mỹ phẩm là vấn đề mà người bệnh cần hết sức cẩn trọng.

Nếu bệnh nhân vảy nến muốn dùng những sản phẩm dưỡng ẩm, dưỡng trắng da thì chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên, không chứa các hóa chất gây kích ứng da.

Người bệnh cũng có thể tự pha chế được một số loại sản phẩm chăm sóc da an toàn như mặt nạ từ sữa chua với khoai tây, mặt nạ dưa chuột, trứng gà, … Những sản phẩm này sẽ giúp da được chăm sóc sâu bên trong, trắng hồng một cách tự nhiên và cực kì an toàn đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với người bị vẩy nến ở mặt.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khi ra đường phải bịt khẩu trang, đeo kính râm.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, 30 phút/ngày.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm A, C, E, giúp tăng sức đề kháng và rất có lợi trong điều trị các bệnh về da.
  • Tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, các chất dễ gây dị ứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn.

Vảy nến ở mặt tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm mất thẩm mỹ, gây thiếu tự tin cho người bệnh. Bài viết cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh này, hy vọng giúp ích cho bạn đọc.

các từ khóa liên quan: