Nhiều người biết rằng bệnh thủy đậu và bệnh zona đều có nguồn gốc sinh ra từ một loại virus có tên gọi là Varicella Zoster. Tuy nhiên, nhiều người còn thắc mắc rằng sau khi bị zona rồi có bị thủy đậu không? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bị zona rồi có bị thủy đậu nữa không?
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, thủy đậu là một bệnh gây ra bởi virus Varicella Zoster (virus Herpes Zoster/VZV). Thủy đậu là một bệnh mà mỗi người sẽ chỉ bị mắc một lần duy nhất trong đời. Sau khi điều trị khỏi bệnh thủy đậu, mặc dù cơ thể người bệnh đã sinh ra các miễn dịch với bệnh nhưng virus varicella zoster thì sẽ đi sâu vào các rễ thần kinh hạch và tồn tại ở đó trong trạng thái giống như “ngủ đông”.
Zona thần kinh (dân gian thường gọi là bệnh giời leo) là một bệnh lý cũng có tác nhân gây bệnh là virus varicella zoster giống như thủy đậu. Tuy nhiên, bệnh này lại là kết quả của sự tái hoạt động của virus này ở những người đã từng mắc bệnh lý thủy đậu trước đó. Đặc trưng của lần hoạt động gây bệnh zona của virus varicella zoster là nó sẽ chạy dọc theo các dây thần kinh cảm giác vào da, từ đó sinh ra các phát ban (mụn nước) gây đau.
Như vậy, chỉ những người từng mắc thủy đậu thì mới có khả năng mắc bệnh zona. Trả lời cho câu hỏi bị zona rồi có bị thủy đậu không? Các bác sĩ chỉ ra rằng sau khi mắc zona thì người bệnh sẽ không bị mắc bệnh thủy đậu lại nữa.
Ngoài ra, người bệnh cần biết rằng, nếu người đang mắc bệnh zona mà tiếp xúc trực tiếp với người chưa từng bị bệnh thủy đậu trước đó (hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu) thì sẽ khiến người này bị mắc bệnh thủy đậu. Đối với những người có hệ miễn dịch kém (dù đã tiêm phòng thủy đậu) thì việc bị lây nhiễm virus Varicella Zoster từ người bệnh zona sẽ cao hơn.
Bị thủy đậu rồi có bị zona nữa không?
Trong một số tài liệu nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng với bất kỳ người nào đã bị mắc thủy đậu thì đều có nguy cơ mắc bệnh zona. Sau khi gây ra bệnh thủy đậu và được điều trị khỏi, virus Varicella Zoster không hoạt động nhưng vẫn còn tồn tại (ngủ) bên trong hệ thống thần kinh trong suốt quá trình sống. Nó có thể sống lại và phát triển thành bệnh zona. Các triệu chứng mà người bệnh sẽ gặp phải bao gồm:
- Có cảm giác đau ở một phía cơ thể, da trở lên nhạy cảm hơn, ngứa ngáy, rát bỏng, đau nhói, đau rát dai dẳng…
- Nổi ban đỏ, mụn nước, sưng tấy, tụ mủ, mụn nước vỡ gây đóng vảy trong 10-12 ngày.
- Khi vảy bong ra sau 2-3 tuần nó sẽ để lại sẹo trên vùng da bệnh zona thần kinh.
- Sau khi vùng da hết mụn nước, người bệnh vẫn có thể có cảm giác đau tại chỗ trong một thời gian nữa.
>> Xem thêm: Bệnh zona bao lâu thì khỏi, có tự khỏi được không ?
Trong thực tiễn nghiên cứu, khả năng lây nhiễm zona được biểu hiện như sau:
- Người bình thường chưa từng mắc bệnh thủy đậu nếu tiếp xúc da với người bị bệnh zona có thể gây mắc bệnh thủy đậu.
- Nếu người đã từng mắc bệnh thủy đậu thì khi tiếp xúc với người bệnh zona cũng sẽ không bị nhiễm zona từ người bệnh.
- Các mụn nước đã khô của người bệnh zona thì không còn khả năng lây nhiễm sang người khác.
Zona thần kinh thường chỉ xảy ra một lần trong đời và không tái phát. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng có khoảng hơn 6% người bệnh mắc zona vẫn có thể bị tái phát bệnh này thêm 1 hoặc 2 lần nữa trong đời.
Điều này chỉ ra rằng, người từng bị thủy đậu hoặc từng bị zona (nhất là với nhóm đối tượng trên 50 tuổi) thì vẫn cần thiết phải sử dụng các biện pháp ngừa bệnh zona. Liệu pháp đang được áp dụng nhiều nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng tránh và thực hiện các nguyên tắc khác trong sinh hoạt.
Cách phòng chống bệnh zona thần kinh
Zona là bệnh da liễu phổ biến và có thể lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch trong mụn nước. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí là biến chứng đến tai, mắt, dây thần kinh nếu không được chữa trị đúng và kịp thời.
Một số lưu ý để phòng tránh bệnh zona được khuyến cáo là:
- Thực hiện tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ em (Thường được kết hợp trong mũi sởi – quai bị – rubella). Đối với người lớn có thể tiêm chủng vắc xin ngừa thủy đậu ( có hai loại vắc xin phổ biến hiện nay là ZOSTAVAX và vắc xin SHINGRIX).
- Cách ly người mắc bệnh thủy đậu và người mắc bệnh zona, tránh tiếp xúc những nơi đông người cho tới khi các nốt mụn nước trên da đã khô để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc da.
- Người có tiền sử hoặc đang điều trị các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như ung thư, HIV, đang trong thời gian điều trị hóa chất không nên tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh zona.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân zona thần kinh.
- Không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, cốc chén… và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân khác với người mắc bệnh.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc, cầm nắm ở cầu thang, thang máy, tay nắm cửa…
- Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
Trên đây là những thông tin cần thiết trả lời cho câu hỏi “bị zona rồi có bị thủy đậu không“. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!
Hết bệnh zona thần kinh nhờ phác đồ đông y hoàn hảo
Phần trên của bài viết đã giải thích bị zona rồi có bị thủy đậu không giúp bạn đọc hiểu rõ. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm chứng zona thần kinh như thế nào cũng là vấn đề người bệnh không thể bỏ qua. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, đội ngũ lương y, bác sĩ Tâm Minh Đường đã bào chế thành công sản phẩm Kim Hoàng Tán, dứt điểm zona thần kinh chỉ sau 1 liệu trình sử dụng.
Dựa vào cơ chế bệnh sinh và hiểu rõ việc điều trị không thể chỉ tác động từ bên ngoài, đội ngũ bác sĩ Tâm Minh Đường đã sáng tạo nên phác đồ điều trị hoàn chỉnh từ trong ra ngoài với sự kết hợp của 2 yếu tố:
- Thuốc uống: Đóng vai trò quyết định hiệu quả của phác đồ điều trị. Bài thuốc có thành phần từ các loại thảo dược đặc trị bệnh ngoài da có trong sách cổ bao gồm: Kim Ngân Hoa, Liên Kiều, Kinh Giới, Trúc Diệp, Cát Cánh…. giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh đồng thời mát gan, tiêu viêm, phục hồi tổn thương gan thận, giúp chất độc không tích tụ và phát tán qua da.
- Thuốc bôi: Có thành phần an toàn, lành tính gồm Cam Thảo, Hoàng Bá, Đại Hoàng, Khương Hoàng, Bạch Chỉ, Hậu Phát, Trần Bì…Người bệnh kiên trì sử dụng mỗi ngày sẽ cảm nhận thấy hiệu quả làm lành tổn thương trên da, ngăn chặn sự xuất hiện của vết thâm và sẹo, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng da.
Người bệnh sử dụng Kim Hoàng Tán theo đúng lộ trình được bác sĩ đề ra sẽ cảm nhận thấy hiệu quả qua từng ngày, cụ thể:
- Ngày 2-3: Tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước… giảm 30-40%.
- Ngày 3-7: Nốt mụn, mảng da se lại và bong ra, tổn thương da phục hồi cơ bản tới 70-80%.
- Ngày 7-10: Da lành gần như hoàn toàn, không thấy vết thâm hay sẹo, tăng cường sức bền và dự phòng tái phát.
Nhờ vậy, chỉ vài năm sau ứng dụng, bài thuốc đã được hàng ngàn người bệnh đón nhận và tin tưởng. Trong năm 2018, chính bài thuốc đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được cúp vàng và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là thành quả và cũng là động lức giúp đội ngũ bác sĩ nhà thuốc thêm hết mình vì bệnh nhân.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Hotline: 0908.84.9669