Quảng Cáo

Các bài tập chữa bệnh trĩ và những môn thể thao tốt cho người bệnh

10/07/2020

Bài tập chữa bệnh trĩ là một trong số những đề mục mà các bác sĩ luôn khuyên nghị với bệnh nhân. Liệu bạn đã biết đâu là môn thể thao mang lại hiệu quả tốt nhất hay chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ những thông tin tổng hợp hữu ích mà bài viết dưới đây chia sẻ nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bị trĩ nên tập gì?

Các bài tập chữa bệnh trĩ và những môn thể thao tốt cho người bệnh
Bị trĩ nên tập gì (ảnh minh họa)

Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đã được chứng minh là có khả năng tăng cường sức khoẻ, rèn luyện thân thể và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng phù hợp để thực hiện với tất cả các loại bệnh. Bởi vậy nên việc lựa chọn các bài tập phù hợp là điều cần thiết để bệnh nhanh chóng được trị khỏi.

Có rất nhiều môn thể thao và bài tập chữa bệnh trĩ mà người bệnh có thể lựa chọn. Một trong số đó có thể kể đến như: bơi lội, đi bộ, yoga… Các bài tập này được nghiên cứu là có thể: 

Kích thích quá trình tuần hoàn và lưu thông của máu hiệu quả hơn

Bệnh lý này sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn dễ bị sưng tấy gây nên tình trạng ứ trệ máu. Quá trình luyện tập thể thao không chỉ cải thiện tình trạng ứ đọng, kích thích sự lưu thông máu và làm giảm hiện tượng sưng tấy ở các búi cơ thừa. 

Các bài tập chữa bệnh trĩ sẽ kiểm soát vấn đề cân nặng

Một trong những biến chứng của bệnh lý tiêu hóa này đó chính là hiện tượng thừa cân, béo phì. Số đo cân nặng tăng lên không chỉ gia tăng áp lực lên vùng hậu môn mà còn khiến cho các búi cơ dễ bị sa ra ngoài hơn. Việc áp dụng các bài tập thể thao phù hợp chính là cách hiệu quả để kiểm soát cân nặng và hỗ trợ điều trị bệnh. 

Ngăn ngừa táo bón, kích thích tiêu hoá nhờ bài tập chữa bệnh trĩ

Các bài tập thể dục không chỉ hỗ trợ gia tăng các hoạt động co bóp ở nhu động ruột mà còn kích thích ruột già bài tiết chất thải tốt hơn. Từ đó giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Cải thiện khả năng co thắt hậu môn của các cơ

Việc áp dụng các bài tập đúng cách sẽ hỗ trợ các cơ co thắt và đàn hồi tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa tình trạng búi cơ bị sa ra và giúp các cơ ở hậu môn được thư giãn. 

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?

Các bài tập chữa bệnh trĩ và những môn thể thao tốt cho người bệnh
Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào (ảnh minh họa)

Bệnh lý ở trực tràng-hậu môn này được xếp vào loại bệnh khá phổ biến hiện nay với số người bị bệnh qua các năm không ngừng tăng lên. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường phải chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi và có thể phải đối mặt với nhiễm trùng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc can thiệp sớm để loại bỏ búi cơ giãn quá mức, người bệnh có thể áp dụng thêm các bài tập chữa bệnh trĩ cùng với xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Nếu băn khoăn chưa biết nên tập luyện bộ môn nào, bạn có thể tham khảo một số môn thể thao dưới đây: 

Đi bộ- môn thể thao đơn giản mà hiệu quả cao

Nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh việc thường xuyên đi bộ có tác dụng rất tốt cho những người bị bệnh này. Bởi đi bộ không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn làm giảm áp lực đè nén lên vùng hậu môn và hỗ trợ quá trình lưu thông máu. Tùy theo sức khoẻ của bản thân mà mỗi ngày người bệnh có thể đi bộ từ 30-60 phút. Lưu ý, trong quá trình di chuyển bạn nên thả lỏng người và luôn giữ lưng thẳng để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ

Yoga là một trong những bộ môn thể thao mà người bệnh không nên bỏ qua đấy. Những bài tập nhẹ nhàng của yoga không chỉ rất tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tăng cường trương lực cho vùng cơ hạ vị, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết và làm co nhỏ các búi cơ ở hậu môn.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kiên trì luyện tập yoga có thể ngăn ngừa tình trạng tái phát đối với những bệnh nhân đã thắt trĩ bằng vòng cao su. Tuy nhiên khi đăng ký lớp yoga, người bệnh nên tham khảo lời khuyên của huấn luyện viên để lựa chọn bài tập phù hợp. 

Bơi lội- môn thể thao vận động tốt nhất

Các động tác bơi lội sẽ giúp toàn thân có thể vận động mô cách nhẹ nhàng. Từ đó tăng cường trương lực, cải thiện tình trạng co thắt hậu môn và làm giảm sức ép lên các tĩnh mạch ở vùng trực tràng-hậu môn. 

Nếu có thể, người bệnh nên kiên trì tập luyện từ 3-4 lần/ tuần. Trước khi tập không nên ăn no hoặc sử dụng rượu bia. Chỉ tập ở cường độ vừa phải, tuyệt đối không g sức để tập luyện. 

Các bài tập chữa bệnh trĩ

Các bài tập chữa bệnh trĩ và những môn thể thao tốt cho người bệnh
Bài tập chữa bệnh trĩ

Ngoài việc thường xuyên áp dụng các bộ môn thể thao kể trên để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và hạn chế tái phát bệnh, người bệnh còn có thể áp dụng các bài tập dưới đây. 

Bài tập vùng đan điền

Vùng đan điền là khu vực bụng dưới, gần xương mu. Người bệnh thực hiện bài tập chữa bệnh trĩ này theo hướng dẫn sau:

  • Sử dụng một thảm tập yoga và nằm trên thảm với tư thể hai tay đặt song song thân, chân duỗi thẳng. 
  • Mắt nhắm hờ, tất cả suy nghĩ tập trung về vùng đan điền rồi hít một hơi thật sâu. Sau đó cắn chặt hai hàm răng, ngón chân hướng lên trên, hai bàn tay nắm lại rồi co thót hậu môn. 
  • Giữ nguyên tư thế khoảng từ 5-7 giây sau đó từ từ thả lỏng toàn thân. 
  • Sau mỗi hiệp tập nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1-2 phút rồi thực hiện lặp lại.
  • Áp dụng bài tập khoảng 30 phút mỗi ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất. 

Bài tập điều trị bệnh trĩ sử dụng ghế

  • Sử dụng một ghế ngồi có lưng tựa
  • Ngồi trên ghế, hai chân vắt chéo, hai tay chống eo
  • Thực hiện đứng lên và thót hậu môn
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s rồi từ từ thả lỏng cơ thể
  • Thực hiện lặp lại động tác cho đến khi đạt được số lần mục tiêu

Đây là bài tập giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt vùng hậu môn, đặc biệt là khi di chuyển. 

Bài tập chữa bệnh trĩ và tăng cường tiêu hóa

Bài tập được thực hiện theo các động tác sau:

  • Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, tay để dọc theo phần thân người, hai bài tay nắm hờ, lòng bàn tay hướng vào trong.
  • Đầu cuối thấp hai đầu gối hơi trùng nhẹ nhưng lưng vẫn cần được giữ thẳng
  • Hít một hơi thật sâu, miệng khép chặt, lưỡi đánh lên hàm trên, đồng thời thực hiện thót hậu môn. 
  • Cúi thấp đầu, đầu gối có thể trùng nhẹ nhưng vẫn giữ lưng thẳng, hít sâu và khép chặt miệng, lưỡi thì đánh lên hàm trên. Đồng thời lúc này thực hiện thót hậu môn.
  • Giữ nguyên tư thế trên trong ít nhất khoảng 10s sau đó đưa cơ thể trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện lặp lại bài tập chữa bệnh trĩ này từ 5-7 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu các búi cơ bị sa ra ngoài gây đau nhức, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày thì nên đến các cơ sở y khoa uy tín để được phẫu thuật cắt bỏ.

Hy vọng với những thông tin, bài tập chữa bệnh trĩ được chia sẻ ở bài viết trên đây đã giúp bạn có những kiến thức để chiến đấu với bệnh lý này một cách hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

các từ khóa liên quan: