Quảng Cáo

Các loại thuốc chống dị ứng nổi mề đay hiệu quả cho người bệnh

10/07/2020

Thuốc chống dị ứng mề đay nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi vì bệnh lý này gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý. Để tìm hiểu kĩ hơn về những loại thuốc, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Thuốc chống dị ứng nổi mề đay

Các loại thuốc chống dị ứng nổi mề đay hiệu quả cho người bệnh
Thuốc chống dị ứng mề đay loại nào tốt

Thuốc viên nang Loratadin 

Đây là một loại thuốc thuộc nhóm histamin, dùng để cải thiện những triệu chứng dị ứng và sẽ hết tác dụng khi ngưng thuốc. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng dị ứng, ngứa, hắt hơi, ban đỏ.

Liều lượng dùng thuốc chống dị ứng nổi mề đay Loratadin

  • Người từ 12 tuổi trở lên: Ngày 1 lần, lần 10mg.
  • Trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tuổi: Ngày 1 lần, lần 10mg (chú ý chỉ dùng thuốc dạng viên nang/ viên nén/ viên nén phân hủy).
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Ngày 1 lần, lần 5mg dạng siro.

Thuốc dị ứng này có tác dụng phụ là gây khô miệng, đau răng. Ngoiaf ra, thuốc không được khuyên dùng với những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thuốc trị dị ứng mề đay Clorpheniramin 4

Thuốc chống dị ứng Clorpheniramin 4 chủ yếu bao gồm Clorpheniramin maleat. Thuốc giúp giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ban ngứa. 

Thuốc được chỉ định cho người bị dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng nổi mày đay, bị côn trùng cắn, thủy đậu hoặc sởi.

Liều lượng thuốc chữa dị ứng mề đay này đối với người bệnh: 

  • Người từ 12 tuổi trở lên: Uống 12mg tương đương với 3 viên thuốc trong 1 đến 2 lần.
  • Người lớn tuổi: Uống 1 viên 4mg trong 2 lần.
  • Trẻ dưới 12 tuổi: Chưa có chỉ định khuyên dùng.

Thuốc có thể gây buồn ngủ và khô miệng. Thuốc không được khuyên dùng với những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc, người mắc bệnh hen suyễn và bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh về dạ dày, bàng quang.

Thuốc trị dị ứng nổi mề đay Zyrtec®

Thuốc chống dị ứng Zyrtec® chủ yếu bao gồm Cetirizine hydrochloride. Nó giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, đau mắt và các vết ban ngứa. Chỉ định sử dụng thuốc với người bị dị ứng thời tiết, dị ứng nổi mày đay hoặc viêm kết mạc.

Liều lượng

  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Ngày 1 lần, lần 1 viên.
  • Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: Ngày 1-2 lần, lần ¼ viên.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Ngày 1 lần, lần ¼ viên.

Thuốc chữa dị ứng nổi mề đay này có thể gây buồn ngủ, khô miệng, hoặc tiêu chảy. Thuốc cũng không được khuyên dùng với những trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc.
  • Người cao tuổi.
  • Người mắc các bệnh gan, thận.

Thuốc trị dị ứng mề đay

Một số thuốc trị dị ứng và nổi mày đay dứt điểm được nhiều bệnh nhân tin dùng:

Thuốc chống dị ứng Prednisone

Prednisone là loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid (thuốc kháng viêm và trị dị ứng). Nó hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm khớp, hô hấp, dị ứng, giảm ban ngứa hiệu quả. 

Xem thêm >>Cách trị mề đay bằng muối, nước muối rất rẻ tiền mà hiệu quả

Cách dùng thuốc dị ứng Prednisone:

  • Người lớn: Ngày 1-4 lần, lần 5-15mg tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ em: Ngày 1-4 lần, liều lượng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ và chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc chống dị ứng nổi mề đay hiệu quả cho người bệnh
Thuốc dị ứng mề đay Prednisone

Thuốc có thể gây mất ngủ, buồn nôn, chán ăn hoặc đổ mồ hôi nhiều. Chống chỉ định thuốc với những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc.
  • Người lớn tuổi.

Thuốc chống dị ứng mề đay Methylprednisolon

Methylprednisolon cũng là thuốc chứa hóc môn corticosteroid. Thuốc hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm khớp, hô hấp, gan, phổi, dị ứng, bệnh ngoài da, giảm ban ngứa hiệu quả. 

Cách dùng thuốc để trị dị ứng, bệnh mày đay và kháng viêm:

  • Người lớn: Tiêm bắp từ 1 đến 4 tuần bằng thuốc dạng muối axetat (tổng lượng thuốc không quá 120mg).
  • Trẻ em: Tiêm thuốc dạng natri succinate, liều lượng thuốc tùy thuộc vào cân nặng của trẻ và chỉ định của bác sĩ, thông thường trong 1 ngày có thể dùng 0,5 mg/kg.

Thuốc trị dị ứng mề đay này có thể gây nhức đầu, khó thở, buồn nôn, ù tai, lo lắng, tăng cân, phân ra máu. Thuốc không được khuyên dùng với những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc (methylprednisolone, tartrazine, aspirin).
  • Người bị nấm.
  • Người bị các bệnh về gan, thận, tim, cao huyết áp, loãng xương.

Triamcinolon- thuốc chống dị ứng mề đay bôi ngoài da

Triamcinolon là loại thuốc dùng ngoài da rất phổ biến trong chữa trị bệnh lý mày đay. Nó có tác dụng kháng viêm, trị dị ứng và các triệu chứng đi kèm. 

Liều lượng thuốc được khuyên dùng từ 2 đến 3 đến một ngày, bôi trực tiếp vào vùng da bị mẩn đỏ, ngứa, nổi mày đay (chỉ cần bôi lớp mỏng để thuốc thẩm thấu vào da).

Tác dụng phụ của thuốc chữa dị ứng mề đay này là có thể gây kích ứng da. Bên cạnh đó thuốc không được khuyên dùng với những trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị nhiễm siêu vi, bệnh lao hoặc nấm. 

Thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm và chưa phát triển cơ thể toàn diện, do đó việc sử dụng thuốc cho trẻ cũng đòi hỏi các bậc cha mẹ phải hết sức thận trọng. Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số loại thuốc phù hợp dùng cho trẻ em: 

Thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em Telfast BD

Thuốc chống dị ứng Telfast BD chủ yếu bao gồm Fexofenadine hydrochloride. Nó giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, đau mắt và các vết ban ngứa. Thuốc chỉ định cho người bị dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng nổi mày đay.

Liều lượng

  • Người từ 12 tuổi trở lên: Ngày 2 lần, lần 1 viên.
  • Trẻ từ 6 đến 11 tuổi: Ngày 2 lần, lần 1 viên.
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Ngày 2 lần, lần ½ viên.
  • Trẻ từ 2 – 23 tháng tuổi: Ngày dùng thuốc chữa dị ứng mề đay BD 2 lần, lần ¼ viên.

Thuốc có thể gây buồn ngủ, nhức đầu hoặc buồn nôn. Chống chỉ định dùng thuốc với những trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc.

Thuốc chống dị ứng mề đay Fexofenadine

Fexofenadine là thuốc thuộc nhóm histamin. Nó cải thiện tình trạng sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ban ngứa do dị ứng. 

Liều lượng

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Ngày 1 lần, lần 1 viên nén 180mg.
  • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Ngày 2 lần, lần ½ viên nén 30mg hoặc lần ½ hỗn dịch uống 30mg .
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Ngày 2 lần, lần ½ hỗn dịch uống 30mg.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Ngày 2 lần, lần ¼ viên nén 30mg hoặc lần ¼ hỗn dịch uống 30mg.
Các loại thuốc chống dị ứng nổi mề đay hiệu quả cho người bệnh
Thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em Fexofenadine

Thuốc có thể gây buồn ngủ, chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy.Thuốc không được khuyên dùng với những trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc.
  • Người mắc các bệnh về thận.

Thuốc dị ứng mề đay cho bé Phenergan

Phenergan có dạng kem bôi dùng ngoài da để chống dị ứng. Thuốc giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, dị ứng nổi mày đay. Người bệnh sử dụng thuốc ngày 3 đến 4 lần, bôi trực tiếp lên vùng da bị ban ngứa (chỉ cần bôi lớp mỏng).

Thuốc bôi có thể gây kích ứng da. Thuốc không được khuyên dùng với những trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với thành phần thuốc.
  • Người mắc các bệnh về thận.
  • Người có vết thương hở.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của y bác sĩ. 

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về các loại thuốc chống dị ứng mề đay. Hy vọng bài viết hữu ích với đọc giả

các từ khóa liên quan: - Related searches - nguyên nhân nổi mề đay - cách trị nổi mề đay tại nhà - thuốc trị mề đay mẩn ngứa - dị ứng thời tiết - cách chữa dị ứng mẩn ngứa - nổi mề đay tiếng anh - hình ảnh nổi mề đay - cách chữa dị ứng thức ăn. Nguồn : bacsydakhoa.com