Quảng Cáo

Cách kiểm tra, xét nghiệm men gan cao có cần phải nhịn ăn không?

10/07/2020

Xét nghiệm men gan cao là một trong những bước cần thiết để giúp bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng, cũng như chức năng gan hiện tại của người bệnh. Vậy cách kiểm tra này như thế nào? Nếu xét nghiệm có cần nhịn ăn không? Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Các cách kiểm tra men gan cao

Men trong gan tăng cao là dấu hiệu cho thấy tế bào gan đang bị tổn thương, có thể là biểu hiện của các bệnh viêm gan mạn tính, viêm gan cấp tính, xơ gan, ung thư gan, tắc đường mật…Vì thế, người bệnh càng phát hiện sớm bao nhiêu thì càng dễ điều trị bấy nhiêu.

Có rất nhiều cách để kiểm tra men gan, trong đó có một số phương pháp được các bác sĩ áp dụng nhiều đó là:

  • Xét nghiệm men gan cao

Đây là cách kiểm tra đầu tiên mà người bệnh thường nghĩ tới bởi xét nghiệm sẽ cho biết các chỉ số trong gan xem chỉ số nào bất thường.

Xét nghiệm để lấy chỉ số men trong gan sẽ đo được nồng độ enzym và protein có trong máu, thể hiện gan đang bị tổn thương ở mức độ nào.

Cách kiểm tra, xét nghiệm men gan cao có cần phải nhịn ăn không?
Các cách kiểm tra xét nghiệm men gan cao

Xét nghiệm men gan thể hiện các chỉ số AST, ALT, AP, GGT, Albumin, Globulin, PT, Bilirubin, tiểu cầu…(Mời các bạn theo dõi tiếp phần cách đọc xét nghiệm men gan để hiểu rõ hơn về các chỉ số này). Đây là các chỉ số cho biết gan của bạn đang gặp vấn đề gì.

Xem thêm:Các triệu chứng men gan cao mà bạn cần hết sức chú ý

Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các chỉ số và đánh giá về tình trạng hoạt động hiện tại của gan, từ đó đưa ra giải pháp cho người bệnh.

  • Siêu âm gan

Ngoài xét nghiệm men gan cao trong máu, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế để siêu âm bộ phận gan. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh về gan thông qua sóng âm tần số cao, giúp đánh giá tổn thương lâm sàng về gan.

  • Chụp cắt lớp

Chụp cắt lớp gan hay còn gọi là chụp CT là kỹ thuật sử dụng kết hợp giữa X- quang và máy tính để phân tích hình ảnh gan. Nếu gan bị tổn thương thì phương pháp chụp cắt lớp sẽ cho ra hình ảnh lớp cắt khác thường so với hình ảnh gan bình thường.

  • Chụp cộng hưởng từ

Đây là phương pháp thể hiện hình ảnh chi tiết và rõ ràng, giúp theo dõi các tổn thương trong gan chính xác. Ngoài ra, khi khám cho người bệnh, bác sĩ còn hỏi các triệu chứng bên ngoài để chẩn đoán. Nếu người bệnh chán ăn, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…thì có thể đang gặp vấn đề xấu về gan.

Xét nghiệm men gan cao có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm men gan là cách phổ biến nhất được nhiều người áp dụng. Để biết được men gan có cao hay không thì người bệnh cần phải làm xét nghiệm và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Vậy khi làm xét nghiệm này có cần nhịn ăn không?

Cách kiểm tra, xét nghiệm men gan cao có cần phải nhịn ăn không?
Xét nghiệm men gan cao có cần nhịn ăn không?

Theo các chuyên gia y tế, bác sĩ thì người bệnh cần phải nhịn ăn khi xét nghiệm men gan thì mới có kết quả chính xác nhất. Tốt nhất là bạn nên nhịn ăn 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Thời điểm thích hợp nhất là vào sáng sớm khi bạn chưa ăn gì. 

Khi nhịn đói để lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng, các thành phần sinh hóa đang còn ổn định một cách tương đối. Khi đó, các chỉ số đo được sẽ thể hiện chính xác nhất sự thay đổi sinh hóa trong cơ thể người bệnh.

Xét nghiệm men gan cao trong trường hợp không nhịn ăn mà lấy máu sau khi ăn thì thành phần sinh hóa có trong máu sẽ bị thay đổi khiến cho việc đo các chỉ số phản ánh không đúng về tình trạng bệnh hiện tại. Từ đó, bác sĩ có thể sẽ phán đoán lâm sàng về bệnh không chuẩn xác.

Trước khi đi làm xét nghiệm ngoài việc nhịn ăn, người bệnh cần lưu ý:

  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê ít nhất là 4 tiếng trước khi xét nghiệm. Bởi vì thành phần có trong các đồ uống này có thể làm thay đổi các chỉ số đo được khi xét nghiệm.
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào như thuốc kháng sinh, thuốc bổ hay thuốc điều trị bệnh ít nhất là vài tiếng trước khi xét nghiệm. Bởi vì các loại thuốc này có thể sẽ làm tăng một số chỉ số trong xét nghiệm men gan cao.
  • Người bệnh nên nhịn ăn và đi xét nghiệm vào buổi sáng sớm để sau khi lấy máu xong còn ăn sáng luôn, không nên đi quá muộn, phải nhịn đói lâu sẽ khiến cơ thể bị tụt đường huyết. Đồng thời, xét nghiệm men gan vào buổi sáng sớm sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Cách đọc xét nghiệm men gan

Khi xét nghiệm men gan người bệnh sẽ biết được các chỉ số sau:  men gan (AST, ALT, AP, GGT), Protein gan (Albumin, Globulin, PT), Bilirubin, Tiểu cầu và một số chỉ số phụ khác. Cụ thể cách đọc xét nghiệm men gan các chỉ số đo được như sau:

Chỉ số xét nghiệm men gan cao

  • Chỉ số AST (hoặc SGOT) và chỉ số ALT (hoặc SGPT):

Bình thường chỉ số của AST là 0 – 40 IU/l và của ALT là 0 – 45 IU/l.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số AST và ALT tăng thì chứng tỏ tế bào gan đang bị tổn thương và có thể bạn đang mắc bệnh về gan.

Xem thêm:Chỉ số ggt là gì, bao nhiêu là nguy hiểm? Cách xét nghiệm và ý nghĩa

  • AP (phosphatase kiềm) và GGT (men gan mật)

Bình thường khi xét nghiệm men gan cao chỉ số của AP là 35-115 IU/l và của GGT là 3 – 60 IU/L.

Nếu chỉ số AP và GGT có nồng độ cao hơn bình thường thì gan có thể đang bị ứ mật hoặc bạn đang mắc bệnh lý đường mật.

Protein gan

Protein gan gồm có protein Albumin, Globulin và thời gian Prothrombin (PT)

  • Albumin (một loại protein được sản sinh ra độc quyền trong gan) có nồng độ bình thường là 4g/dl. Nếu nồng độ albumin dưới 3g/dl thì chứng tỏ người đó đang bị bệnh gan mạn tính. Khi gan bị tổn thương sẽ làm giảm lượng albumin được sản xuất ra trong gan. Khi albumin bị thiếu sẽ dẫn tới hiện tượng phù ở bụng.
  • Trong trường hợp xét nghiệm men gan cao, nếu các loại globulin miễn dịch (IgA, IgM, IgG) tăng cao thì chứng tỏ gan đang có vấn đề.
  • Thời gian Prothrombin (PT)

Như chúng ta cũng biết để ngăn chặn sự chảy máu của các bộ phận trên cơ thể phải nhờ vào cục máu đông mà gan lại sản xuất ra phần lớn các thành phần tạo nên cục máu đông. Và PT là khoảng thời gian tạo ra cục máu đông, thường là từ 9 – 12 giây.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy PT kéo dài hơn so với bình thường, tức là trên 12 giây thì chứng tỏ gan đang bị tổn thương nghiêm trọng hoặc thiếu vitamin K, làm tăng nguy cơ chảy máu.

Tiểu cầu

Xét nghiệm men gan cao với tiểu cầu là tế bào máu cũng góp một vai trò lớn trong hình thành cục máu đông. Tiểu cầu được dự trữ ở bộ phận lá lách. Bình thường phạm vi tiểu cầu ở khoảng 150 – 400 x 103/microlit. Nếu tiểu cầu có phạm vi dưới 150 x 103/microlit thì báo hiệu tiểu cầu đang bị giảm, gan bị tổn thương, lá lách trở nên to hơn do phải hoạt động quá sức bù cho chức năng của gan.

Bilirubin

Chất bilirubin được sản sinh ra nhờ quá trình tái tạo hồng cầu có sự tham gia của gan. Bình thường phạm vi của chất bilirubin trong máu là dưới 21 µmol/l. Nếu nồng độ bilirubin cao bất thường thì chức năng gan tổng hợp đang có vấn đề, liên quan tới bệnh về gan hoặc tắc mật. Lượng bilirubin dư thừa sẽ dẫn đến vàng da, vàng mắt.

Như vậy là bạn đã biết được các cách kiểm tra cũng như khi xét nghiệm men gan cao có cần nhịn ăn không. Chúc các bạn sớm phát hiện ra triệu chứng bất thường của gan để có giải pháp điều trị kịp thời. 

các từ khóa liên quan: