Cách trị mụn nước ở tay, ở chân, ở môi, ở mặt tại nhà như thế nào cho đúng cách? Cần lưu ý những gì khi mắc phải triệu chứng này? Đây là vấn đề người bệnh cần biết để sớm có cách điều trị, tránh để lại những di chứng, biến thể không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bị mụn nước ở tay, chân do đâu?
Mụn nước nổi ở tay, chân, môi, mặt tạo thành các nốt bọng nước lồi trên khỏi bề mặt da. Các bọng nước này kéo theo triệu chứng ngứa ngáy, ửng đỏ rất khó chịu. Nếu không biết cách trị mụn nước đúng và kịp thời, bệnh sẽ gây di chứng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Có rất nhiều nguyên nguyên nhân dẫn đến nổi mụn nước trên cơ thể như tay, chân, môi và mặt. Hầu hết khi đã xuất hiện triệu chứng bất thường này, cơ thể đã mắc một loại bệnh lý nào đó.
Mụn nước mọc ở tay, chân, môi, mặt với từng nguyên nhân khác nhau sẽ có tình trạng nặng nhẹ khác nhau. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể là:
- Ảnh hưởng từ tinh thần: Stress có thể làm dây thần kinh tiết ra các chất gây kích ứng cho cơ thể.
- Thường xuyên tiếp xúc với kim loại, các chất tẩy, chất hoá học…….
- Do cơ địa: Một số người có cơ địa đặc biệt, hay bị dị ứng sẽ dễ bị nổi mụn nước trên cơ thể. Nội tiết trong cơ thể không hợp với đồ ăn, thức uống, mỹ phẩm, môi trường sẽ phản xạ trên làn da. Đây là nguyên nhân gây khó khăn rất nhiều cho các cách trị mụn nước khiến thời gian chữa bệnh kéo dài.
- Từng mắc các bệnh về da liễu: Người đã từng mắc một số bệnh về da như viêm da, chốc lở, vảy nến, vảy nến cấp,…..sẽ dễ tái lại bệnh kèm theo triệu chứng này.
- Bệnh tay chân miệng: Bệnh sẽ gây nổi mụn nước ở miệng, tay, chân và thường gặp ở các bé dưới 15 tuổi.
Cách trị mụn nước ở tay, chân tại nhà
Sau đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng mụn nước bằng thiên nhiên đem lại kết quả nhanh chóng lại an toàn. Lưu ý, mẹo dân gian này không áp dụng với mụn nước đã vỡ và viêm.
Cách trị mụn nước ở tay bằng dưa leo
Dưa leo giúp làm mát, dịu nhẹ làn da đang bị rát, sưng, nổi hột nước. Thêm vào đó dưa leo còn giúp hút chất độc, tăng khả năng kháng viêm trên nốt mụn rất tốt.
Người bệnh chỉ cần dùng dưa leo tươi cắt thành từng lát mỏng, đắp lên các vùng bị mụn trong 20-25 phút. Sau đó lấy lớp dưa leo ra nhưng không cần rửa lại với nước, để tinh chất thấm lâu trên da tự nhiên.
Sử dụng mật ong
Trong mật ong có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, giải độc tố rất tốt. Để trị mụn nước, người bệnh dùng một ít mật ong bôi một lớp mỏng lên vùng bị mụn nước. Để trong vòng 30 phút, sau đó rửa nhẹ nhàng với nước lạnh. Có thể thực hiện 3 lần 1 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách trị mụn nước ở mặt bằng nha đam
Nha đam sẽ giúp làm dịu da, hết ửng đỏ, thúc đẩy da tái tạo tế bào mới, cải thiện sức khỏe làn da của bạn. Trước hết, dùng phần thịt bên trong của lá nha đam, sau đó đem làm nhuyễn thành gel lỏng để dễ sử dụng. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng, sau đó đắp gel lên các vùng bị mụn nước.
Cách trị mụn nước ở mặt bằng dầu lá trà
Dầu của lá trà sẽ giúp khử trùng, kháng khuẩn mụn nước rất nhanh chóng. Hằng ngày sau khi vệ sinh da, để da khô sau đó bôi dầu từ lá trà lên bọc mụn nước. Lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày, sau 1-2 tuần các bọc mụn nước sẽ được thổi bay.
Dùng bột yến mạch
Bột yến mạch có tác dụng lấy sạch chất bẩn, cặn bã, loại bỏ các chất độc trên da, giúp bạn lấy lại làn da sạch mịn. Mọi người có thể sử dụng bột yến mạch làm cách trị mụn nước ở môi, mặt bằng phương pháp đắp mặt nạ trên da.
Trước hết, bạn nên xay thật nhuyễn bột yến mạch trước khi dùng. Lấy yến mạch pha cùng nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, đắp lên trên da, thư giãn trong 30 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh.
Cách trị mụn nước ở chân bằng giấm
Giấm là một loại khử trùng dịu nhẹ cho làn da đang bị mụn nước. Trước hết, dùng 2 thìa giấm pha với 1 thìa nước ấm, sau đó lấy bông tiệt trùng bôi dung dịch vừa có lên trên vùng bị mụn. Trong cùng ngày, bạn nên thoa lên thêm vài lớp nữa để tinh chất ngấm sâu vào mụn nước. Thực hiện đều đặn trong 1 tuần, mụn nước sẽ xẹp và biến mất nhanh chóng.
Dùng trà đen
Trà đen đậm đặc giúp khử trùng, làm bọng nước nhanh chóng xẹp và biến mất. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy trà khô pha với nước ấm với nồng độ đậm đặc. Dùng bông tiệt trùng thấm nước trà đen, chấm nhiều lần lên trên vùng bị mụn.
Cách trị mụn nước ở tay bằng thuốc tím, thuốc xanh
Thuốc xanh và thuốc tím chuyên trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả, đặc biệt là mụn nước. Bạn chỉ cần dùng bông tiệt trùng, chấm thuốc thấm đẫm lên các nốt mụn. Để thuốc khô trên da, sau đó có thể chấm thêm vài lớp trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, các nốt mụn nước sẽ dầu thu nhỏ và tiêu biến.
>>>Tham khảo: Cách trị mụn cho nam da dầu tuổi dậy thì tại nhà không để lại sẹo
Dùng gel bôi ngoài da
Loại gel thường được dùng để điều trị mụn nước có thể là sachol, acyclovir, dung dịch hồ nước,… Gel có tính chất bám dính lâu, nên bạn không nên để chất bụi bẩn dính lên lớp gel. Khi bôi nên bôi từng lớp mỏng để da dễ thở, bôi thêm 1 lớp tiếp theo nếu thấy lớp gel bị trôi đi mất.
Lưu ý nếu chữa mụn nước ở tay, chân không ngứa
Điều trị mụn nước ở tay chân môi mặt tại nhà không hề khó khăn nếu bạn phát hiện từ sớm. Thêm vào đó cần áp dụng những cách làm đúng cách để mụn nước nhanh biến mất. Để quá trị điều trị thật sự hiệu quả và nhanh chóng, baj cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:
- Uống thật nhiều nước, nước sẽ giúp thanh lọc máu, đào thải các chất độc tố ra ngoài.
- Ăn thật nhiều rau xanh, tránh ăn các loại thực phẩm kích thích gây mủ như xôi, bắp, nếp,….
- Khi bị mụn nước, nên thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, dùng nước muối sinh lý để lau sơ qua vùng mụn nước trước khi điều trị.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giặt đồ phơi ngoài nắng để diệt vi khuẩn. Thêm vào đó, giữ nơi ở luôn khô ráo, thoáng mát.
- Tránh nặn mụn nước, để mụn nước bể: Điều này sẽ làm lây lan ra toàn cơ thể, vùng mụn hở sẽ dễ nhiễm trùng hoặc hoại tử.
- Bổ sung nhiều vitamin C, E bằng cách ăn nhiều trái cây hoặc uống thuốc bổ.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách trị mụn nước ở tay, ở chân, ở môi, ở mặt hiệu quả tại nhà. Hy vọng bạn có thể tìm được phương pháp phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả.