Quảng Cáo

Chỉ số men gan cao là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

10/07/2020

Men gan cao là gì, chỉ số là bao nhiêu? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu? Nhiều người chưa biết đến chỉ số này nên không thể phát hiện ra mầm mống bệnh từ sớm. Để bảo vệ bản thân trước những tổn thương ở gan, bạn nên bổ sung kiến thức về căn bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Men gan cao là gì?

Gan có tác dụng sản xuất ra các hoạt chất để chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng. Thêm vào đó, bộ phận này còn giúp sàng lọc, tiêu diệt độc tố mà cơ thể không may tiếp nhận phải. Tóm lại, nơi đây như một nhà máy hoá học với công suất lớn, chọn lọc những hoạt chất có lợi và loại bỏ các hợp chất dư thừa. Ngoài những chức năng trên, gan còn hỗ trợ quá trình hoạt động của các bộ phận khác như dạ dày, mạch máu, thận,…

Chỉ số men gan cao là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
Hình ảnh men gan cao ở bệnh nhân

Trong quá trình thực hiện hàng loạt các chức năng của mình, bộ phận này sẽ tiết ra men gan để chuyển các hợp chất phức tạp thành các chất dễ hấp thụ. Thông thường, một cơ thể khỏe mạnh có chỉ số men gan ổn định vào khoảng 40UI/l. Với chỉ số này, men gan có tác dụng cân bằng sinh học cho cơ thể, giúp gan tiếp tục hoạt động ổn định.

Khi kiểm tra tổng quát, nếu chỉ số men gan vượt trên 40UI/l tức là sức khỏe đang có vấn đề. Rất có thể bạn đã mắc một số loại bệnh về gan với chỉ số men gan cao như thế này, thậm chí là các loại bệnh khá nguy hiểm. Khi chỉ số men gan mới tăng nhẹ, người bệnh phát hiện từ sớm thì rất dễ điều trị và ngăn chặn biến chứng. 

Ngược lại, nếu bạn không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Đối với những người từng bị men gan cao, dù đã được can thiệp đúng lúc nhưng bệnh vẫn có khả năng tái phát rất cao. Những bệnh nhân này cần có một chế độ sinh hoạt, kiêng cữ nghiêm ngặt để bảo vệ sức khỏe.

Chỉ số men gan cao là bao nhiêu?

Sau khi tiến hành các thí nghiệm về gan, thông qua chỉ số men gan mà bệnh nhân có thể biết được tình trạng của mình có bình thường hay không, rồi từ đó có những phương pháp chữa trị và cải thiện chức năng gan kịp thời.

Chỉ số men trong gan tăng cao khi tăng gấp 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2 đến 5 lần là mức trung bình, và tăng cao khi gấp 5 đến 10 lần mức bình thường khi đó người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh về gan là rất cao.

Chỉ số men gan cao là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
Chỉ số men gan cao là bao nhiêu?

Mức độ nguy hiểm của bệnh này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng của từng người bệnh. Khi các chỉ số men gan tăng càng cao thì mức độ tổn thương của gan càng nhiều.

Các triệu chứng khi bị chỉ số men trong gan tăng cao bao gồm:

Bị chướng bụng nhẹ, bị giãn các vị trí mạch ở cổ, đau nhẹ ở bên sườn phải, chán ăn, mệt mỏi,…Đôi khi ở một vài trường hợp mắc bệnh lại không có những biểu hiện lâm sàng này.  giai đoạn này sẽ kéo dài vài tuần, vài tháng và thậm chí cả năm.

Ở giai đoạn đầu khi chỉ số này tăng các biểu hiện lâm sàng không xuất hiện khiến bệnh nhân chủ quan không khám sức khỏe định kỳ tại các cơ quan y tế, kèm theo là các thói quen ăn uống không tốt và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia… ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng gan và làm chỉ số men trong gan tăng cao.

Men gan cao có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, men gan cao báo hiệu cho sự suy yếu, rối loạn chức năng gan trong cơ thể. Khi lượng men gan tăng nhẹ, sức khoẻ chưa bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu để lâu, gan sẽ nhiễm bệnh và kéo theo một loạt các triệu chứng rất khó chịu. 

Khi ấy, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, nặng nhất là tử vong. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm do men gan cao gây ra mà bạn nên biết:

  • Xơ gan cổ chướng.
  • Ung thư gan.
  • Suy gan.
  • Hoại tử gan.
  • Tuổi thọ bị rút ngắn.
  • Khả năng sinh con thấp.
  • Dễ bị mắc các bệnh về thận, dạ dày.
  • Tử vong.

Các loại bệnh liên quan đến men gan cao và biến chứng trên đều thuộc những bệnh lý nghiêm trọng, thời gian điều trị lâu và chi phí rất tốn kém. Dù cho bạn được chữa trị và ổn định bệnh tình, thì  sức khoẻ vẫn sẽ bị ảnh hưởng vĩnh viễn. Người bệnh sẽ bị suy yếu đi, sức đề kháng thấp, thường xuyên nhiễm bệnh.

Khi men gan cao ở giai đoạn đầu, triệu chứng ít xuất hiện và không nổi bật. Do đó, người bệnh sẽ dễ bị nhầm với các loại bệnh lý thông thường, dẫn đến chậm trễ trong việc chữa trị. Từ đó, các mầm mống bệnh sẽ âm thầm phát triển cho đến khi không thể cứu chữa. 

Qua đây, chúng ta có thể thấy được rằng việc phát hiện bệnh men gan cao sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên khám tổng quát để kiểm tra sức khoẻ. Thêm vào đó, hãy làm đúng theo lời khuyên của bác sĩ để điều chỉnh lượng men gan về mức ổn định.

Triệu chứng men gan cao

  • Thường xuyên ngứa ngoài da: Khi gan bị hoạt động quá tải, lượng menquá cao, cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là đào thải độc tố trực tiếp lên các tế bào da. Vì thế người bị men gan cao sẽ cảm thấy ngứa trên toàn cơ thể. Tùy vào lượng men gan nhiều hay ít, một số người sẽ nổi mụn nhọt hoặc bọc mụn viêm.
Chỉ số men gan cao là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
Triệu chứng men gan cao gây mẩn ngứa ngoài da
  • Vàng da: Đây là triệu chứng mắc phải khi bệnh đã quá nặng. Lúc này, các tế bào gan đang bị chết dần, máu mang những tế bào chết đi và đọng lại trên da. Chính vì vậy, người bệnh men gan cao sẽ thấy màu da bị vàng như vừa bị tan máu bầm. Hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện trên toàn bộ cơ thể nên rất dễ nhận ra bằng mắt thường.
  • Sưng phù chân tay: Khi men gan cao, gan bị lão hoá và các tế bào chết dần, vì vậy chức năng đào thải độc tố không thể thực hiện hoàn chỉnh. Các chất thải này sẽ trà trộn vào máu sau đó đi tới da, gây kích ứng da và sưng phù. Khi bạn dùng ngón tay ấn vào, da sẽ bị lún sâu rồi từ từ đầy lại. 
  • Triệu chứng men gan cao gây đau bụng: Người bệnh sẽ cảm thấy bị đau bụng, do gan bị tổn thương và bắt đầu nhiễm khuẩn.
  • Màu phân nhạt: Do thiếu các hợp chất của gan, dạ dày không thể chuyển hoá được toàn bộ thức ăn. Vì thế, người bệnh men gan cao sẽ đi phân sống, màu phân nhạt hơn bình thường.
  • Suy nhược: Khi men gan tăng cao người bệnh sẽ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng như bình thường. Bạn sẽ dần bị sụt cân, tinh thần uể oải, thường xuyên buồn ngủ,…

Nguyên nhân men gan cao

  • Nhiễm siêu vi: Với trường hợp này, tác nhân gây bệnh không phải vi khuẩn mà là vi rút. Chính vì vậy, cấu trúc của chúng rất nhỏ và dễ lan rộng, phá huỷ tế bào nhanh chóng và rất khó chữa trị. Các loại vi rút này sẽ làm men gan cao và tăng vọt trong thời gian ngắn. Các loại bệnh về gan do vi rút là viêm gan A, B, C,….
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một vài loại thuốc tây sẽ gây tác dụng phụ và làm tổn thương cho gan. Nếu sử dụng một lượng nhỏ thì vẫn an toàn, nhưng nếu sử dụng thuốc quá nhiều sẽ làm men gan cao và sẽ gây kích thích gan sản xuất dư lượng men.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh có sẵn: Các bệnh về thận, tim mạch, tiểu đường, viêm tuỵ, sốt rét,… làm cơ thể yếu đi trầm trọng. Vì thế các bộ phận này không thể hoạt động tốt, đây chính là nguyên nhân cơ bản gây men gan cao và mang đến quá nhiều độc tố cho gan. Từ đó, gan bị quá tải, lão hoá nhanh chóng kéo theo lượng men tăng cao.
  • Nguyên nhân bị men gan cao do thói quen ăn uống: Việc ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu sẽ kích thích men gan tăng. Ngoài ra, với những người thường xuyên uống rượu bia sẽ tăng khả năng mắc bệnh. Nguyên nhân là do, nồng độ axit cao làm chết tế bào và gây suy yếu chức năng của gan.
Chỉ số men gan cao là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
Nguyên nhân men gan cao do dùng nhiều bia rượu
  • Béo phì: Ở những người thừa cân trong thời gian dài sẽ dễ bị tăng men gan cao. Thừa cân làm cơ thể tích tụ nhiều mỡ, tăng cholesterol trong máu, huyết áp cao làm ảnh hưởng đến gan. Khi đó sức khỏe bạn yếu đi, dạ dày tiêu hóa chậm hoặc gặp phải những cơn đau bụng lạ.

Cách chữa trị men gan cao

  • Cách trị men gan cao bằng Thuốc Tây

Người bệnh sẽ được kê cho một loạt loại thuốc khác nhau để kết hợp điều trị. Tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi người, các nhóm thuốc có thể nhiều hoặc ít. Dưới đây là một số nhóm thuốc và loại thuốc tiêu biểu để chữa men gan cao: 

  1. Thuốc hạ chỉ số men gan: Silymarin, Arginine stada, Naturen, Sofmin, Boliver New,….
  2. Thuốc hỗ trợ chức năng gan: Hewel, Fortec, Mega Liver, Eganin, Tonka,..
  3. Cách trị men gan cao bằng thuốc giải độc tố: Acetylcystein, Detox Gan, Penicillin, Himalaya, Acetaminophen, Thistle Extract, Amanita phalloides…
  • Cách chữa men gan cao bằng thuốc Nam

Thuốc Đông y có tác dụng điều trị vào tận gốc vấn đề, giúp bồi bổ và hồi phục các tế bào thương tổn. Vì vậy, men gan sẽ được giữ ở mức cân bằng, sức khoẻ được hồi phục và khả năng tái phát thấp.

Hiện nay, cách trị men gan cao Cao Bổ Gan Tâm Minh Đường đang là sản phẩm uy tín và được nhiều người sử dụng. Ngoài hạ men gan, thuốc còn giúp đào thải độc tố, hỗ trợ hoạt động của gan, hồi phục các vùng da bị vàng, phù nề,..

Cách chữa men gan cao này có thành phần từ 7 loại thảo dược tự nhiên gồm Atiso, Hoàng Bá, Cà Gai Leo, Nhân Trần, Sài Hổ, Trần Bì, Huyết Đằng. Sản phẩm được điều chế dạng cao nên rất dễ sử dụng, bám chắc vào các tế bào tổn thương để phát huy tác dụng. 

Cách dùng loại thuốc hạ men gan cao này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa cao pha với nước ấm là có thể sử dụng. Lưu ý, nên uống nên còn ấm, uống sau khi ăn no 1 tiếng, dùng 3 lần/ngày.

  • Cách chữa bệnh men gan cao từ Đông y
  1. Diệp Hạ Châu: Nguyên liệu của bài thuốc này gồm Diệp Hạ Châu, Cà Gai Leo, Cây Dừa Cạn mỗi loại 10 gam. Sau đó bạn đem hỗn hợp trên đi sắc với 400ml nước, dùng để uống vào buổi tối sau khi ăn.
  2. Cách trị men gan cao từ Nhân Trần: Bạn có thể mua Nhân Trần khô sẽ để sử dụng. Mỗi ngày, người bệnh lấy khoảng 12gam Nhân Trần khô sắc với 400ml nước để uống. 
  3. Cách chữa men gan cao bằng Atiso: Bạn nên mua bông Atiso tươi về để hầm xương, nấu canh thịt băm để ăn mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể đun với 1 lít nước để uống mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích về men gan cao là gì, nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị. Khi phát hiện mình có những dấu hiệu bất thường của gan, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng.

các từ khóa liên quan: