Quảng Cáo

Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt không và cách chữa bằng gạo lứt

10/07/2020

Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt hay không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi lẽ, bệnh lý bao tử này ảnh hưởng lớn đến khá năng tiêu thụ thức ăn nên việc chọn thực phẩm hàng ngày vô cùng cần thiết. Để giải đáp thắc mắc trên cũng như biết được cách dùng gạo lứt đúng cách nhất, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.  Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt?

Đau bao tử là căn bệnh phổ biến ở nhiều người. Người bệnh không chỉ đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng,… mà còn thường gặp rất nhiều triệu chứng khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nhiều rắc rối trong cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi thức ăn sẽ trực tiếp tiếp xúc và tác động đến tình trạng dạ dày. Do đó, trước khi sử dụng bất kì loại thực phẩm nào, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ để tránh gây tổn thương cho dạ dày. Vậy đau dạ dày có nên ăn gạo lứt không?

Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt không và cách chữa bằng gạo lứt
Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt

Gạo lứt (gạo rằn hoặc gạo lật) không giống với hạt gạo trắng bởi chúng vẫn còn được giữ lại lớp cám gạo.  Do đó, loại gạo này chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi lượng hơn hẳn gạo bình thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gạo lứt chứa rất nhiều chất như tinh bột, protein, lipid, chất xơ,vitamin, vi lượng ( canxi, natri, glutathion, sắt, magie, selen) và axit (pantothenic, phytic, folic, PABA). 

Giàu dưỡng chất thiết yếu, gạo lứt trở thành loại thực phẩm nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt và bồi bổ cơ thể. Thêm vào đó, với công dụng hạn chế xuất huyết dạ dày, gạo lứt rất phù hợp để cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa. Bởi vậy, câu trả lời cho vấn đề “Ăn gạo lứt có đau dạ dày không?” được xác nhận chính xác từ các bác sĩ là “Không”,  Cụ thể, những vết viêm loét sẽ được bao phủ bởi tinh bột để ngăn chặn tình trạng xấu hơn xảy ra. Tương tự, hàm lượng axit trong bao tử cũng được cân bằng, giảm trào ngược đáng kể nhờ lượng tinh bột mà gạo lứt cung cấp cho cơ thể. Nhờ vậy, người bệnh sẽ thấy những cơn đau hoặc triệu chứng đi kèm thuyên giảm rõ rệt.

Việc sử dụng gạo lứt không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đau bao tử hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ và bổ sung gạo lứt trong chế độ dinh dưỡng của mình. 

Cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt

Một số cách chữa đau ở dạ dày bằng gạo lứt đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà: 

Sử dụng trà gạo lứt làm dịu cơn đau bao tử

Trà gạo lứt không phải cái tên xa lạ với nhiều người bởi những công dụng tuyệt vời và mùi vị dễ chịu của mình. 

Bạn có thể mua trà gạo lứt bán sẵn ở siêu thị hoặc tự chế biến trà tại nhà. Cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt này thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị gạo lứt mẩy, chắc hạt, có nguồn gốc an toàn. 
  • Rang gạo với lửa nhỏ, đảo đều tay cho tới khi có mùi thơm và gạo hơi ngả màu. Chú ý không nên để các hạt gạo nứt ra quá nhiều. Khi có vài hạt bắt đầu nứt bạn hãy tắt bếp và tiếp tục đảo thêm vài phút.
  • Ủ gạo bằng một chiếc khăn sạch khoảng 30 phút cho gạo chín hẳn rồi cho vào bình thủy tinh để dùng dần.
  • Mỗi khi sử dụng, bạn lấy một nắm gạo lứt hãm như hãm trà để uống. 

Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt nấu cơm

Thỉnh thoảng bạn cũng có thể nấu cơm bằng gạo lứt để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Có 2 cách nấu cơm gạo lứt phổ biến. Thứ nhất, bạn nấu gạo lứt như gạo trắng và bỏ một chút muối. Thứ hai, bạn có thể kết hợp gạo lứt với một số loại hạt như hạt sen hoặc đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen,… cách này sẽ gia tăng hương vị và chất dinh dưỡng hơn hẳn. 

Xem thêm >> Đau dạ dày có ăn được cà chua không và có nên ăn nhiều cà chua?

Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt không và cách chữa bằng gạo lứt
Cơm gạo lứt chữa dạ dày hiệu quả

Cháo gạo lứt chữa đau dạ dày hiệu nghiệm

Nếu không muốn ăn cơm, bạn cũng có thể chế biến gạo lứt thành cháo. Nếu muốn bổ sung chất đạm, có thể nấu cháo sườn gạo lứt, nếu muốn bổ sung chất xơ và vitamin, bạn kết hợp với rau củ, bí đỏ, các loại đậu, mè đen, …. Trước khi nấu cháo, nên rang qua gạo lứt để tăng mùi thơm và hương vị. Sau đó, dùng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để ninh cho cháo mềm nhanh hơn. Cháo gạo lứt phù hợp với nhiều đối tượng và lứa tuổi, hỗ trợ tiêu hóa, bài biết và ngừa ung thư hiệu quả.

Sữa gạo lứt thơm ngon dễ uống với bệnh nhân có bao tử bị đau

Sữa gạo lứt cũng là một sự lựa chọn được các bác sĩ đưa ra khi được hỏi “Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt” bởi mùi vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng mà dạ dày lại không phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa những hạt gạo. 

Chuẩn bị: 100g gạo lứt, 360ml sữa tươi, đường phèn.

Thực hiện: 

  • Rang gạo với lửa nhỏ, đảo đều tay cho tới khi có mùi thơm và gạo hơi ngả màu. 
  • Cho gạo vào nước sôi và nấu trong lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo nở ra. (nêm đường phèn tùy theo khẩu vị).
  • Vớt gạo vào một nồi nước sôi khác và tiếp tục nấu cho đến khi gạo nhừ hẳn.
  • Bỏ bã, gạn lấy phần nước gạo, thêm sữa vào đun sôi là được. 

Đau dạ dày ăn được gạo lứt nhiều không?

Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt không và cách chữa bằng gạo lứt
Đau dạ dày có ăn được gạo lứt không

Gạo lứt được xem là loại thực phẩm tốt cho người bị đau bao tử song cũng có thể trở thành “kẻ thù” của căn bệnh này. Vậy sử dụng sao cho đúng để loại gạo này phát huy tối đa tác dụng và không gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày là điều mà người bệnh cần lưu tâm. 

Trước khi sử dụng gạo lứt, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và nắm rõ một số lưu ý sau: 

  1. Gạo lứt rất cứng nên khi chế biến, người bệnh cần đảm bảo gạo đã mềm hoặc nhừ và nhai thật kỹ để không gây “rắc rối” cho hệ tiêu hóa.
  2. Gạo lứt cũng chứa nhiều chất xơ do đó khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn hoặc gây khó tiêu, xuất huyết dạ dày. Vì vậy người bệnh không nên lạm dụng loại gạo này. Để hạn chế tác dụng phụ, người bệnh đau dạ dày nên ăn gạo lứt 2 đến 3 lần mỗi tuần. 
  3. Khi chế biến gạo lứt, không nên vò hoặc chà xát vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trên lớp cám gạo. Người bệnh cũng lưu ý cho nhiều nước khi nấu loại gạo này. 
  4. Có thể kết hợp gạo lứt với muối mè để bổ sung một số chất cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu rõ gạo lứt muối mè không cung cấp đủ protein và lipid cho cơ thể, không thể sử dụng thay thế các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,…
  5. Nếu có bất kỳ triệu chứng gì khác lạ khi sử dụng gạo lứt, người bệnh cần ngưng lại ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin thiết yếu về vấn đề đau dạ dày có nên ăn gạo lứt. Chế độ dinh dưỡng đóng góp một vai trờ quan trọng trong việc điều trị cũng như cải thiện tình trạng bệnh của người đau bao tử. Vì vậy, bạn đọc đừng bao giờ quên bổ sung thêm nhiều kiến thức sức khỏe hệ tiêu hóa hữu ích và cần thiết cho cuộc sống của mình!

các từ khóa liên quan: