Đau dạ dày có nên uống bột ngũ cốc, sắn dây hay không là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Bởi lẽ, vấn đề đường tiêu hóa này khiến việc ăn uống và kiêng khem trở thành yếu tố thiết yếu. Bạn đọc hãy cùng với bài viết đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Đau dạ dày có nên uống bột ngũ cốc?
Có rất nhiều thực phẩm hỗ trợ tốt cho bệnh dạ dày và một trong số đó chính là ngũ cốc. Uống bột ngũ cốc là sự lựa chọn tuyệt vời cho người đau bao tử. Lợi ích của bột ngũ cốc đối với bệnh dạ dày:
- Bột ngũ cốc chứa rất ít chất béo nên sau khi dùng người bệnh sẽ không có cảm giác bị đầy bụng hay đầy hơi, đặc biệt hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
- Bột ngũ cốc được làm từ các loại hạt nên chứa nhiều chất dinh dưỡng như các khoáng chất, vitamin B, nguyên tố lượng tốt cho sức khỏe.
- Chất bột trong ngũ cốc còn có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày, làm giảm nồng độ acid gây hại cho dạ dày. Đây cũng là lý do khiến các bác sĩ gật đầu khi được hỏi “Đau dạ dày có nên uống bột ngũ cốc không”.
- Bột ngũ cốc còn chứa hàm lượng các chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp ngăn ngừa các cơn co thắt dạ dày và tình trạng ợ hơi.
Để nhận được hiệu quả vượt trội từ việc điều trị bệnh dạ dày thì người bệnh nên uống bột ngũ cốc từ các loại hạt sau:
- Gạo nếp:Trong hạt gạo nếp có chứa hàm lượng vitamin và chất xơ cao rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Gạo tẻ: Xay ngũ cốc từ hạt gạo tẻ giúp cho gạo tẻ giữ nguyên được chất dinh dưỡng, protein, tinh bột, cám. Các dưỡng chất này vô cùng cần thiết cho cơ thể.
- Hạt mè: Bột hạt mè là loại bột ngũ cốc mà người đau dạ dày nên uống vì có nhiều vitamin nhóm B, nhóm E và protein giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
- Lúa mạch:Các protein và vitamin có trong lúa mạch giúp kích thích sự phát triển của một số vi khuẩn tốt cho người bệnh dạ dày.
- Các loại đậu: Một số loại hạt đậu xanh, đậu đỗ, đậu đỏ đều có nhiều chất xơ nên rất tốt cho người bệnh.
Người bệnh lưu ý khi uống bột ngũ cốc thì nên uống vào buổi sáng tầm 10h hoặc buổi chiều tầm 4h vì khi đó dạ dày sẽ điều tiết và tiêu hóa tốt nhất. Có thể thấy bột ngũ cốc mang lại nhiều lợi ích cho bệnh đau bao tử. Vì thế, khi bị bệnh này thì bạn nên uống bột ngũ cốc.
Đau dạ dày uống bột sắn được không?
Nghe tới bột sắn chắc hẳn sẽ có nhiều người bị nhầm lẫn với bột sắn dây. Thực tế, 2 loại bột này khác nhau, bột sắn hay còn gọi là bột đao, bột năng, bột lọc (tùy cách gọi của từng vùng miền).
Nếu như bột sắn dây được làm từ củ sắn dây thì bột sắn lại được làm từ củ sắn hay còn gọi là củ khoai mì. Sau khi người trồng thu hoạch củ sắn sẽ mang về làm sạch rồi chế biến tạo ra bột sắn mịn, tơi, màu trắng đục.
Về vấn đề đau dạ dày uống bột sắn được không thì chúng tôi xin được giải đáp rằng bột sắn không dùng để uống, do đó, không chỉ những người bị dạ dày mà ngay cả những người bình thường cũng không thể uống bột sắn.
Bột sắn được mọi người sử dụng với công dụng chính là nguyên liệu tạo nên các loại bánh giò, bánh đúc, bánh canh, miến, mì sợi…hay được dùng làm gia vị cho các món ăn chả cá, cá viên chiên, món xào, chè…
Hơn nữa, trong bột sắn có chứa nhiều tinh bột và rất ít chất xơ nên dù bột sắn có uống được thì bệnh nhân cũng không nên uống bởi không tốt cho hệ tiêu hóa.
Người bị đau dạ dày không thể uống bột sắn nhưng lại có thể ăn được củ sắn, nguyên liệu tạo nên bột sắn. Bởi vì trong củ sắn có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan giúp kích thích hệ tiêu hóa. Khi lượng chất xơ này đi vào trong cơ thể sẽ hấp thụ các chất độc tích tụ ở ruột làm giảm viêm nhiễm bộ phận đường tiêu hóa.
Để đảm bảo dinh dưỡng trong củ sắn còn giữ nguyên thì tốt nhất là bạn chỉ nên luộc, hấp. Trước khi luộc thì bạn cần lưu ý phải gọt sạch vỏ củ sắn và ngâm trong nước tầm 30 phút rồi rửa lại với nước sạch để đảm bảo an toàn khi ăn, không bị ngộ độc. Trong quá trình luộc sắn, bạn có thể thay nước khoảng 2-3 lần sẽ làm giảm bớt độc tố. Đặc biệt, bạn không nên ăn sắn vào buổi tối vì trường hợp phát hiện ngộ độc muộn sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Đau dạ dày uống được sắn dây không?
Đau bao tử uống sắn dây là giải pháp được các chuyên gia đánh giá là rất tốt cho bệnh dạ dày.
Do các đặc tính riêng của sắn dây như đông đặc, vị ngọt mát, tính bình giúp trung hòa acid và dịch vị của dạ dày khiến cho người bệnh cảm thấy thoải mái.
Trong bột sắn dây có chất plavonodit giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc của dạ dày, ức chế các vi khuẩn có hại.
Tuy người đau dạ dày uống được sắn dây nhưng để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh nên sử dụng kết hợp bột sắn dây với một số nguyên liệu khác như:
- Tinh bột nghệ: có chứa hoạt chất curcumin có khả năng kháng khuẩn và chống viêm.
- Mật ong: có công dụng thanh nhiệt, kháng viêm, giải độc, giúp vết thương mau lành.
- Bột chuối hột xanh:được coi là phụ tá hỗ trợ chữa trị bệnh dạ dày.
Xem thêm >>Đau dạ dày uống nước cam được không, có nên uống nhiều nước cam không?
Để việc sử dụng những nguyên liệu trên hiệu quả thì người bệnh cần chế biến đúng cách theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 2 chén bột sắn dây, 2 chén tinh bột nghệ, 2 chén bột chuối hột và 500ml mật ong.
- Bước 2: Bạn trộn chung các nguyên liệu vào với nhau tạo thành hỗn hợp đặc sệt, sau đó, bạn vo lại thành viên có kích thước nhỏ như hạt đậu. Tiếp theo, bạn để cho các viên đó khô hẳn rồi đem cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 3: Sử dụng thành quả mà mình đã làm ra. Mỗi lần uống bạn chỉ lấy 3 viên pha với nước ấm. Bạn nên uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, trước mỗi bữa ăn khoảng 15-20 phút.
Một số lưu ý khi uống sắn dây với người đau dạ dày:
- Sắn dây không tốt cho những đối tượng hay gặp phải tình trạng tụt huyết bởi sắn dây có tính hàn, lạnh, có thể gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
- Bạn không nên dùng chung sắn dây với hoa bưởi bởi nó sẽ làm giảm tác dụng của bột sắn dây.
- Khi pha bột sắn dây với nước lọc thì bạn chỉ nên uống trực tiếp ngày một lần.
- Khi mua sắn dây bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín để đảm bảo hàng chất lượng, sạch sẽ, an toàn.
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết trên, bạn đã không còn thắc mắc về vấn đề đau dạ dày có nên uống bột ngũ cốc, bột sắn dây hay không. Chúc các bạn sẽ mau chóng cải thiện được tình trạng bệnh.