Đau dạ dày có uống được vitamin C không và uống loại vitamin nào mới tốt là những vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Nếu bạn đọc cũng đang thắc mắc thì đừng bỏ lỡ những thông tin bổ ích mà bài viết dưới đâ tổng hợp nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Đau dạ dày có uống được vitamin C không?
Đau bao tử là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét, tạo ra những cơn đau âm ỉ, khó chịu kéo dài ở vùng thượng vị, bụng giữa, phía trên bên trái của dạ dày. Cơn đau diễn biến kể cả lúc bụng đang đói hoặc quá no, phần lớn có liên quan đến chế độ ăn uống nên người bệnh cần lưu tâm một số thực phẩm phù hợp với cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc dung nạp vitamin C (là một dạng acid ascorbic) qua thức ăn và các loại viên uống bổ sung theo một liều lượng nhất định thì có tác dụng tích cực với mọi người. Vậy bệnh nhân đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Theo các bác sĩ, người bệnh nên dùng vitamin C bởi các tác động tích cực sau:
- Tăng cường “lá chắn” miễn dịch trước các loại vi khuẩn virus gây bệnh.
- Ức chế sự xâm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn HP dạ dày, cũng như đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
- Thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, tái tạo vết loét niêm mạc dạ dày, giảm tỷ lệ xuất huyết và ung thư dạ dày.
- Hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi điều trị viêm loét dạ dày.
Bên cạnh vấn đề đau dạ dày có uống vitamin được C không, các chuyên gia cũng cho rằng người bệnh tốt nhất là sử dụng nguồn vitamin C tự nhiên có trong các loại rau xanh và trái cây bằng cách uống nước xay sinh tố, nước ép hoa quả tươi hoặc chế biến dạng lỏng ở nhiệt độ hợp lý để có thể giữ được tối đa lượng chất trong chúng.
Do cơ thể không tự tổng hợp được vitamin C, với những người bệnh thiếu hụt vitamin C nặng thì cần bổ sung thêm ở dạng viên uống, hỗn dịch hoặc thuốc bột. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị trở nên hiệu quả và không làm tăng nồng độ acid dạ dày. Dù đúng là các bác sĩ đã gật dầu khi được hỏi “Đau dạ dày uống vitamin C được không” thì bệnh nhân vẫn cần tuân thủ hàm lượng chuẩn theo độ tuổi dưới đây:
- Trẻ em 4 – 14 tuổi: Liều dùng vitamin C từ 25 – 45mg/ngày
- Trẻ vị thành niên 14 – 18 tuổi: Liều dùng vitamin C từ 65 – 75mg/ngày
- Người trưởng thành: Liều dùng vitamin C ở mức 75 – 90mg/ngày
Đau dạ dày có uống được vitamin E không?
Vitamin E là loại dưỡng chất hữu ích cho cơ thể, đặc biệt có tác dụng cải thiện những bất ổn về tiêu hóa và các vết loét ở dạ dày. Người bị đau bao tử hoàn toàn có thể sử dụng vitamin E thông qua thức ăn, dạng thuốc tổng hợp hoặc viên uống thực phẩm chức năng.
Đối với người bình thường, nhu cầu vitamin E tối thiểu là 22IU/ngày để duy trì hoạt động cơ thể. Với đối tượng đang mắc các vấn đề về tim mạch, thị giác, thần kinh, lão hóa da,… hoặc sử dụng vitamin E trong việc làm lành các tổn thương dạ dày thì liều dùng cần tăng lên ở mức 100 – 400IU/ngày để phát huy được hiệu quả chữa trị.
Người đau dạ dày có thể lựa chọn cách uống bổ sung vitamin E thiên nhiên hoặc vitamin E tổng hợp. Trong đó, vitamin E thiên nhiên được chiết suất từ các loại hạt có dầu, giá trị dinh dưỡng cao gấp 2 lần và phân biệt bằng công thức D-Alpha Tocopherol.
Một số lưu ý cho bệnh nhân khi uống vitamin E như sau:
- Ưu tiên bổ sung viên uống vitamin E có nguồn gốc tự nhiên từ dầu mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, olive, bơ, ngô, hạt óc chó, hạt nho, hạt mè, hạt thông,…Chắc hẳn khi đọc đến thông tin này, nhiều bệnh nhân đã không còn băn khoăn cho vấn đề đau dạ dày có nên uống bột ngũ cốc nữa.
- Uống vitamin E thích hợp nhất là trong hoặc sau bữa ăn sáng và tối để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho dạ dày và cơ thể, liều dùng tối đa là 400IU/ngày.
- Lạm dụng vitamin E hoặc sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây phản ứng ngược với dạ dày và xuất hiện một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt, dạ dày kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm thực quản,…
- Kết hợp uống vitamin E cùng với vitamin C giúp phát huy hiệu quả tương trợ trong việc chống oxy hóa các tế bào, cải thiện vết loét niêm mạc dạ dày.
Bị đau dạ dày nên uống vitamin gì?
Như ta đã biết, đau bao tử là biểu hiện đặc trưng của một số dạng bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật, nhiễm khuẩn HP dương tính,… và kèm theo các triệu chứng “khó ưa” như đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, ăn không ngon miệng.
Bổ sung vitamin là một trong những cách kiểm soát hiệu quả các chứng bệnh. Ngoài vitamin C & E như đã phân tích, vitamin A, B1, B6, B9 (folate), B12 cũng là các loại vitamin thường dùng để giảm trừ acid dịch vị, chống nhiễm trùng, ngăn oxy hóa tế bào, thúc đẩy sự bài tiết ở dạ dày và đường ruột, cũng như kích thích sản sinh các chất bảo vệ thành và lớp niêm mạc dạ dày. Cụ thể như:
- Người đau dạ dày nên uống vitamin A
Đây là loại vitamin được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, gan, cá và dầu cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, bí đỏ, cà rốt, cà chua, khoai lang, ớt chuông đỏ, cần tây, rau bina, bông cải xanh, dưa lưới, xoài,….
Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng không bù đắp đủ lượng vitamin A thiếu hụt, người bệnh có thể bổ sung các chế phẩm ở dạng retinyl acetate, retinyl palmitate, beta-carotene bằng viên nang, viên nén hoặc chất lỏng. Liều dùng thích hợp cho người trưởng thành theo RDAs ở mức 700 – 900mcg/ngày (tương đương 2,300 – 3,000IU/ngày).
- Bị đau dạ dày nên uống vitamin B (gồm B1, B6, B9, B12)
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B có thể kể đến như sản phẩm từ sữa, thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt, cải mâm xôi, bông cải xanh, ớt chuông đỏ, cà chua, bí, măng tây, khoai lang, chuối,….
Người bị những rối loạn về chức năng dạ dày hoặc đau bao tử nên kết hợp giữa chế độ ăn và uống bổ sung vitamin B tổng hợp, nhất là vitamin B1 – B6 – B12 ở dạng viên nén 3B. Chọn thời điểm uống vitamin B vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn sáng, không nên dùng vào buổi tối vì nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hy vọng với những thông tin kể trên, bạn đọc đã phần nào lý giải được vấn đề đau dạ dày có uống được vitamin C không. Đặc biệt, vị chua của vitamin C không những không làm kích ứng niêm mạc dạ dày, mà còn hỗ trợ điều trị bệnh lý và củng cố hoạt động tiêu hóa. Người bệnh nên uống thành phần vitamin C tự nhiên và tuân theo chỉ định y tế để tránh tác dụng phụ không mong muốn.