Đau dạ dày có nên uống nước dừa không, ăn dứa có đau không? là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây chia sẻ những thông tin hữu ích đến từ các chuyên gia để có được câu trả lời thỏa đáng nhất cho vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Đau dạ dày uống nước dừa được không?
Dừa là loại trái cây quen thuộc, là thứ thức uống mát lành có tác dụng giải khát vào những ngày nóng nực. Chính vì lẽ đó mà nước dừa luôn là món giải khát được nhiều người ưa chuộng.
Chính vì vậy nhiều người vẫn băn khoăn không biết rằng liệu bị đau dạ dày có nên uống nước dừa không?
Theo những nghiên cứu gần đây thì nước dừa cực kì hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc căn bệnh này bởi những nguyên nhân sau:
- Nước dừa chứa một lượng muối khoáng cần thiết như kali, photpho, canxi, magie,… giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong dạ dày và đường ruột. Đồng thời các chất điện giải này cũng giúp bù một lượng nước đáng kể cho cơ thể.
- Thành phần enzyme có trong nước dừa có tác dụng như một chất xúc tác sinh học giúp cho quá trình tiêu hóa trong dạ dày trở nên dễ dàng hơn.
- Khi dừa chín, lượng axit trong nước dừa thường ít, độ kiềm cao nên nó giúp trung hòa axit dịch vị tiết ra trong dạ dày. Điều này giúp cho cơ chế hoạt động của dạ dày đang bị loét trở nên cân bằng, hạn chế niêm mạc dạ dày bị loét ngày càng nặng hơn.
- Nước dừa chứa một hàm lượng nhỏ các vitamin tan trong nước như vitamin C, B1, B2, B5, B6, B9 nên nó cũng cung cấp cả những vitamin cần thiết cho cơ thể.
Với những ưu điểm kể trên thì hẳn là mọi người sẽ không còn suy nghĩ đắn đo xem liệu đau dạ dày có uống được nước dừa không. Nước dừa chính là liều thuốc hữu hiệu mà bất cứ người bệnh nào cũng nên thưởng thức để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Ăn dứa có bị đau dạ dày không?
Dứa là một loại trái cây chứa nhiều vitamin như vitamin B1, B2, C,… và các khoáng chất như sắt, photpho, canxi,… Tuy nhiên đối với bệnh nhân mắc các chứng bệnh về dạ dày thì ăn dứa có đau dạ dày không là vấn đề mà mọi người cần quan tâm đặc biệt.
Theo các chuyên gia, thành phần của dứa ngoài các vitamin và khoáng chất còn có một lượng lớn các axit hữu cơ. Đối với người bị bệnh về dạ dày, độ kiềm và axit trong dạ dày vốn đã không cân bằng do lượng axit luôn chiếm ưu thế.
Nếu ăn thêm dứa đồng nghĩa với việc tăng thêm axit trong dạ dày làm cho cơ chế này ngày càng mất cân bằng hơn. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày sẽ bị loét và từ đó dẫn tới những cơn đau âm ỉ. Lúc này bệnh nhẹ chuyển thành nặng, bệnh nặng lại càng thêm nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, thành phần bên trong quả dứa chủ yếu là nước và chất xơ nên khi ăn dứa đồng nghĩa với việc dạ dày phải co bóp nhiều hơn để tiêu hóa những chất xơ này.
Vì vậy, với câu hỏi đau dạ dày có nên ăn dứa không thì câu trả lời chính là không. Mọi người cần đặc biệt chú ý khi sử dụng loại trái cây này để không làm cho bệnh trở nên nặng nề thêm.
Lưu ý khi uống nước dừa với người đau dạ dày
Sau khi đã lý giải những thắc mắc xung quanh vấn đề đau dạ dày có nên uống nước dừa không thì chắc hẳn rằng người bệnh vẫn còn băn khoăn về những lưu ý khi ăn dừa, ăn dứa. Hãy cùng tham khảo danh sách những lưu ý khi ăn dừa và ăn dứa với người bệnh dạ dày như sau:
Đau dạ dày uống nước dừa
- Để nước dừa phát huy hiệu quả nhất hãy uống nước dừa nguyên chất, không thêm đá hoặc uống chung với loại thức uống khác.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả dừa vào ban ngày, tránh uống vào buổi tối sẽ gây hiện tượng chướng bụng, khó chịu. Cách 1 ngày uống 1 quả dừa (khoảng 3-4 quả/tuần là hợp lý).
- Dừa có tính hàn nên những người bệnh thấp khớp, xơ nang nên hạn chế uống nước dừa vì sẽ khiến những căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt những bệnh nhân cơ thể thiên về tính hàn (tay chân hay bị lạnh, da tái xanh, ít khát nước, thích ấm) nên hạn chế sử dụng nước dừa cũng như các thực phẩm liên quan đến dừa.
- Phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa trong khoảng thời gian đầu thai kỳ (khoảng 3 tháng đầu tiên) vì nước dừa có khả năng cao gây sảy thai. Khi muốn uống nước dừa ở thời kỳ giữa hay cuối thai kỳ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Ăn dứa khi đau dạ dày
- Dứa tiếp tục là một loại thực phẩm mà bà bầu nên tránh xa vì nó khiến co thắt tử cung và dẫn đến tình trạng sảy thai.
- Vì tiết rất nhiều axit nên khi ăn nhiều dứa sẽ có cảm giác miệng lưỡi bị rát, có cảm giác như bị bỏng nhẹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nên hạn chế ăn quá nhiều dứa một lúc.
- Không nên ăn dứa khi bụng đang đói. Vẫn nguyên nhân là các axit trong dứa ảnh hưởng cực kỳ mạnh tới niêm mạc dạ dày khi đói. Lúc này người chưa bị bệnh cũng có cảm giác nôn nao, khó chịu. Còn người đã mang bệnh sẵn trong người thì sẽ là những cơn đau âm ỉ không thôi.
- Nếu bạn quá thèm dứa thì hãy nấu dứa chung với một món nào đó (như canh chua) và ăn với một lượng nhỏ kết hợp với cơm. Tinh bột sẽ giúp trung hòa axit của dứa và giảm bớt những mặt hại mà nó gây nên.
Bài viết hôm nay đã đem đến cho mọi người những kiến thức cần thiết về vấn đề “Đau dạ dày có nên uống nước dừa không, ăn dứa có đau không?”. Hi vọng rằng bài chia sẻ trên đây sẽ phần nào giảm bớt nỗi lo cho người bệnh và giúp ích nhiều hơn trên con đường chông gai vượt qua căn bệnh này.