Quảng Cáo

Đau đầu gối không ngồi xổm được hoặc khi ngồi xổm bị đau phải làm sao?

10/07/2020

Đau đầu gối không ngồi xổm được có thể là triệu chứng biểu hiện sụn khớp đang bị tổn thương hoặc dấu hiệu của các bệnh lý về thoái hóa khớp, teo cơ… Việc tìm hiểu cách để nhận biết sớm các tình trạng trên là rất quan trọng, vì đây sẽ là cơ hội để người bệnh có khả năng được chữa khỏi cao hơn. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau đầu gối khi ngồi xổm nguy hiểm không?

Người bình thường khi ngồi xổm sẽ không bị đau khớp gối, nếu ngồi ở tư thế này mà bị đau thì đây là dấu hiệu không bình thường. Hơn nữa, nếu cơn đau khiến bạn phải có chỗ để tì vịn mới đứng lên được hoặc ngồi càng lâu càng khó khăn hơn khi tự đứng dậy thì đó chính là biểu hiện của bệnh lý.

Đau đầu gối không ngồi xổm được hoặc khi ngồi xổm bị đau phải làm sao?
Đau đầu gối khi ngồi xổm có nguy hiểm không?

Tình trạng trên có khả năng biểu hiện cho các bệnh liên quan đến khớp gối như:

Viêm khớp xương

Khi ngồi xổm xuất hiện tình trạng đau khớp gối là triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp xương. Khi bị viêm, khớp gối sẽ bị yếu đi và sưng lên gây đau cho người bệnh lúc ngồi xổm. Tình trạng đau thường diễn tiến nặng hơn vào buổi sáng sớm khi người bệnh mới thức dậy hoặc vào đêm khuya hay lúc người bệnh bắt đầu bước đi.

Viêm gân bánh chè

Đau đầu gối khi ngồi xổm có thể là do bệnh lý viêm gân bánh chè. Một trong những căn bệnh thường rất dễ gặp phải ở những người thích tập thể dục ở cường độ cao hay vận động viên chơi thể thao hoặc người mắc bệnh cơ xương khớp mãn tính. Những hoạt động trong quá trình chơi, tập luyện hay thi đấu các bộ môn thể thao có thể gây ra các chấn thương cho gân hay xương bánh chè.

Dẫn đến người bệnh không chỉ bị đau rát ở xương bánh chè mà còn bị đau ở khớp gối gần với vùng bị viêm sưng. Cơn đau sẽ thường diễn ra theo chu kỳ giảm dần rồi tăng lên, nhất là lúc người bệnh thực hiện các hoạt động như chạy xổm, leo cầu thang, gấp duỗi chân…

Thoái hóa khớp đùi chè

Khi còn trẻ, người làm các công việc mang vác nặng hay phải thường xuyên ngồi xổm nhiều… gây tổn thương và làm thoái hóa dần sụn khớp theo thời gian. Dẫn đến việc hình thành các xương gai do khớp gối dẫn đến tình trạng ngồi xổm bị đau đầu gối ảnh hưởng rất nhiều tới người bệnh.

Bên cạnh đó, đau khớp gối lúc ngồi xổm xuống cũng có thể là biểu hiệu cho các bệnh như đái tháo đường, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout, hội chứng dải chậu chày, thoái hóa khớp gối…

Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như teo cơ hay biến dạng khớp gối, làm mất khả năng đi lại cho người bệnh.

Đau đầu gối không ngồi xổm được phải làm sao?

Việc đầu tiên người bị đau vùng khớp đầu gối khi ngồi xổm cần làm là hạn chế các vận động như chạy bộ, chạy xổm, ngồi xổm hay tập luyện thể thao ở cường độ cao… nhằm giảm thiểu tối đa thêm các tổn thương lên vùng khớp gối.

Khi nằm ngủ thì nên cần kê cao đầu gối bằng việc lót một chiếc gối thấp ở phía dưới, để giúp lưu thông máu tốt hơn, trách việc máu bị tắc nghẽn, tích tụ gây sưng đau. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm một số biện pháp như:

Đau đầu gối không ngồi xổm được hoặc khi ngồi xổm bị đau phải làm sao?
Đau đầu gối không ngồi xổm được nên làm gì?

Chườm lạnh

Khi bị đau, người bệnh có thể dùng túi chườm đá đặt lên vùng bị đau khoảng 20 phút. Hơi lạnh từ đá sẽ làm dịu đi khớp gối đang bị sưng, giúp người bị đau cảm thấy dễ chịu hơn.

Massage

Các bài tập massage bài bản từ sự hướng dẫn của các nhà trị liệu sẽ giúp bạn bớt đau nhức ở đầu gối hơn. Để học được các bài tập này, bạn có thể các phòng tập vật lý trị liệu để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ đúng cách.

Băng đầu gối

Khi ngồi xổm đau đầu gối, việc băng bó sẽ hỗ trợ cho khớp gối được thư giãn và giảm tải áp lực, giúp thuyên giảm các cơn đau. Tuy nhiên, bệnh nhân khi thực hiện băng gối cần lưu ý là không được băng quá chặt vì rất dễ dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu gây nên biến chứng nguy hiểm cho khớp gối và chân.

Sử dụng gel bôi giảm đau

Người bị đau có thể sử dụng một số loại băng dán hoặc gel bôi giảm đau như Capsaicin, Salonpas,  Banterin Kowa EX… Các hoạt chất trong các loại gel này sẽ hỗ trợ làm giảm bớt tình trạng viêm sưng cho khớp gối, giúp người bệnh đỡ đau hơn.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Một số loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc thuốc giảm đau để làm đỡ bớt đi tình trạng sưng đau ở khớp gối. Tuy vậy, nếu người bị đau đầu gối khi ngồi xổm sử dụng các loại thuốc này bạn cần tuân thủ hướng dẫn từ y sĩ và hướng dẫn trên bao bì thuốc, chỉ dùng đúng liều lượng và thời gian theo yêu cầu.

Bởi các loại thuốc này thường sẽ chứa các chất gây tác động xấu đến dạ dày, gan ,thận và thần kinh…nếu người bệnh lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

Xem thêm:Đau đầu gối nhưng không sưng, không đau không rõ nguyên nhân là bệnh gì?

Cần lưu ý thêm, đây chỉ là các giải pháp giảm đau tạm thời nếu người bệnh bị đau khi ngồi xổm. Bệnh nhân nếu muốn được điều trị triệt để cần phải đến thăm khám với bác sĩ nhằm tìm ra đúng căn nguyên và tình trạng bệnh, từ đó có được các biện pháp chữa trị thích hợp hơn.

Bởi một số trường hợp người bị đau không chỉ có dùng thuốc mà còn phải thực hiện phẫu thuật mới có cơ hội được phục hồi bình thường.

Lưu ý khi ngồi xổm bị đau đầu gối

Như đã để cặp ở trên người bị đau khớp gôi muốn được chữa khỏi hoàn toàn thì biện pháp tốt nhất là đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Sau đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Đau đầu gối không ngồi xổm được hoặc khi ngồi xổm bị đau phải làm sao?
Một số lưu ý khi gặp trường hợp đau nhức
  • Người bị đau đầu gối không ngồi xổm được cần hạn chế tăng cân, để tránh gia tăng áp lực lên khớp gối. Người bệnh cần điều chỉnh cần nặng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn, ăn đúng và đủ bữa, không ăn khuya và tuyệt đối không nạp quá nhiều đồ ngọt, chất béo cho cơ thể.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C (chanh, cam, bưởi…), canxi (phô mai, sữa chua, đậu nành)…, Omega 3 (rau bó xôi, cá hồi, cá thu…). Đây đều các loại thức ăn rất tốt cho sức khỏe của người bị đau.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ, điều chỉnh giờ giấc làm việc hợp lý, tránh ngồi lâu, làm quá giờ gây căng thẳng lên thần kinh và cơ xương khớp.
  • Hạn chế tối đa việc ngồi xổm để giúp sụn khớp không bị lão hóa thêm, tốt nhất là người bị đau đầu gối khi ngồi xổm nên lựa chọn ngồi trên những chiếc ghế có thể co duỗi thẳng chân thoải mái.
  • Tập luyện các bài tập đơn giản theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để giúp khớp khối thư giãn, phục hồi và giảm đau hiệu quả hơn.
  • Đối với phụ nữ thì việc hạn chế mang giày cao gót hay mang giày quá chật sẽ giúp làm giảm áp lực rất nhiều cho khớp gối. Hơn nữa, ít mang giày cao gót còn giúp chị em phòng ngừa được rất nhiều bệnh liên quan đến thoái hóa khớp hay gai cột sống về sau.

Đau đầu gối khi ngồi xổm có thể là biểu hiện cho chấn thương trong vận động hoặc một bệnh lý nào đó. Do đó, các biện pháp như chườm lạnh, dùng gel bôi…chỉ có tác dụng tức thời chứ không mang tính lâu dài. Lời khuyên tốt nhất là bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

các từ khóa liên quan: - Related searches - đau đầu gối phải - cách trị đau đầu gối tại nhà - đau đầu gối trái - đầu gối đau khi co duỗi - đau khớp gối tiếng anh là gì. Nguồn : bacsydakhoa.com