Quảng Cáo

Đau đầu gối trái, phải là bệnh gì? Triệu chứng và cách trị tại nhà

10/07/2020

Đau đầu gối có thể xảy ra ở gối trái hoặc gối phải, thậm chí là ở cả 2 bên. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân và đa dạng các triệu chứng. Vậy những cơn đau này là biểu hiện của bệnh gì và cách trị là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau đầu gối bên trái là bệnh gì? 

Hai đầu gối là bộ phận có các khớp phải chịu trọng lực lớn nhất cơ thể. Do đó, nguyên nhân gây tổn thương và đầu gối cũng không ít. Khớp được cấu tạo bởi dây chằng, sụn khớp, cơ, mâm chày, bao hoạt dịch và đầu dưới của xương đùi. Khi một trong những yếu tố trên bị tác động xấu sẽ dẫn đến tình trạng đau hoặc thoái hóa. 

Đau đầu gối bên trái sẽ do những nguyên nhân như viêm khớp dạng thấp, xương đau các khớp, gout, thoái hoá khớp hoặc là hậu quả của những chấn thương trong quá trình làm việc quá sức, sinh hoạt và vận động sai tư thế quá lâu. Những áp lực đó có tác động không nhỏ vào xương khớp vùng đầu gối gây đau nhức và khó khăn trong quá trình vận động.

Đau đầu gối trái, phải là bệnh gì? Triệu chứng và cách trị tại nhà
Đau đầu gối bên trái thường do các bệnh về khớp

Bên cạnh đó, những yếu tố khách quan là bước đệm tốt góp phần thuận lợi để bệnh đau đầu gối trái khởi phát như tuổi tác (xảy ra nhiều hơn ở những người trung và lớn tuổi), giới tính, cân nặng (trọng lượng cơ thể càng lớn, không kiểm soát được thì càng gây áp lực nhiều hơn lên đầu gối), nghề nghiệp (vận động mạnh, mang vác nặng, đứng ngồi làm việc không đúng tư thế lâu dần cũng sẽ khiến đầu gối bên trái bị đau).

Ngoài ra, các yếu tố có thể gây đâu đầu gối trái như do chế độ dinh dưỡng (cơ thể thiếu những chất cần thiết như canxi, omega 3, acid béo tốt, ngũ cốc, rau xanh … cũng sẽ khiến xương khớp của bạn dễ bị tổn thương và thoái hoá), … Đây tuy không phải là những nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng một phần tác động tới tình trạng bệnh và kéo dài thời gian chữa bệnh.

Khớp gối là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất trên cơ thể, do đó, những tổn thương là không thể tránh khỏi. Khi bạn bị đau đầu gối bên trái, toàn bộ hoạt động làm việc và di chuyển của cơ thể trở nên vô cùng hạn chế, khó khăn. Vì vậy, cần phải sớm tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và điều trị tận gốc một cách triệt để.

Đau đầu gối bên phải là bệnh gì?

Mọi người có thể thắc mắc là: Liệu những bệnh đau đầu gối trái có giống với đầu gối phải hay không? 

Câu trả lời là “Có”. Cấu tạo của hai bên đầu gối con người giống nhau hoàn toàn, từ cấu trúc xương khớp đến các cơ và dây thần kinh … Vì vậy, kể cả đau đầu gối phải hay những bệnh bạn có thể mắc ở đầu gối trái có khả năng sẽ xảy ra ở đầu gối phải với những nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng giống nhau. 

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người thì sẽ có những cơn đau đầu gối phải khả năng bị bệnh và dấu hiệu nặng hơn. Những người thuận chân, tay nào thì tổn thương và áp lực vào phía đó sẽ nhiều hơn. Dễ bị bệnh, chấn thương và thoái hoá hơn.

Ở một số bệnh với biểu hiện là đau đầu gối bên phải, trái như viêm đa khớp dạng thấp thì sẽ có thể gây tổn thương, sưng tấy và ửng đỏ cả 2 bên đối xứng. Còn đối với bệnh gout, sẽ phụ thuộc vào từng cấp độ, từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà sẽ đau bên phải hoặc trái, không cố định. 

Khớp gối rất nhạy cảm với các chấn thương. Những tai nạn có thể gây ra đau đầu gối và gây tổn hại đến vùng xương khớp này, dù nặng hay nhẹ cũng sẽ để lại di chứng sau này. Theo thời gian, có thể vì lý do đó mà xương khớp vùng gối bị tổn thương, bào mòn và dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu.

Viêm vùng xương khớp gối gây ra đau đầu gối bao gồm: viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè và viêm khớp gối là 3 bệnh lý phổ biến nhất. Bên cạnh đó, khi xương hoặc sụn bị nứt, vỡ, mẻ, trật khớp xương bánh chè… cũng là nguyên nhân gây đau đầu gối trái, phải mà ta thường gặp ở những người trẻ tuổi. Những bệnh lý này không phải do tuổi tác ảnh hưởng mà là do quá trình hoạt động và làm việc của mỗi người. Vì vậy, người trẻ cũng có nguy cơ bị những vấn đề về xương khớp rất lớn.

Triệu chứng đau đầu gối kèm theo

Mỗi bệnh lý sẽ có một triệu chứng, dấu hiệu và biến chứng không giống nhau hoàn toàn. Việc phân biệt và xác định rõ cơn đau đầu gối do bệnh gì sẽ giúp việc theo dõi, điều trị và kết hợp luyện tập một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất mà không gây nhiều khó khăn hay tác dụng phụ không mong muốn sau này.

Tình trạng đau đầu gối trái, phải có thể lúc thì đau âm ỉ, không kéo dài, lúc lại rất dữ dội, khó chịu. Kèm theo đó là hiện tượng sưng đỏ, đầu gối nóng ran, cứng khớp vào buổi sáng, và thậm chí đôi khi theo thời gian sẽ bị biến dạng lồi hoặc lõm.

Điều này khiến người bệnh bị đau đầu gối cảm thấy vô cùng mệt mỏi, lo sợ, hoang mang, lại còn ảnh hưởng rất nhiều tới việc đi lại, hoạt động và làm việc hằng ngày. Những công việc nặng như mang vác, di chuyển với tốc độ cao, chạy nhảy sẽ không còn thực hiện được linh hoạt.

Nếu bệnh nhân bị thoái hoá khớp đầu gối trái, phải, thì sẽ cảm nhận được cơn đau đầu gối nhẹ nhưng kéo dài trong ngày, đau tăng lên khi hoạt động mạnh và đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Giai đoạn đầu và ở mức độ nhẹ, đầu gối sẽ không có hiện tượng sưng đỏ và nóng ran. Chỉ khi bệnh chuyển biến nặng hơn thì triệu chứng này mới xảy ra. Những người có độ tuổi từ 40 trở lên nên lưu ý vì đây là nhóm có khả năng cao bị bệnh thoái hoá khớp gối.

Còn đối với bệnh gout thì sẽ hơi khác hơn một chút. Bệnh biểu hiện hết sức rõ ràng với những cơn đau dữ dội, tác động lớn đến tâm lý người bệnh. Đau đầu gối kết hợp với tình trạng sưng nóng đỏ càng ngày càng tăng lên. Sẽ có những lúc đau đến nỗi không thể bước đi nổi. Khi đi khám bệnh và được xét nghiệm sẽ cho kết quả hàm lượng acid uric tăng cao và phù hợp để dùng thuốc chống viêm.

Đau đầu gối trái, phải là bệnh gì? Triệu chứng và cách trị tại nhà
Đau đầu gối phải do bệnh gout

Một số trường hợp còn bị mất cảm giác vùng đầu gối. Khi di chuyển nghe tiếng lạo xạo, lục cục trong khớp gối. Không thể co hay duỗi đầu gối. Đôi khi còn có thể có triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, cảm, sốt nhẹ.Đau đầu gối uống thuốc gì? 

Khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện như trên, cần phải đến ngay những cơ sở y tế uy tín để khám và xét nghiệm tổng thể. Sau khi tìm hiểu và xác định chính xác bệnh lý mình mắc phải thì việc sử dụng thuốc trị đau đầu gối và những liệu pháp điều trị theo hướng dẫn và sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa là vô cùng cần thiết. 

Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ, dược sĩ kê đơn trong các trường hợp bệnh đau đầu gối trái, phải như trên. Mời các bạn cùng tham khảo và áp dụng nhé.

  1. Đối với bệnh gout: Bệnh nhân bị đau đầu gối cần dùng thuốc chống viêm thông thường nhóm NSAIDs – một loại thuốc phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất để hỗ trợ đào thải acid uric trong máu, giảm tình trạng ửng đỏ, sưng tấy và viêm. Chỉ nên dùng loại corticoid khi bệnh chuyển biến quá nặng. 
  2. Bị đau đầu gối do bệnh viêm khớp dạng thấp: Nhóm thuốc bạn phải sử dụng để điều trị bệnh này là DMARDs kinh điển (thuốc chống tác dụng chậm) sẽ làm thay đổi tình trạng hoạt động của bệnh, bao gồm Hydroxychloroquine, Methotrexat, Sulfasalazine và Leflunomid – Arava®. Và nhóm thuốc DMARDs sinh học có B – cell depletion (thuốc ức chế tế bào B), TNF – α và thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u) và thuốc ức chế Interleukin 6. Tuỳ vào từng mức độ tổn thương sẽ được chỉ định uống loại thuốc thích hợp.
  3. Đối với bệnh nhân đau đầu gối do bị thoái hóa khớp: Cần tích cực bổ sung vitamin D, canxi, glucosamine… và kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp.

Cách trị đau đầu gối tại nhà

Có rất nhiều bệnh nhân cảm nhận được tình trạng đau đầu gối của mình không quá nặng, đang ở mức độ nhẹ và rất nhẹ thì có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà dưới đây. Hiệu quả có thể không phải ngay lập tức nhưng cũng có thể ức chế bệnh phát triển nặng hơn và cải thiện triệu chứng rõ ràng.

Đau đầu gối trái, phải là bệnh gì? Triệu chứng và cách trị tại nhà
Tham khảo một số cách trị đau khớp gối tại nhà
  • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, nếu có hiện tượng béo phì thì nên giảm cân: Như các bạn đã biết, áp lực mà đầu gối phải chịu từ trọng lượng cơ thể là rất lớn. Béo phì có thể tăng nguy cơ viêm và đau đầu gối. Vì vậy, nếu giảm bớt được phần nào trọng lượng để cơ thể nhẹ nhàng hơn, đầu gối không phải làm việc vất vả hơn thì những tổn thương ở vùng này sẽ giảm đi đáng kể. Một mức cân nặng phù hợp với tuổi tác, chiều cao và công việc của bạn sẽ làm giảm áp lực lên đầu gối.
  • Mang giày đúng kích thước, khởi động kỹ trước khi tập luyện: Người bị đau đầu gối cần lựa chọn những đôi giày phù hợp sẽ cân bằng được cấu trúc bàn chân và đầu gối. Việc luyện tập những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp, khởi động làm nóng cơ thể để thích nghi sẽ giảm bớt những tổn thương không đáng có và cải thiện sự linh hoạt cho xương khớp.
  • Kết hợp một số phương pháp vật lý trị liệu: Massage, xoa bóp, châm cứu … là những biện pháp bạn có thể nhờ người thân thực hiện tại nhà để khiến tình trạng bệnh đau đầu gối trái, phải được phục hồi một cách nhanh chóng và an toàn.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Những đồ ăn chứa nhiều canxi, vitamin D như tôm, tép, sữa, cá hồi… và thực phẩm có glucosamin như lươn, trạch… cùng các loại rau xanh sẽ hỗ trợ điều trị đau đầu gối rất hiệu quả. Tránh xa những đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều mỡ và nội tạng động vật.

Những bệnh lý có biểu hiện là đau đầu gối trái, phải đang ngày càng phổ biến hơn ở người già và kể cả những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, với những thông tin và bí quyết mà chúng tôi cung cấp cho các bạn, mong rằng mọi người sẽ có những trang bị cho bản thân để có thể cải thiện và điều trị khỏi bệnh. Hãy luôn giữ gìn sức khoẻ của bản thân và gia đình nhé!

các từ khóa liên quan: - Related searches - Related searches. Nguồn : bacsydakhoa.com