Quảng Cáo

Đau hông bên trái là bệnh gì? Đau khi mang thai có nguy hiểm không?

10/07/2020

Đau hông bên trái là tình trạng khá phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể đe dọa đến khả năng đi lại, vận động của người bệnh. Vậy tình trạng này là dấu hiệu của bệnh gì và cách xử lý ra sao? Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau mông bên trái là bệnh gì?

Bị đau vùng mông bên trái là một dấu hiệu thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là những người cao tuổi hay bệnh nhân có vấn đề về xương khớp.Triệu chứng này thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,…

Đau hông bên trái là bệnh gì? Đau khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau mông bên trái là bệnh gì?
  • Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, kéo dài từ phần thắt lưng xuống tận các ngón chân, khi bị đau dây thần kinh tọa thì sẽ gây ra những cơn đau buốt, tê bì một bên cơ thể.

  • Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến việc rễ dây thần kinh xung quanh bị chèn ép. Bệnh này chủ yếu do người bệnh đứng, ngồi làm việc một cách sai tư thế hay vận động, làm việc quá sức gây ra.

Khi bị đau mông bên trái do bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh luôn phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ, kéo dài. Nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt mà còn có nguy cơ dẫn đến bại liệt.

Đau bên hông trái phía trước

Đau hông bên trái khiến người bệnh luôn phải chịu những cơn từ đau âm ỉ đến dữ dội, quặn thắt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị dứt điểm, kịp thời. 

Đau hông phía bên trái phía trước là biểu hiện của nhiều bệnh lý như: Sỏi thận, đại tràng, viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tử cung…

Đau hông bên trái là bệnh gì? Đau khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị đau hông bên trái là bệnh gì?
  • Bệnh sỏi thận

Cơn đau bên hông trái phía trước là một trong những biểu hiện khá điển hình của bệnh sỏi thận, thường khu trú tại vùng mạn sườn bên trái. Người bệnh không thể đi lại hay vận động linh hoạt như bình thường khi bị những cơn đau quặn thắt làm ảnh hưởng.

Cùng với cơn đau hông bên trái, việc tiểu ra máu, tiểu đau, rát, tiểu buốt,… cũng gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt, tinh thần của người bệnh.

Bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời nếu như gặp phải triệu chứng này. Tại các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm niệu quản, siêu âm thận, chụp X-quang thận để kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác nhất.

Xem thêm: Đau hông bên phải là bệnh gì? Giải mã cơn đau mông phải trước và sau

  • Bệnh viêm đại tràng

Bị đau hông bên trái do viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau, dẫn đến việc hình thành tại đại tràng các ổ loét, xuất huyết, ổ áp xe.

Viêm đại tràng khiến cho người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau quặn thắt, kéo dài, kèm thêm các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), đau bụng, co thắt, căng cứng vùng bụng, đại tiện ra máu,…

  • Bị rối loạn tử cung

Ở phụ nữ thường là biểu hiện của rối loạn tử cung, gây ra những cơn đau âm ỉ, ảnh hưởng đến vùng hông, xương chậu, buồng trứng,… Đặc biệt, khi những cơn đau kéo dài không thuyên giảm chính là cảnh báo rối loạn tử cung đang ở ngưỡng đáng báo động, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Đau hông bên trái ở nữ cần phải hết sức chú ý, tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của nữ giới. Các bệnh lý gây nên tình trạng này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

  • Viêm túi thừa

Túi thừa là những túi nhỏ hình thành do sự phồng lên của lớp niêm mạc hệ tiêu hóa. Chúng thường được tìm thấy ở phần cuối ruột già, đại tràng bên trái. Túi thừa là một cấu trúc rất phổ biến, đặc biệt sau tuổi 40 và ít khi gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Đau hông bên trái là đau gì? Đây có thể là tình trạng viêm túi thừa hình thành khi những túi thừa bị viêm nhiễm, có thể gây ra đau bụng trầm trọng, lan dần theo dây thần kinh xuống phần hông bên trái phía trước, tạo ra những cơn đau âm ỉ, gây khó chịu, bất tiện cho người bệnh. 

Ngoài ra, viêm túi thừa còn khiến bệnh nhân gặp phải những biểu hiện khác như sốt, buồn nôn và làm thay đổi rõ rệt thói quen đi đại tiện của bạn.

Đau mông bên trái khi mang thai

Bà bầu bị đau mông là điều không khó để bắt gặp trong thai kỳ. Tình trạng này khiến các mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu, bất tiện. Theo thống kê, cứ khoảng 5 bà bầu thì có 1 trường hợp bị đau thắt vùng lưng chậu khiến các cơn ê mông xuất hiện.

Đau hông bên trái là bệnh gì? Đau khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau mông bên trái khi mang thai cần hết sức chú ý

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau mông phái bên trái

  • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu khi mang thai dẫn đến sự mất cân bằng. Hậu quả là khiến cơ lưng của mẹ bị mềm ra, phần gân từ mông tới chân bị ảnh hưởng và tắc nghẽn trong thời gian ngắn, sinh ra hiện tượng đau nhức mông khi ngồi hoặc di chuyển.
  • Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ làm tăng sức ép đến vùng xương chậu khiến cho tử cung sinh ra các tình trạng nhức mỏi vùng xương chậu, cảm giác chạy dài từ vùng mông và đau hông bên trái phía sau cho đến hai chân.
  • Thường thì càng về những tuần cuối thai kỳ, nhất là khi thai nhi 36 tuần tuổi thì cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi để chuẩn bị cho thai nhi chào đời. Điều này khiến cho máu dồn về vùng xương chậu nhiều hơn, gây sức ép lên các dây thần kinh sinh ra biểu hiện ê mông.

Biểu hiện đau mông bên trái khi mang thai

  • Phần mông kéo dài xuống hông thường hay bị nóng ran liên tục hoặc ít nhiều sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ.
  • Bà bầu cảm thấy đau mông chạy xuống khớp gối, mắt cá chân, nặng nề.
  • Ê mông nhiều hơn khi về đêm và lúc nằm ngủ.
  • Đau 1 bên hông trái khi mang thai gây ra cảm thấy khó khăn khi đứng, ngồi, nằm, đi lại.

Thường thì đây là những triệu chứng hết sức bình thường, không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, có những trường hợp đây là dấu hiệu nguy hiểm thì các chị em phụ nữ mang thai cần hết sức chú ý:

  • Cơn đau mông khá tương tự như hiện tượng co thắt chuyển dạ. Bà bầu bị đau hông bên trái sẽ cảm thấy đau vùng chậu và đau mông kinh khủng mặc dù chưa tới ngày dự sinh.
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng như bà bầu bị chảy máu âm đạo, chảy nước ối, chuột rút liên tục dù cơ thể thai phụ không hề bị té ngã hay chấn thương, va chạm.

Bị đau âm ỉ một mông bên trái và cách xử lý

Bị đau âm ỉ một mông bên trái có thể do căng cơ khi mới tham gia vận động, luyện tập nặng,… hoặc là biểu hiện của đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,…

Đau hông bên trái là bệnh gì? Đau khi mang thai có nguy hiểm không?
Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu rất tốt cho người bệnh

 Dây thần kinh ở khu vực mông còn được gọi là dây thần kinh tọa phân bố từ đốt sống L4 đến S1 chạy xuống mông, đùi sau, cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân và kết thúc ở đầu ngón chân cái. Khi đau âm ỉ một mông bên trái hoặc đau bên hông trái còn có thể kéo theo một số triệu chứng khác như: Đau lan dọc xuống cẳng chân đến đầu ngón chân, suy giảm sức lực ở chân, kiểm soát bàng quang khó khăn,…

Đau hông bên trái là đau gì? Câu hỏi này bạn có thể tham khảo những câu trả lời bên trên, để chắc chắn thì bạn nên đến khám bác sĩ tổng quát hoặc nếu được hãy khám chuyên khoa cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình. Bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị làm giảm đau bao gồm:

  • Tiêm thuốc corticoid để kháng viêm, đồng thời giảm đau hiệu quả.
  • Vật lý trị liệu giúp tăng sức cơ quanh vùng bị chấn thương và cải thiện vận động tại vùng.
  • Lập quá trình dẫn lưu nếu có nang hay áp-xe.
  • Phẫu thuật giúp sửa chữa tổn thương đĩa đệm hoặc thay khớp.

Ngoài ra đau ở hông bên trái hoặc mông bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp đơn giản sau đây tại nhà để làm giảm bớt những cơn đau âm ỉ ở mông bên trái:

  • Chườm đá hoặc chườm nóng giúp làm giảm sưng phù và giảm đau. Bạn có thể dùng một trong 2 cách, hoặc luân phiên cả 2 cách. Đặt túi chườm lên vùng bị ảnh hưởng trong khoảng 15 phút mỗi lần.
  • Tập giãn cơ vùng chân, hông và mông
  • Nghỉ ngơi để có thời gian lành lặn chấn thương
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol, naproxen hoặc ibuprofen.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin kiến thức về đau hông bên trái và những bệnh lý liên quan để có thể tìm ra những biện pháp phù hợp cũng như phương hướng điều trị kịp thời. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

các từ khóa liên quan: - Related searches - đau xương mu khi mang thai - đau có mông khi mang thai - đau háng khi mang thai - đau bụng bên trái - đau bụng dưới bên trái. Nguồn : bacsydakhoa.com