Quảng Cáo

Đứng lâu, ngồi lâu bị tê chân không thể đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

10/07/2020

Đứng lâu, ngồi lâu bị tê chân là hiện tượng rất quen thuộc với nhiều người. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc bị tê ở mức độ thường xuyên, thậm chí cản trở chức năng vận động không thể đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu của bệnh lý gì không? Hãy cùng tìm lời giải đáp ngay sau đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì?

Khi ngồi lâu một chỗ, hiện tượng tê bì có thể kéo dài từ thắt lưng xuống đến các ngón chân khiến người bệnh không đứng lên di chuyển được, cảm giác như thể hai chi co cứng lại, có nhiều mũi kim châm chích, ngứa ngáy, nóng ran ở vùng bị tê nhưng đôi chân hầu như không có cảm giác với các tác động ngoại lực.

Đứng lâu, ngồi lâu bị tê chân không thể đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?
Ngồi lâu bị tê chân

Nếu vấn đề này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác thì đó là lời cảnh báo cho các nguy cơ bệnh lý khác nhau, bao gồm:

  1. Bệnh về tuần hoàn máu như: động mạch ngoại biên, bệnh Buerger,…
  2. Bệnh lý xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp,…
  3. Bệnh lý thần kinh như: đa xơ cứng, đau cơ xơ hóa, thần kinh ngoại biên, hội chứng ống cổ chân, thần kinh tiểu đường,…

Chúng ta sẽ phân tích một số bệnh lý tiêu biểu nhất dẫn đến tình trạng ngồi lâu bị tê chân như sau:

Bị tê bì chân do động mạch ngoại biên

Đây là bệnh lý khiến các động mạch máu ở các chi và dạ dày bị hẹp lại, làm giảm đi quá trình lưu thông máu tại các bộ phận trên cơ thể. Khi đó, hai chân thường bị tê yếu, chuột rút khi đi lại hoặc leo trèo cao.

Ngồi lâu tê chân do thoát vị đĩa đệm

Khi các nhân nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài, “đủ sức” chèn ép lên rễ thần kinh và tủy ở vùng cột sống bị tổn thương sẽ gây triệu chứng buồn nhột, tê mỏi kéo dài ở tứ chi. Trong đó, cảm giác tê ở chân kèm theo sự nhức nhối ở vùng cổ gáy, thắt lưng khiến cho người bệnh không thể đi đứng linh hoạt được.

Ngồi lâu bị tê chân do đau thần kinh tọa

Đây là bệnh lý xảy ra ở dây thần kinh hông to đi dọc theo thắt lưng đến các ngón chân do chấn thương, thoái hóa đốt sống, gai đốt sống lưng,… gây ra. Người bệnh chịu các cơn đau nhức, tê mỏi lan “lần lượt” từ hông xuống mông, bắp đùi, cẳng chân, cổ chân, bàn chân và thậm chí là các ngón chân.

Ngồi lâu đứng dậy bị tê chân do đau cơ xơ hóa

Dạng bệnh lý này khi trở thành mãn tính sẽ làm toàn thân nhức nhối, tứ chi tê bì, ngứa ngáy. Trong đó, cánh tay và bàn chân bị đau nhức, cứng cơ bất thường vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy mà không rõ lý do.

Các tư thế ngồi khiến chân hay bị tê

Đứng lâu, ngồi lâu bị tê chân không thể đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?
Các tư thế ngồi lâu khiến chân bị tê là gì

Ngồi xổm bị tê chân

Ngồi xổm (hay còn gọi là ngồi chồm hổm) là thói quen không tốt của nhiều người, dễ làm tê cứng chân khi đứng lên, ngồi xuống.

Hiện tượng bị tê chân khi ngồi xổm được lý giải do dây thần kinh tọa gánh chịu trọng lực của thân trên nhiều nhất, đè ép lên vùng mông đùi và hai chân khiến cho quá trình tuần hoàn máu huyết ở các bộ phận bị “gián đoạn”, từ đó dẫn đến chứng tê mỏi từ thắt lưng trở xuống.

Thực tế cho thấy, người lao động phổ thông làm các công việc sơ chế biến, người buôn bán ngồi dưới đất thường xuyên, công nhân sửa chữa máy móc thiết bị,…là các đối tượng có tư thế ngồi xổm nhiều nhất. Khi tình trạng này kéo dài dễ gây ra các bệnh “nghề nghiệp” về xương khớp và thần kinh.

Ngồi xuống đứng lên bị tê chân

Vấn đề ngồi nhiều giờ liền, ngồi trong cùng một tư thế và ít vận động thường bắt gặp ở dân văn phòng khi làm việc với máy vi tính, tài xế lái xe, giáo viên ngồi chấm bài, công nhân may mặc, phụ nữ đang mang thai,… khiến việc chuyển đổi tư thế ngồi xuống, đứng lên thường bị tê ở chân.

Các triệu chứng đi kèm với ngồi xuống đứng lên bị tê chân có mức độ nghiêm trọng hơn như:

  • Nóng rát, ngứa râm ran vùng bị tê.
  • Co quặn thắt các cơ bắp.
  • Đau mỏi dọc thân người, nhất là lưng – hông – mông – bắp đùi.
  • Nổi ban đỏ.
  • Rối loạn tiêu hóa và tiểu tiện.
  • Chóng mặt, khó thở, nhức đầu, co giật đi kèm với ngồi lâu bị tê chân.
  • Nói chuyện lắp bắp, thị lực giảm.
  • Sa sút trí nhớ, mất nhận thức tạm thời.
  • Thậm chí bị tê ở chân kéo dài dẫn đến tê liệt; mất kiểm soát cử động; thiếu sức lực; không cảm nhận được yếu tố nhiệt độ lạnh, nóng hoặc các tác động ngoại lực lên đôi chân.

Ngoài ra, các tư thế ngồi vắt chéo chân, ngủ ngồi, ngồi quỳ gối, ngồi xếp bằng gối,…trong thời gian dài cũng gây tổn thương dây thần kinh, dễ tê cứng một hoặc hai chân mà không thể đứng lên, ngồi xuống lại được. 

Lưu ý khi đứng lâu bị tê chân

Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi giúp cải thiện tình trạng tê ở chân

  • Hạn chế đứng lâu trong một tư thế, cứ sau khoảng 2 tiếng làm việc thì nghỉ giữa giờ từ 15 – 20 phút bằng cách ngồi xuống thư giãn, dạo bộ, vận động co duỗi chân tay để máu huyết lưu thông, các dây thần kinh cũng được giải tỏa căng thẳng.
  • Thiếu ngủ sẽ làm cho tình trạng tê ở chân nặng nề hơn. Do đó, ngủ đủ giấc và đúng giờ để các cơ quan được thả lỏng và cân bằng lại.

Lựa chọn trang phục phù hợp giúp hạn chế đứng lâu bị tê chân

  • Với người đứng lâu cần mặc trang phục thoải mái, vừa vặn hoặc rộng hơn cơ thể; nới lỏng các “phụ kiện” như dây nịt, quần lót, vớ,… để việc lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Hạn chế giày cao gót, giày kích cỡ nhỏ gây “bí bách” bàn chân. Tốt nhất là chọn các đôi giày mềm mại, có độ đàn hồi để bảo vệ đôi chân khi đứng lâu.

Người đứng lâu bị tê chân nên tăng cường luyện tập thể dục

  • Rèn luyện thân thể và sự dẻo dai của đôi chân bằng các môn thể dục vừa sức như đi bộ, bơi lội, đạp xe, thiền, yoga, aerobic, pilates,…giúp thúc đẩy máu huyết đi đến các cơ quan, căng giãn cơ bắp, giảm tê bì chi dưới.
  • Sử dụng các bài tập chuyên dụng cho cơ chân như xoay khớp cổ tay – cổ chân phối hợp, chạy tại chỗ,…

“Đánh bay” đứng lâu tê chân nhờ dinh dưỡng

  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất gồm có: Vitamin B1 – B6 – B12 – D, canxi, magie, kali, sắt, acid folic có trong thịt tươi, cá biển, rau xanh, trái cây,…
  • Kiêng cữ uống rượu bia, hút thuốc lá; không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh,….

Trị liệu bằng các phương pháp Đông Y và Tây Y

Xem thêm >>Hay bị chuột rút và tê chân tay là bị làm sao, cần phải làm gì?

  • Một số hình thức điều trị cơ học mang tính hữu hiệu và áp dụng được tại nhà như: massage, bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu, chườm nóng chườm lạnh, nắn xương,…
  • Các phương pháp khác bao gồm: ngâm chân, tắm hơi, giác hơi, tắm muối epsom, dán cao giảm đau,….
Đứng lâu, ngồi lâu bị tê chân không thể đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?
Ngâm chân giúp làm giảm tình trạng đứng lâu, ngồi lâu bị tê chân

 Kiểm tra y tế khi triệu chứng kéo dài

Trao đổi các vấn đề gặp phải với bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục bệnh lý sớm, tránh các biến chứng về sau.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích dành cho người gặp tình trạng đứng lâu, ngồi lâu bị tê chân. Hiện tượng tê ở chân lâu ngày làm giảm đi chất lượng vận động và cảnh báo một số bệnh lý không thể bỏ qua. Người bệnh nên chú ý tư thế ngồi làm việc, chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục và áp dụng một số biện pháp trị liệu để có đôi chân thật khỏe mạnh.

các từ khóa liên quan: