Quảng Cáo

Gai cột sống là gì, nên làm gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa

10/07/2020

Gai cột sống là gì, nên làm gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa như thế nào? Loại bệnh lý xương khớp này xảy ra khá phổ biến, gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe con người. Để trả lời được câu hỏi trên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về cơ chế hình thành gai xương qua những thông tin dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Gai cột sống là gì?

Cột sống được cấu tạo từ 32-43 các đốt sống nối từ xương sọ cho đến xương chậu. Vì một số lý do vào đó, các xương đốt sống bị chèn ép gây ra gai cột sống và chịu áp lực bất thường. Các yếu tố này làm cho đốt sống bị tác động dần hình thành một phần xương dư thừa. 

Gai cột sống là gì, nên làm gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa
Hình ảnh gai cột sống ở bệnh nhân

Đoạn xương đốt sống thừa này thường có hình tam giác nhọn, nhìn giống một chiếc gai. Trong y học, thuật ngữ gai cột sống chỉ một loại bệnh được liệt vào danh sách bệnh khó chữa, thời gian điều trị lâu và dễ tái phát.

Gai cột sống có thể hình thành trên nhiều bộ phận khác nhau như thân đốt sống, hai bên đốt sống, dây chằng, đĩa sụn,… Thông thường, vị trí mọc gai đốt sống sẽ ở cổ, thắt lưng và ngang ngực. Nếu để tình trạng bệnh càng lâu, phần gai xương dư thừa sẽ mọc càng to và dài, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

Gai cột sống không mang lại bất kì ích lợi nào cho người bị mắc phải. Ngược lại, hậu quả của chúng gây chèn ép dây thần kinh, dây chằng, tủy, đĩa đệm, các bó cơ,… Người bệnh vô cùng đau đớn khi di chuyển, vận động, tê tay chân, vai, lưng và có thể gây liệt.

Phần lớn những ca mắc bệnh gai cột sống là ở nam giới. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 30-40, giai đoạn này họ phải lao động chân tay quá nhiều dẫn đến bệnh. Còn lại là độ tuổi từ 50-60, giai đoạn này do sự lão hoá bắt đầu nên khả năng mắc bệnh cao. Theo thống kê cho thấy dù ở độ tuổi nào, rất ít trường hợp được ghi lại là nữ giới.

Bị gai cột sống nên làm gì?

Thông thường, ngoài việc can thiệp điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống. Bởi “họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào” muốn phòng tránh và hỗ trợ gai cột sống người bệnh cần làm một số điều cơ bản sau:

  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống co cồn và các chất khi không cần thiết
  • Người bệnh gai cột sống không thức khuya, căng thẳng stress kéo dài, người bệnh cần ngủ đủ giấc và giấc ngủ cần sâu, không suy nghĩ khi ngủ
  • Khi bị gai cột sống không nên vận động mạnh hoặc thực hiện các hoạt động quá sức. Nên đi bộ, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai cho cột sống.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt tốt khi bổ sung các loại nước ép hoa quả tự nhiên có nhiều vitamin A, C,…
  • Lạc quan, tin tưởng vào phương pháp điều trị mình áp dụng để phát huy hiệu quả tối đa.

Triệu chứng gai cột sống

Bệnh này không có biểu hiện quá rõ ràng nên người bệnh thường nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể cảm nhận được những triệu chứng gai cột sống rõ ràng thông qua cơn đau dai dẳng xung quanh vùng cột sống bị tổn thương.

Gai cột sống là gì, nên làm gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa
Một số triệu chứng bệnh gai cột sống điển hình

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của căn bệnh này:

  • Đau nhức ở vùng cổ, thắt lưng: Ở giai đoạn đầu, người bệnh gai cột sống chỉ cảm thấy hơi mỏi cổ, nhức lưng. Nếu người bệnh không chữa trị, vùng cột sống sẽ có xu hướng đau buốt và dai dẳng hơn. Đặc biệt, cơn đau sẽ tăng mạnh mỗi khi người bệnh di chuyển hoặc vận động và giảm dần khi ngồi nghỉ. 
  • Cơn đau lan rộng: Trường hợp người bệnh bị gai cột sống lưng, cơn đau sẽ lan rộng xuống 2 chân, gây khó khăn trong việc đi lại. Nếu người bệnh bị gai đốt sống cổ, cơn đau sẽ lan xuống hai vai, cánh tay. 
  • Rối loạn thần kinh: Trong giai đoạn phát bệnh gai cột sống, các đốt gai va chạm đến các rễ thần kinh, gây chèn ép, dẫn đến các triệu chứng như rối loạn phản xạ, tăng giảm huyết áp thất thường, suy hô hấp, khó thở, đổ mồ hôi nhiều, mất cân bằng cơ thể,…
  • Triệu chứng bệnh gai cột sống gây tứ chi tê bì: Khi các gai chèn ép lên dây thần kinh, các cơ tay, chân sẽ trở nên đau buốt, tê bì, thậm chí là mất cảm giác, không hoạt động bình thường được.
  • Rối loạn tiểu tiện: Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ mất kiểm soát việc đại tiện, tiểu tiện.
  • Triệu chứng sụt cân: Trong thời gian bị gai cột sống, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, dẫn đến sụt cân nghiêm trọng.

Nguyên nhân gai cột sống

  • Cơ thế tự bảo vệ của hệ xương khớp: Lúc cột sống bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm, cấu trúc cột sống không còn vững chắc. Để thích ứng trước tình trạng này, cơ thể người bệnh gai cột sống tự động mọc ra những gai xương xung quanh nhằm bảo vệ cột sống đó. 
  • Do bao xơ đĩa đệm: Khi các đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống bị thoái hóa, bao xơ sẽ bị vỡ, xẹp xuống, gây va chạm giữa các đốt sống và hình thành gai cột sống. Sự ma sát lâu ngày sẽ gây nên tình trạng viêm, hoặc hình thành gai xương.
  • Nguyên nhân gai cột sống do tồn đọng canxi: Khi các dây chằng bị giãn, khiến các khớp xương bị lung lay. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ tự thích ứng bằng cách làm dày dây chằng để trụ vững cột sống.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Nhiều người thường xuyên bưng vác vật nặng, đi đứng, ngủ sai tư thế, khiến các khớp xương bị chèn ép, gây gai cột sống. Ngoài ra, những người uống bia rượu, hút thuốc lá,… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Viêm cột sống: Căn bệnh gai cột sống này kích thích cơ thể tái tạo xương, khiến lớp xương thừa bị nhô ra, hình thành và phát triển các gai xương.
  • Nguyên nhân gây ra gai cột sống do chấn thương, tai nạn: Nhiều va chạm, chấn thương trong cuộc sống gây ra bệnh.
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng lớn, con người càng có khả năng cao mắc bệnh gai cột sống. Cơ thể lão hóa sẽ kéo theo sự thoái hóa cột sống, khiến hình thái cột sống bị thay đổi, dẫn đến hình thành các gai xương.

Cách chữa gai cột sống

Tuỳ vào mức độ bệnh, bạn có thể chọn nhiều phương pháp khác nhau để điều trị. Dưới đây là một số cách chữa phổ biến nhất:

  • Cách chữa bệnh gai cột sống bằng thuốc

Hiện nay, có cả dòng thuốc Tây y và Đông y dùng để đặc trị căn bệnh này. Thuốc Tây có tác dụng giảm đau, giảm nhanh các triệu chứng. Người bệnh gai cột sống sẽ được chỉ định dùng nhiều nhóm thuốc kết hợp để điều trị các vấn đề bên trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc sẽ có một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, dị ứng thuốc,….

Gai cột sống là gì, nên làm gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa gai cột sống

Dòng thuốc Đông y có tác dụng từ từ, đi sâu vào căn nguyên bệnh, điều trị tận gốc. Ngoài ra thuốc còn giúp người bệnh thải độc, bồi bổ sức khỏe. Ưu điểm của loại thuốc chữa gai cột sống này là không có tác dụng phụ, độ an toàn cao, mọi đối tượng đều có thể sử dụng.

  • Điều trị gai cột sống bằng vật lý trị liệu

Liệu pháp này sẽ cần đến sự tác động vật lý, dùng cách trực tiếp hoặc gián tiến điều trị lên vùng xương mọc gai. Đặc điểm của phương pháp này là tác dụng lực lên vùng bị đau và các bộ phận liên quan. Điều này giúp ngăn gai cột sống phát triển và làm mòn chúng. Có thể kể đến một số phương pháp như massage, bấm huyệt, châm cứu, đắp thuốc ngoài da,….

Để giúp phương pháp chữa bệnh gai cột sống này được hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc Đông y. Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ do thầy thuốc kê đơn phù hợp, căn cứ dựa vào tiến trình của bài tập vật lý trị liệu.

  • Cách chữa gai cột sống bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được đưa ra để điều trị bệnh gai cột sống. Cách chữa này thường được áp dụng với trường hợp bệnh quá nặng và chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. 

Bằng cách này, gai cột sống sẽ được cắt bỏ, giải tỏa cho dây thần kinh. Tình trạng tê liệt, run tay chân, mất cảm giác biến mất. Sau 2-4 tuần nằm viện theo dõi, người bệnh sẽ mau chóng vận động được như bình thường. Nhược điểm của cách này là rủi ro cao, dễ tái phát bệnh, vì vậy người bệnh cần được bồi bổ và kiêng cữ đúng cách.

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, bệnh sẽ hình thành từ một đốt sống bất kì. Nếu càng để lâu, gai sẽ càng phát triển to hơn gây chèn ép các bộ phận lân cận. Dựa vào sự phát triển của đoạn gai cột sống, bệnh sẽ được chia thành cấp độ nhẹ hoặc nặng, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tăng theo từng thời kỳ. 

Dưới đây là một số biến chứng có thể mắc phải khi bị gai cột sống:

  • Chèn ép dây thần kinh: Trường hợp này rất hay gặp phải ở người bị gai cột sống. Rễ thần kinh bị đè nén quá lâu làm các lệnh từ não bộ xuống các cơ quan bị cản trở. Người bệnh sẽ bị mất cảm giác, giảm khả năng vận động,…
  • Ảnh hưởng đến bó cơ: Gai cột sống có thể khiến các bó cơ ở vùng vai, tay, chân bị mất cảm giác, tê cứng. Lâu ngày các bó cơ sẽ bị teo và rất khó hồi phục trở lại.
  • Tê liệt bộ phận hoặc liệt toàn thân: Nếu vị trí mọc gai là ở cổ, người bệnh sẽ bị tê 2 cánh tay, run đầu ngón tay. Nếu vị trí gai cột sống ở thắt lưng, bạn sẽ bị chèn ép lên dây thần kinh tọa. Tất cả các bộ phận như mông, đùi, bắp chân, các ngón chân dần mất cảm giác. Cấp độ nặng nhất sẽ gây liệt 2 tay, 2 chân hoặc toàn thân.
  • Ảnh hưởng đến não: Nếu gai cột sống quá to, chèn lên tuỷ, dây thần kinh sẽ ảnh hưởng đến não. Điều này làm màng não bị nhiễm trùng hoặc viêm.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp các câu hỏi “Gai cột sống là gì, nguy hiểm không? triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa như thế nào?”. Để chữa bệnh hiệu quả, người bệnh nên đi khám và tuân thủ liệu trình bác sĩ đã cho.

các từ khóa liên quan: - Tìm kiếm có liên quan - Triệu chứng gai cột sống lưng - Triệu chứng gai cột sống cổ - Gai cột sống không nên ăn gì - Bị gai cột sống nên làm gì - Bài thuốc trị gai cột sống dứt điểm không tái phát đơn giản - Gai cột sống lưng uống thuốc gì - Hình ảnh gai cột sống thắt lưng - Biến chứng gai cột sống. Nguồn : bacsydakhoa.com