Quảng Cáo

Hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh bôi thuốc gì và cách chữa cho bé

10/07/2020

Hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh không hề hiếm gặp và nếu không được chữa trị đúng cách thì sẽ gây nhiễm trùng nặng, để lại sẹo cho bé. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu và nắm rõ các thông tin liên quan đến bệnh này để chăm sóc cũng như điều trị cho bé an toàn nhất. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tìm hiểu hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh là một bệnh lý da liễu có khả năng lây nhiễm và nguy cơ tái phát cao. Bệnh thường xảy ra phổ biến trên đối tượng trẻ em trên 2 tuổi và trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, khi mắc bệnh này thì thường khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, dễ quấy khóc, ăn uống kém và chậm lớn.

Hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh bôi thuốc gì và cách chữa cho bé
Hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh khiến bé quấy nhiễu, khó chịu

Theo các chuyên gia da liễu nhận định, sự tấn công của vi nấm gây hại trên da chính là nguyên do sinh bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vi nấm sinh ra do một số yếu tố tạo điều kiện sau:

  • Do điều kiện vệ sinh kém: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện nên nếu không được quan tâm về vấn đề vệ sinh thì rất dễ nhiễm các loại vi nấm, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, trẻ em cũng không biết tự chăm sóc, bảo vệ mình và chúng rất hiếu động, nếu người lớn không chú ý tắm rửa, lau khô da, thay quần áo sạch sẽ cho bé thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh tấn công. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hắc lào vùng kín nam, mông hay các vị trí nhạy cảm trên cơ thể do lười vệ sinh hàng ngày.
  • Do điều kiện thời tiết: Thời tiết nồm ẩm, nóng nực chính là yếu tố khiến da bé dễ đổ mồ hôi, tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm sinh sôi, gây hại.
  • Thú nuôi: Thú nuôi trong gia đình có thể là một nguồn bệnh “di động” dễ lây nhiễm những chủng bệnh da liễu cho trẻ.
  • Yếu tố di truyền: Theo một số nhà khoa học, bệnh hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh có thể khởi phát theo di truyền nếu bố mẹ từng mắc bệnh này.
  • Bị lây nhiễm: Nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh da li mà khi ôm ấp, bế bồng, chăm sóc bé không có những biện pháp phòng lây nhiễm thì rất dễ khiến bé bị mắc bệnh này. Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt là điều kiện rất thuận lợi cho việc lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác.

Nhận biết hắc lào ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Một số biểu hiện của bệnh mà bố mẹ có thể nhận biết sớm bao gồm:

  • Trên da bé có sự xuất hiện của các vết ban có hình tròn, màu đỏ, có viền và đóng vảy. Vết ban đỏ thường có kích thước khoảng 0,5 – 1 inch. Trên vết ban đỏ có thể xuất hiện một vài mụn nước nhỏ li ti.
  • Các vết ban khiến trẻ cảm thấy rất ngứa, khó chịu và muốn gãi, chà xát da. Trẻ khó chịu nên rất hay quấy khóc đặc biệt là vào ban đêm vì không ngủ được. Nếu trẻ gãi quá nhiều có thể bị kèm theo nhiễm trùng da.
  • Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường bị khởi phát bệnh ở trên mặt tại má, quanh mép, cằm, trán, mũi hoặc gần tai.

Để chẩn đoán chính xác bệnh hắc lào ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì ngoài căn cứ vào các dấu hiệu kể trên, các bác sĩ sẽ cần hỏi thăm về tiền sử triệu chứng xuất hiện khi nào, gia đình có người từng mắc bệnh không và lấy mẫu da sinh thiết để tìm ra chủng vi nấm gây bệnh trên da bé.

Cách chữa hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, chủng vi nấm gây bệnh và trẻ trong độ tuổi nào mà các bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau.

Hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh bôi thuốc gì và cách chữa cho bé
Bôi thuốc là phương thức chữa hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh hữu hiệu

Hầu hết các trường hợp trẻ em, trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da nhiễm khuẩn nấm không quá nghiêm trọng và ảnh hưởng không quá nhiều đến sức khỏe của bé nên bố mẹ cũng cần lạc quan. Một số biện pháp điều trị thường được áp dụng cho bé bao gồm:

Cách chữa hắc lào ở trẻ em

Trẻ em bị viêm nhiễm vi khuẩn nấm thường được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc uống có tác dụng chống nấm, sử dụng nếu các thuốc bôi không đáp ứng điều trị hoặc dùng khi có nhiễm trùng rộng: Terbinafine, Itraconazole hoặc Fluconazole.
  • Thuốc điều trị hắc lào ở trẻ em tại chỗ dạng bôi: Miconazole, Tolnaftate hoặc Clotrimazole.
  • Một số loại xà phòng có tác dụng chống nấm có thể được chỉ định hoặc dùng kem dưỡng da chuyên dụng để hạn chế việc vi khuẩn nấm gây lây lan thêm trên vùng da khác.

Phương pháp cải thiện bệnh ở trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh. Vì vậy, khi điều trị căn bệnh này, các bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng một số loại kem có thành phần dịu nhẹ và an toàn nhất cho da bé. Các thuốc này có khả năng chống nấm, ức chế các loại nấm gây bệnh qua đường thoa ngoài da.

  • Một số loại thuốc thường được sử dụng là: Miconozale, Clotrimazole, Lotrimin, Tolnaflate, Lamisil…
  • Nếu các thuốc trên không đáp ứng điều trị thì có thể chỉ định dùng Terbinafine để thay thế.

Thông thường, các loại kem chữa hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh trên sẽ được thoa trên vùng da bị bệnh và vùng da xung quanh (ngày 2-3 lần) để tránh các vết ban lây lan rộng ra. Nếu bệnh xảy ra ở khu vực da đầu thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho bé dùng một loại thuốc dạng dầu gội có công dụng chống nấm.

Trường hợp sau khi đã áp dụng điều trị như chỉ dẫn mà sau 1 tuần bệnh không thuyên giảm hoặc các vùng da bệnh có dấu hiệu lây lan rộng hơn thì cần thông báo lại cho bác sĩ ngay.

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng, lan rộng toàn thân thì bác sĩ có thể chỉ định cho bé uống thêm một số loại kháng sinh chống nấm trong 4-6 tuần.

Lưu ý an toàn: Mọi loại thuốc dùng để điều trị bệnh cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đều chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Bố mẹ trong quá trình điều trị cho con thì cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, tần suất bôi thuốc, liều lượng khi sử dụng… để có hiệu quả điều trị tốt nhất và không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin về bệnh hắc lào ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho việc chăm sóc bé!

các từ khóa liên quan: